Chương V: CHỌN MÁY BƠM, ĐỘNG CƠ VÀ MÁY BIẾN ÁP
Chương 7: THIẾT KẾ NHÀ MÁY BƠM
7.2. Thiết kế các bộ phận của công trình nhà máy
Số ống hút của nhà máy bơm chọn bằng số máy bơm (6 máy). Đối với nhà máy bơm kiểu móng tách rời thì ống hút được làm bằng thép.
Chọn ống hút hình cong có bình diện hẹp, với cấu tạo và kích thước như hình vẽ:
Đường kính ống hút: Dôh = 1.09.DN1
Với DN1 là Đường kính trong đầu nối ống hút, DN1 = 0,4m.
Dôh = 1.09.DN1=1,09.0,4 = 0,436(m).Chọn Dôh=0,5m.
Phần miệng vào cửa ống hút làm mở rộng với đường kính vào Dv=(1.25÷1.3)D=(0.625÷0,65) chọn Dv=0,64 m
Hình 7.2 Sơ đồ ống hút
Máy bơm làm việc với dộ cao hút nước hs dương. Ông hút chọn vật liệu thép, đặt lộ thiên. Ống hút có hướng luôn dốc về phía máy bơm để tránh hiện tượng tụ khí trong ống.
Miệng ống hút được đặt ngập dưới mực nước thấp nhất của bể hút là:
h1(0,6÷0,8)Dv =(0,6÷0,8).0,64=(0,384÷0,512)m Chọn h1= 0,5 m
Miệng ống hút đặt cách đáy bể hút một khoảng h2=Dv/3.
Nhưng để dòng chảy đi vào kín được miệng loa hút và tránh cho dòng chảy đi vào miệng loa quá ngoặt, hơn nữa về lâu dài bùn cát lắng đọng. Nên ta tăng khoảng cách h2 lên
h2=0.64/3=0.213m chọn h2= 0.5m 7.2.2. Cấu tạo tầng bơm, tầng động cơ.
Ở nhà máy bơm kiểu móng tách rời, động cơ và máy bơm cùng đặt chung một tầng nổi lên trên mặt đất nên tầng bơm cũng là tầng động cơ. Đây là nơi đặt máy bơm, động cơ và các thiết bị khác. Do đó yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, đảm bảo đi lại thuận tiện, an toàn.
Hình 7.3 Cấu tạo tầng bơm tầng động cơ 7.2.2.1. Sàn động cơ.
Sàn động cơ cao hơn mặt đất tự nhiên để thoáng gió và chống ẩm. Sàn được làm bằng bê tông cốt thép mác 200, dày (12 ÷15)cm. Chọn bề dày sàn bằng 15cm. Mặt sàn được lát bằng gạch men.
Hình 7.4 Sàn động cơ 7.2.2.2. Dầm đỡ động cơ
Dầm đúc liền với sàn, chịu các lực tác dụng là:
- Trọng lượng động cơ
- Lực động cơ có chu kỳ khi động cơ làm việc - Trọng lượng bản thân dầm
Cách bố trí dầm phụ thuộc vào tầng bơm có tường ngăn hay không. Khi tầng bơm có tường ngăn thì dầm chính gối đầu lên tường ngăn. Khi tầng bơm không có tường ngăn thì dầm chính gối đầu lên tường thượng lưu và hạ lưu của tầng bơm.
Dầm phụ gối liền 2 dầm chính, có kích thước nhỏ hơn 1 ít, hoặc bằng dầm chính.
Khoảng cách giữa 2 dầm phụ thuộc vào đường kính của động cơ để đặt trực tiếp động cơ lên dầm.
7.2.2.3. Cầu thang
Để lên xuống tầng phải làm cầu thang. Cầu thang nên bố trí phía gian sửa chữa men theo tường thượng lưu hoặc tường đầu mối. Độ dốc cầu thang chọn m = 0.5;
chiều rộng cầu thang chọn b = 0.75 m; chiều cao, chiều rộng mỗi bậc lên xuống chọn 0.1x0.21m có lan
can bảo vệ.
Hình 7.5 Cầu thang 7.2.2.4. Cột nhà máy.
Cột là bộ phận của nhà máy được xây dựng để đỡ dầm cầu trục, cầu trục, vật di chuyển và nóc nhà. Cột được làm bằng bê tông cốt thép, thường có tiết diện chữ nhật với kích thước như sau
- Phần trên vai đỡ dầm cầu trục :
b.h = 0,4x0,4m
- Phần dưới vai : b.h = 0,4x0,6m
- Kích thước của vai cột phải đủ
để dầm cầu trục được thể hiện như
sau
Hình 7.6 Cấu tạo cột nhà máy 7.2.2.5. Tường và cửa
Trong nhà máy, tường là bộ phận để bao che nhà máy, ngoài ra tường còn được xây để ngăn chia nhà máy thành từng phòng nhỏ. Tường được xây bằng gạch dày 20cm. Trên tường có bố trí cửa sổ để thông gió cho động cơ.
Hình 7.7 Cấu tạo tường nhà máy
Cửa chính được bố trí ở phía gian sửa chữa, có kích thước đủ rộng để có thể mang vật lớn nhất vào nhà máy dễ dàng. Kích thước cửa:
- Chiều rộng cửa chọn bc = 4 m - Chiều cao cửa chọn hc = 3,2 m
- Cửa sổ có kích thước: bxh=1.8(m) x 1,5(m) 7.2.2.6. Nóc nhà
Nóc nhà phải đảm bảo không dột, cách nhiệt và nước mưa thoát nhanh. Thứ tự từ trên xuống: gạch là men, giấy tẩm nhựa đường, bê tông bọt hoặc xỉ than để tạo dốc 20cm, vữa xi măng 5cm, pa nen hộp hay pa nen chữ [ 25cm, tất cả được đỡ bằng các xà ngang và xà dọc. Xà ngang nối liền 2 cột đối diện làm thành khung cứng. Mặt cắt ngang của xà ngang có dạng chữ T hay chữ nhật. Để thoát nước mưa nhanh chóng, ở giữa xà ngang cao và xoải dần về 2 phía. Chiều cao giữa nhịp của xà ngang thường lấy bằng (1/1 ~ 1/15) chiều dài xà ngang.
Hình 7.8. Nóc nhà 7.2.2.7. Cách bố trí gian điện và gian sửa chữa
Gian điện được bố trí gần dây điện cao áp. Kích thước gian điện phải đủ để bố trí các tủ điện đúng kỹ thuật, an toàn và dễ vận hành.
Gian sửa chữa phải bố trí gần đường giao thông để dễ vận chuyển máy móc.