PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa công sở tại UBND huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 36 - 41)

Trong phần mở đầu, và chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các các công trình nghiên cứu, cơ sở lý luận về văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành những nội dung: Thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu.

2.1. Quy trình nghiên cứu.

`

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu.

Nguồn: Tác giả tự thiết kế.

Trong đó:

- Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Hoàn thiện Văn hóa công sở tại cơ quan UBND huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.

Lý thuyết về Văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước.

Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

Tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu.

Đánh giá và đề xuất giải pháp về hoàn thiện Văn hóa công sở tại cơ quan UBND huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.

Xác định câu hỏi nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi.

Tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu.

28

- Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu dùng để đánh giá việc thực hiện quy chế VHCS tại cơ quan UBND huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng một công sở chuyên nghiệp phù hợp với quá trình phát triển của đất nước.

- Bảng hỏi: Thiết kế, xây dựng bảng hỏi dựa trên các cơ sở nghiên cứu về VHCS tại cơ quan HCNN hiện nay.

- Điều tra thu thập dữ liệu: Tiến hành phát phiếu điều tra cho CBCC trong cơ quan và những công dân đến giao dịch tại cơ quan, từ đó thu thập lấy số liệu để nghiên cứu.

- Tiến hành điều tra: Sử dụng khoảng 50 phiếu điều tra đã đƣợc thiết kế sẵn.

 Địa điểm nghiên cứu: Các phòng ban của UBND huyện Lục Nam.

 Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, phiếu điều tra, máy tính, máy ghi âm…

- Phân tích kết quả và xử lý dữ liệu: Xử lý thông qua các bảng excel, word để có đƣợc kết quả.

2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu:

+ Dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập bằng cách liên hệ trực tiếp với CBCC và người dân khi tham gia giao dịch tại các cơ quan công quyền để phỏng vấn, phát bảng hỏi, phiếu trả lời, sau đó lưu giữ lại cẩn thận. Tổng số mẫu quan sát là số mẫu hợp lệ sau khi kiểm tra và loại bỏ số phiếu không hợp lệ.

+ Dữ liệu thứ cấp: tác giả sử dụng các tạp chí, các luận văn và báo cáo trong và ngoài nước về văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; tác giả liên hệ với các bộ phận chức năng nhƣ hành chính tổng hợp, văn thƣ tại cơ quan để tổng hợp dữ liệu báo cáo, công văn liên quan đến việc thực hiện, thay đổi quy chế VHCS tại cơ quan.

Để thực hiện đƣợc mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

29

+ Phương pháp phân tích lý thuyết gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Hình thành thang đo thứ nhất trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tham khảo ý kiến từ phía Ban lãnh đạo, các cán bộ,công chức, viên chức và người dân về vấn đề cần nghiên cứu, qua đó điều chỉnh và xây dựng thang đo mới phù hợp để hình thành thang đo thứ hai và thiết kế bảng hỏi chính thức.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: là nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu chính thức nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua bảng hỏi, phiếu điều tra để xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau từ đó đƣa ra kết quả cụ thể về đề đề tài nghiên cứu.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến VHCS tại cơ quan hành chính Nhà nước. Mức độ hài lòng của người dân khi đến giao dịch tại các cơ quan công quyền.

Đối tƣợng tham gia phỏng vấn: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên địa bàn UBND huyện Lục Nam. Cùng với các đối tƣợng đến giao dịch tại cơ quan như người dân, các doanh nghiệp ….

2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.

Các dữ liệu thu thập và kiểm tra theo ba yêu cầu: Tính đầy đủ, tính chính xác và tính logic sẽ được nêu cụ thể ở chương 3.

Công cụ để xử lý dữ liệu: Máy vi tính, các phần mềm xử lý định lƣợng và định tính theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu đề bài.

Đối với dữ liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn đƣợc cung cấp bởi

30

các nguồn tài liệu có sẵn. Một số công trình khoa học đã đƣợc đăng tải lên các giáo trình, sách chuyên khảo, luận văn.

Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua excel. Căn cứ kết quả tổng hợp rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

2.4. Thiết kế nghiên cứu.

- Khách thể nghiên cứu: Đối với thực trạng hoạt động văn hóa công sở của UBND huyện Lục Nam tập trung nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến văn hóa của cán bộ, công chức nhƣ là : văn hóa giao tiếp ứng xử, văn hóa quản lý, lề lối làm việc... Đối với sự hài lòng của người dân, đối tượng điều tra là nhân dân và doanh nghiệp đến làm việc tại trụ sở cơ quan.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2016.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại cơ quan UBND huyện Lục Nam.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu 100 cán bộ, công chức, viên chức . 50 công dân và 5 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam.

- Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi, phiếu điều tra, máy tính, máy ghi âm….

- Cách thức phát phiếu và thu phiếu : Phát phiếu và thu phiếu trực tiếp tại các cơ quan làm việc trực tiếp với nhân dân nhƣ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bộ phận tiếp công dân và một số phòng ban chuyên môn.

2.5. Xây dựng phiếu điều tra và thiết kế cuộc phỏng vấn trực tiếp.

- Mục đích của cuộc phỏng vấn: nhằm thu thập thông tin về hoạt động VHCS liên quan đến các biến số từ khách hàng là người dân và doanh nghiệp trực tiếp đến giao dịch tại các cơ quan UBND huyện Lục Nam.

- Cách thức tiến hành: Để đảm bảo tính khách quan, tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên đối tƣợng phỏng vấn mà không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập,… của người được phỏng vấn. Tuy nhiên trong trường hợp người được phỏng vấn vì bất kỳ lý do nào đó không thể hợp

31

tác vào quá trình phỏng vấn nhƣ sức khỏe, thông tin, sự yêu thích khi đƣợc hỏi thì tác giả sẽ tiến hành lựa chọn khách hàng khác thay thế để đảm bảo sự chính xác và đầy đủ cho thông tin thu thập được. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả sẽ chủ động giới thiệu đầy đủ tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích của cuộc phỏng vấn để khách hàng thêm tin tưởng và thể hiện mối quan tâm tới vấn đề đƣợc điều tra, sau đó trong quá trình phỏng vấn tác giả sẽ cố gắng khơi gợi một số câu hỏi mở để khách hàng cảm thấy thoải mái và có thể nói lên những nhu cầu của bản thân, cuối mỗi buổi phỏng vấn tác giả thể hiện thái độ biết ơn đối với người được hỏi và lưu trữ cẩn thận hồ sơ đã thu thập được.

Tác giả dự kiến đặt ra một số câu hỏi như sau, trình tự câu hỏi cũng như số lượng câu hỏi sẽ được tác giả áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình phỏng vấn:

- Theo đồng chí, hãy cho biết động lực thúc đẩy phát triển văn hóa công sở tại cơ quan UBND huyện Lục Nam.

- Xin đồng chí cho biết đội ngũ lãnh đạo có vai trò nhƣ thế nào trong việc phát triển VHCS?

- Theo đồng chí, văn hóa ứng xử của CBCC tại công sở đƣợc thể hiện bởi các tiêu chí nào?.

- Theo đồng chí, trong thực thi công vụ của công chức và các cơ quan công quyền trong hệ thống HCNN hiện nay đã biểu hiện đƣợc VHCS hay chƣa?.

- Theo đồng chí, trong tiếp dân và giải quyết công việc của dân, CBCC còn những biểu hiện gì chƣa văn hóa?.

- Đồng chí có ý kiến gì về sự cần thiết, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện VHCS tại cơ quan, địa phương mình?.

32

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa công sở tại UBND huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)