1.6. Các biện pháp khai thác và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại phối hợp thí nghiệm một cách có hiệu quả trong dạy học vật lý ở trường phổ thông
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm và khảo sát định lượng
- Chọn GV dạy cho lớp TN và lớp ĐC là cùng một người đã được trường phân công từ đầu năm học nhưng theo hai giáo án khác nhau.
- Trao đổi với các GV về yêu cầu, nội dung và mục đích của TNSP, thống nhất với GV về tiến trình dạy lớp TN và lớp ĐC theo hai giáo án khác nhau.
- Số HS được khảo sát làm TNSP là HS 6 lớp của ba trường: trường THPT Trần Cao vân 2 lớp ( 11/1 và 11/2); trường THPT Lê Quý Đôn 2 lớp ( 11C5 và 11C6); Trường THPT Phan Bội Châu ( 11/3 và 11/7).
- Số HS khảo sát TNg được chia thành 2 nhóm: Nhóm TNg gồm 152 HS;
Nhóm ĐC gồm 149 HS. Các lớp được chọn có điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Cụ thể là:
Trường
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
THPT Trần Cao Vân 11/1 52 11/2 50
THPT Lê Quý Đôn 11C5 49 11C6 51
THPT Phan Bội Châu 11/3 51 11/7 48
Tổng cộng 152 149
Phương pháp thực nghiệm được chọn để khảo sát là phương pháp lớp bình thường. Quá trình TNSP được được tiến hành trên 4 bài. Sau đó tiến hành hai bài kiểm tra 15 phút và một bài kiểm tra 45 phút trên cả nhóm TNg và ĐC. Kết quả
khảo sát định lượng của TNSP được rút ra từ việc phân tích, tổng hợp, so sánh kết quả kiểm tra của hai nhóm.
3.3.2. Quan sát giờ học
Tất cả các tiết học đều được quan sát, theo dõi, ghi chép lại các mặt sau:
- Quan hệ giữa thầy và trò, sự phối hợp hoạt động giữa thầy với trò trong quá trình dạy học;
- Tính tích cực của HS thông qua các biểu hiện bên ngoài;
- Khả năng lĩnh hội kiến thức của HS thông qua mức độ hoàn thành các thao tác thực hành sau mỗi bài học
3.4. Đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Đánh giá định tính
Qua quá trình TNSP, chúng tôi rút ra những đánh giá định tính như sau:
Với các lớp TNg, tiến trình dạy học phù hợp với thực tế dạy học. GV tổ chức, hướng dẫn HS tham gia vào các hoạt động, thao tác lắp ráp, tiến hành TN, xây dựng phương án TN một cách tích cực, do đó, đã tạo được nhu cầu về mặt nhận thức trong học tập cho HS. Không khí lớp học sôi nổi, HS học tập có hứng thú. Đa số HS tích cực, mạnh dạn tham gia ý kiến, nêu dự đoán,tính toán xử lí số liệu, rút ra nhận xét…Phối hợp hoạt động giữa GV và HS nhịp nhàng, nhịp độ học tập được điều chỉnh thích hợp. Việc sử dụng phối hợp các TN thật với TN mô phỏng và TN được trực quan hóa với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại tương đối hợp lí. Đa số HS thành thạo các thao tác thực hành, thể hiện HS một lần nữa lĩnh hội được nội dung bài học sâu sắc hơn. Điều đó, cho thấy tiến trình dạy học đã phát huy tốt vai trò của việc phối hợp sử dụng các PTDH hiện đại vào tiết học có TN trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.
Với các lớp ĐC, không khí dạy học diễn ra bình thường. Đa số nội dung kiến thức hình thành bằng con đường thông báo nên HS khó khăn khi lĩnh hội như khái niệm tương tác từ, lực Lo-ren-xơ…Một số TN biểu diễn của GV, HS khó quan sát như TN từ phổ, sự định hướng kim nam châm thử…Các nội dung kiến thức được giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nên hoạt động nhận thức của HS chủ yếu là tái hiện. Nhịp độ học tập không có sự phân hóa trong tiết học, không phát huy hết được năng lực sáng tạo, tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của HS.
3.4.2. Đánh giá định lượng 3.4.2.1. Các bảng phân phối
Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra
Nhóm Số
HS
Số bài KT
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 149 447 4 23 42 64 115 93 62 29 10 5
TNg 152 456 0 6 16 29 85 116 101 60 26 17
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm Đối chứng và Thực nghiệm Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất
Nhóm Số HS
Số bài KT
Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 149 447 0.9 5.2 9.4 14.3 25.7 20.8 13.9 6.5 2.2 1.1 TNg 152 456 0.0 1.3 3.5 6.4 18.6 25.4 22.2 13.2 5.7 3.7
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Nhóm
Tổng số bài KT
Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 447 0.9 6.1 15.5 29.8 55.5 76.3 90.2 96.7 98.9 100 TNg 456 0 1.3 4.8 11.2 29.8 55.2 77.4 90.6 96.3 100
Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích
Bảng 3.4. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm
Tổng số bài kiểm tra
Số % HS Kém (0-2)
Yếu (3-4)
TB (5-6)
Khá (7-8)
Giỏi (9-10)
ĐC 447 6.1 23.7 46.5 20.4 3.3
TNg 456 1.3 9.9 44.0 35.4 9.4
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm 3.4.2.2. Các tham số sử dụng để thống kê
Điểm trung bình cộng của nhóm lớp Đối chứng và Thực nghiệm:
- Giá trị điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:
n X X= ∑ni i
Qua thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nhóm Đối chứng:
1
4.1 23.2 42.3 64.4 115.5 93.6 62.7 29.8 10.9 5.10 447 5,30
X = + + + + + + + + + = .
Nhóm Thực nghiệm:
2
1.0 2.6 3.16 4.29 5.85 6.116 7.101 8.60 9.26 10.17 456 6,33
X = + + + + + + + + + =
- Phương sai:
1 n
) X (X S n
2 i 2 i
−
= ∑ −
Nhóm Đối Chứng:
2 1
1348,63 446 3,02
S = =
Nhóm Thực nghiệm:
2 2
1237,3384
2, 72
S = 455 =
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo công thức
1 n
) X (X S n
2 i i
−
= ∑ − , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán.
Nhóm Đối Chứng:
2
1 1, 74
S = S =
Nhóm Thực nghiệm:
2
2 2 1, 65
S = S =
- Hệ số biến thiên: 100(%) X
V = S để so sánh mức độ phân tán của các số liệu.
Nhóm đối chứng:
1 1
1
.100% 1,74.100% 32,83 5,3
V S
= X = =
Nhóm Thực Nghiệm
2 2
2
1, 65
.100% .100% 26,07 6,33
V S
= X = =
- Sai số tiêu chuẩn:
n m= S
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số
Nhóm Tổng số HS X S2 S V% X=X ±m
ĐC 149 5.30 3.04 1.74 32.83 5.30 ± 0,01
TNg 152 6.33 2.72 1.65 26.07 6.33 ± 0,01
Từ các tham số thống kê thu được, chúng tôi rút ra kết luận: điểm trung bình cộng của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC và các giá trị đó có độ phân tán thấp, do đó độ tin cậy cao [19]. Tuy nhiên để khẳng định tính đúng đắn của kết luận trên, cần phải tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê.