DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý chuẩn lớp 7 (Trang 31 - 38)

I – Mục tiêu:

1) Kiến thức: -Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng ủieọn ủi qua.

- Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.

- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

2) Kĩ năng: Làm thí ngiệm xác định chất dẫn điện , chất cách ủieọn

3) Thái độ (Giáo dục): Giáo dục hs tính an toàn khi sử dụng điện II – Chuẩn bị:

- Bảng phụ vẽ hình 20.2, 20.3 và bảng phân loại vật dẫn điện và cách điện.

- Mỗi nhóm HS:

+ 1 bóng đèn pin.

+ 1 bộ nguồn điện dùng pin.

+ 1 số dây nối có kẹp cá sấu.

+ 1 số vật dụng dẫn điện và cách điện: dây đồng, dây chì, thước nhựa, thanh thủy tinh hữu cơ.

III – Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cu: (5 phút) - Dòng điện là gì?

- Yêu cầu HS lắp mạch điện đơn giản với các dụng cụ cho trước để làm đèn phát sáng.

2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)

GV nêu vấn đề: Ở mạch điện đơn giản của bài học trước, nếu chúng ta kẹp ở giữa là một đoạn dây đồng hay là một đoạn dây cao su thì bóng đèn có sáng hay không? Ta sẽ biết được điều này qua bài học hôm nay.

3. Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện: (24 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 Thông báo thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện.

 Yêu cầu HS quan sát hình 20.1SGK và điền vào chỗ trống.

 Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện thí nghiệm như SGK. Ghi kết quả vào bảng phụ.

 Ghi nhớ thế nào là chất dẫn điện và chấ cách điện.

 Ghi kết quả nhận biết của mình.

C1:

1. Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn; 2 chốt cắm, lõi dây.

2. Các bộ phận cách điện là: trụ thủy tinh, thủy tinh đen; vỏ phích, vỏ dây.

 Làm thí nghiệm theo sơ đồ hình vẽ. Thay các vật khác nhau để tìm xem vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện.

I – Chât dẫn điện và chất cách điện:

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

 Thí nghiệm:

C2:

- Vật liệu dẫn điện: đồng, sắt, nhôm, chì.

- Vật liệu cách điện: nhựa, thủy tinh, sứ, cao su, không khí.

4. Tìm hiểu dòng điện trong kim loại: (10 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

? Cấu tạo bên trong của kim loại?

? Hãy quan sát hình 20.3 và trả lời câu hỏi C5.

 Đọc phần Êlectrôn tự do trong kim loại và trả lời câu hỏi.

 Thảo luận nhóm và trả lời.

II – Dòng điện trong kim loại:

1. Êlectron tự do trong kim loại:

a) Các kim loại là các chất dẫn điện.

Kim loại cũng được cấu tạo từ các nguyên tử.

b) Trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại, gọi là các êlectrôn tự do.

Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố

 Yêu cầu HS đọc mục 2 “Dòng điện trong kim loại” và trả lời C6.

C6:

Êlectron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút.

Chiều như hình.

định.

C5:

Êletrôn tự do là vòng tròn nhỏ có dấu “-”, phần còn lại của nguyên tử là vòng tròn lớn mang dấu “+”. Phần này mang điện dương vì nguyên tử mất bớt êlectrôn.

2. Dòng điện trong kim loại:

Kết luận:

Các êlectron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòn điện chạy qua nó.

6. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (5 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.

 Tổng kết và củng cố:

-  Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- ? Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại?

 Làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.

 Tự đọc các câu hỏi và trả lời.

 Trả lời các câu hỏi.

III – Vận dụng:

C7: B. Một đoạn ruột bút chì.

C8: C. Nhựa.

C9: C. Một đoạn dây nhựa.

Sứ, cao su, gỗ … là những vật cách điện. Nhôm, sắt, đồng … là những vật dẫn điện. Có một số nguyên liệu bình thường thì cách điện, nhưng ở nhiệt độ cao chúng trở nên dẫn điện.

Ta gọi đó là các chất bán dẫn. Chất bán dẫn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện nay. Nhờ đó mà người ta chế tạo các linh kiện trong các máy thu thanh, ti-vi, máy tính, nhạc cụ, đồ chơi điện tử …

Em hãy dùng một viên pin, một bóng đèn để kiểm tra các vật sau đây có dẫn điện hay không?

- Ruột bút chì. - Ruột bút chì màu.

- Một đoạn than lò. - Giấy nhôm (dùng để gói thực phẩm).

Bài 21

SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

I – Mục tiêu:

1) Kiến thức: - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ, hoặc ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.

- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.

2) Kĩ năng: Có kỹ năng vẽ đúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản – mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ

3) Thái độ (Giáo dục): Sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện , an toàn điện.

II – Chuẩn bị:

- Tranh vẽ hình 21.2.

- Mỗi nhóm HS:

+ 1 bóng đèn pin.

+ 1 bộ nguồn điện dùng pin.

+ 1 số dây nối.

+ 1 công tắc.

III – Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cu: (5 phút) - Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện?

- Trong các kim loại, những hạt mang điện nào có thể chuyển động tự do, những hạt nào chỉ chuyển động tại chỗ?

- Hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Các hạt mang điện chạy từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?

2. Tổ chức tình huống học tập: (3 phút)

GV nêu vấn đề: Trong mỗi căn nhà có nhiều dụng cụ điện đặt ở nhiều nơi khác nhau. Vậy, các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện theo đúng yêu cầu cần có?

HS trả lời: Sử dụng Sơ đồ mạch điện (hoặc :Sử dụng bản vẽ các mạch điện) -> Vào bài mới.

GV nêu tiếp: Nhưng nếu trong các sơ đồ mạch điện, các dụng cụ được vẽ theo kích thước thật thì sẽ rất cồng kềnh và phức tạp. Do đó, người ta quy ước đặt cho mỗi dụng cụ là 1 ký hiệu đơn giản để vẽ vào hình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 số ký hiệu đó.

3. Tìm hiểu ký hiệu và sử dụng ký hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện: (17 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 GV trình bày lên bảng các hình ảnh hoặc vật thật, yêu cầu HS đọc SGK và vẽ lại bằng ký hiệu.

 GV cho HS xem lại mạch H19.3, yêu cầu HS tự hoàn thành C1.

 Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày mạch điện vẽ lại của nhóm mình để trả lời C2.

 Yêu cầu HS thực hiện C3: mắc mạch điện của nhóm mình đã vẽ ở C2.

 HS làm việc cá nhân, vẽ các ký hiệu vào tập.

 HS hoạt động cá nhân và vẽ mạch.

 Thảo luận nhóm thực hiện trả lời C2.

 Mắc mạch và kiểm tra mạch theo nhóm.

I – Sơ đồ mạch điện:

1. Ký hiệu của một số bộ phận mạch điện:

- Nguồn điện:

- 2 nguồn mắc nối tiếp:

- Bóng đèn:

- Dây dẫn:

- Công tắc:

+ Đóng:

+ Mở:

2. Sơ đồ mạch điện:

C1:

C2: những mạch có thể có:

4. Tìm hiểu quy ước về chiều dòng điện: (10 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 Thông báo quy ước về chiều của dòng điện trong mạch điện.

 Yêu cầu HS sử dụng quy ước để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện H21.1SGK.

 Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C4.

 Ghi nhớ và phát biểu lại quy ước.

 Hoạt động cá nhân hoàn thành chiều dòng điện trong các mạch điện.

 Chiều chuyển động của êletrôn ngược với chiều dòng điện theo quy ước.

II – Chiều dòng điện:

Quy ước về chiều dòng điện:

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

C4:

Chiều chuyển động của êletrôn ngược với chiều dòng điện theo quy ước.

C5:

b) c)

d) 5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (10 phút)

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm

 Yêu cầu HS quan sát H21.2 SGK.

? Hãy chỉ ra các bộ phận chính của đèn pin: pin, bóng đèn, dây dẫn, công tắc.

 Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời C6.

 Tổng kết và củng cố:

-  Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- ? Căn cứ vào đâu để lắp mạch điện theo yêu cầu? Chiều dòng điện trong mạch được quy ước như thế nào?

 Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.

 Thảo luận nhóm.

 Trả lời các câu hỏi.

III – Vận dụng:

C6:

a) Gồm 2 chiếc pin. Có ký hiệu:

Thông thường, cực dương của nguồn điện này lắp về phía đầu của đèn pin.

b) Mạch điện:

Mạch điện cầu thang

Giả sử em đang đi lên cầu thang. Lúc đầu, em bật công tắc cho đèn sáng. Sau khi đi lên cầu thang, muốn tắt điện, chả lẽ em phải lại đi xuống cầu thang! Hệ thống điện sau đây, giúp khắc phục khó khăn này. Em có thể bật tắt đèn ở đầu hoặc cuối cầu thang. Công tắc này được gọi là công tắc ba chấu hoặc công tắc cầu thang.

Bài 22

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý chuẩn lớp 7 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w