CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SƠN Ô TÔ

Một phần của tài liệu Tài Liệu Sơn Sửa Chữa Ô Tô (Trang 75 - 90)

1. Lỗi sơn bị rổ/Mắt cá

Mô tả khái quát

Bề mặt sơn ướt bị điểm những lỗ nhỏ cục bộ. Cac vết rỗ do silicone tạo ra. Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bề mặt chất nền ở đáy của vết rổ.

Nguyên nhân:

 Tẩy dầu mỡ

 Phun sơn

 Thiết bị (buồng phun) Biện pháp khắc phục:

 Tẩy dầu mỡ chỗ bị rỗ sơn thật kỹ

 Phun 1 lượt sơn mỏng trước, sau đó mới sơn tiếp các lượt tiếp theo.

 Giữa các lớp sơn, hãy chờ thời gian đủ dài.

 Nếu sơn tiếp tục bị rỗ, bổ sung phụ gia chống silicone của Nipon.

2. Lỗi dính bụi sơn

Mô tả khái quát

Các hạt bụi nhỏ rơi vào bề mặt màng sơn ướt và bị kẹt lại khi màng sơn khô.

Nguyên nhân:

 Làm vệ sinh

 Phun sơn

 Thiết bị

Biện pháp khắc phục

Nếu bị bụi nhẹ, có thể mài nhám rồi đánh bóng sau đó. Nếu bụi nằm sâu trong sơn, mài nhám bề mặt và phun sơn lại.

3. Lỗi sần da cam Mô tả khái quát

Lớp sơn mới vừa phun có độ nhẵn kém, bề mặt giống như vỏ của 1 quả cam.

Nguyên nhân:

 Chất đóng rắn, xăng, phụ gia.

 Phun sơn

 Thiết bị Biện pháp khắc phục

Trong hầu hết trường hợp, sử dụng biện pháp đánh bóng là đủ. Trong trường hợp nặng, mài nhám rồi phun sơn lại.

4. Lỗi chảy sơn Mô tả khái quát

Trên bề mặt lớp sơn xuất hiện những đường chảy sơn, độ dày của lớp sơn không đồng đều.

Nguyên nhân

 Tẩy dầu mỡ

 Xăng pha

 Phun sơn

 Thiết bị

Biện pháp khắc phục

Mài nhám chỗ sơn bị chảy đã khô, sau đó đánh bóng. Nếu sơn chảy nhiều, phải mài nhám thật phẳng, sau đó phun lại sơn.

5. Lỗi biến sắc của sơn

Mô tả khái quát

Lớp sơn mới được sơn ngã màu đuch.lỗi này có thể xảy ra cả đối với các loại sơn khô vật lý và loiaj sơn 2 thành phần.

Nguyên nhân

 Xăng pha

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Trường hợp nhẹ, có thể đánh bóng chỗ sơn sửa. Trong trường hợp nặng, mài nhám chỗ bị lỗi và sơn lại một lần nữa.

6. Lỗi loang sơn màu cục bộ

Mô tả khái quát

Chỉ xảy ra với các màu Metalic.

Bề mặt sơn xuất hiện các đốm sáng màu và tối màu trong quá trình phun hay sau khi phun sơn.

Nguyên nhân

 CDR, xăng pha, phụ gia

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Mài nhám bề mặt và phun sơn lại.

7. Lỗi chân kim

Mô tả khái quát

Có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ với đường kính 0,5mm trên bề mặt sơn.

Nguyên nhân

 Bã matit

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Mài nhám lớp sơn đến khi loại bỏ hoàn toàn các lỗ châm kim, sau đó phun sơn lại.

8. Lỗi nổ dung môi

Mô tả khái quát

Có thể quan sát thấy những chấm nhỏ xuất hiện trên bề mặt sơn mới khô.

Nguyên nhân

 Xăng pha

 Phun sơn

 Thiết bị

Biện pháp khắc phục

Mài nhám để loại bỏ các chấm nổ dung môi và phun sơn lại.

9. Lỗi nhăn sơn loại 1

Mô tả khái quát

Trong quá trình phun sơn, lớp nền bị hòa tan 1 phần.

Nguyên nhân

 Lựa chọn loại sơn

 Phun sơn

 CDR, xăng pha, phụ gia

Biện pháp khắc phục

Tẩy bỏ các lớp sơn bị hòa tan, sau đó sơn lại đúng hệ thống

10. Lỗi khác màu

Mô tả khái quát

Màu của khu vực được sơn không trùng khớp với màu trên xe.

Nguyên nhân

 CĐR, xăng pha, phụ gia

 Phun sơn

 Thiết bị

Biện pháp khắc phục

Mài nhám lại khu vực đã được sơn sửa, pha màu và chỉnh màu lại.

11. Lỗi phấn hóa

Mô tả khái quát

Một lớp dạng bột xuất hiện trên bề mặt màng sơn. Khí hậu và thời hạn sử dụng lâu thường tác động đến mức độ của lỗi phấn hóa.

Nguyên nhân

 Xăng pha, chất đóng rắn

 Quy trình

Biện pháp khắc phục

Nếu lỗi nhẹ, có thể đánh bóng. Nếu nặng thì phải sơn lại.

12. Lỗi hấp thụ màu sơn Mô tả khái quát

Lớp sơn phủ vừa được sơn xuất hiện tình trạng mất màu cục bộ. nó hấp thụ bột màu hoặc bụi từ các lớp sơn màu hay sơn lót phía dưới. Chúng ta có thể thấy hiện tượng này khi cho quá nhiều hoạt chất cào Matit Polyester

Nguyên nhân

 Tẩy rửa dầu mỡ

 Quá trình bã matit

Biện pháp khắc phục

Loại bỏ sơn bị loang. Phun sơn lại từ đầu.

13. Lỗi do nước gây ra Mô tả khái quát

Có thể trông thấy rìa của những giọt nước đã bốc hơi trên bề mặt màng sơn.

Nguyên nhân

 Xăng pha

 Phun sơn

 Làm khô

Biện pháp khắc phục

Trong hầu hết trường hợp, đánh bóng có thể loại bỏ được dầu nước.

14. Lỗi sơn bị rạn chân chim

Mô tả khái quát

Các vết rạn rất nhỏ bắt đầu xuất hiện trên một diện rộng của bề mặt sơn. Sau đó nó phát triển thành những vết nứt chạy xuyên qua các lớp sơn.

Nguyên nhân

 Vệ sinh bề mặt

 Xăng pha, chất đóng rắn

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Loại bỏ tất cả các lớp sơn, sau đó sơn lại một lần nữa.

15. Lỗi độ cứng thấp

Mô tả khái quát

Sau một thời gian khá dài, màng sơn hoặc Matit Polyester vẫn chưa cứng hẳn, bạn có thể dễ dàng sử dụng móng tay để tạo ra các vết hằn.

Nguyên nhân

 Tẩy dầu mỡ

 Chất đóng rắn

 Phun sơn

 Quy trình

Biện pháp khắc phục

Loại bỏ những lớp sơn mềm, sau đó sơn lai.

16. Lỗi độ bám dính kém

Mô tả khái quát

Một lớp sơn bong ra khỏi bề mặt trên một phạm vi nhỏ hoặc trên một phạm vi rộng.

Đôi khi điều này ảnh hưởng đến vài lớp sơn.

Nguyên nhân

 Lựa chọn loại sơn

 Vệ sinh bề mặt

 Mài nhám

 Chất đóng rắn, xăng pha

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Tẩy bỏ các lớp sơn bong và phun lại

17. Lỗi rộp sơn

Mô tả khái quát

Trên bề mặt xuất hiện các nốt nhỏ. Các nốt này hoặc trả ra hoặc tập trung lại thành từng nhóm. Lỗi rộp xuất hiện bên dưới lớp sơn phủ.

Nguyên nhân

 Tẩy dầu mỡ mài nhám

 Chất đóng rắn

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Tẩy bỏ các lớp sơn bị phồng rộp và sau đó sơn lại một lần nữa.

18. Lỗi bong sơn do đá dăm

Mô tả khái quát

Một mảnh nhỏ của màng sơn dường như bị tách ra khỏi bề mặt được sơn. Đôi khi lớp Natc bên dưới cũng bị bong.

Nguyên nhân

 Lựa chọn loại sơn

 Vệ sinh bề mặt

 Mài nhám

 Chất dóng rắn

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Vá những khu vực bong sơn trước khi hiện tượng gỉ có nguy cơ phá hủy bề mặt chất nền. Trong trường hợp xấu nhất, phải mài nhám và sơn lại.

19. Lỗi xuất hiện các đường mép

Mô tả khái quát

Chúng ta có thể nhìn thấy hoặc mép các lớp sơn bên dưới hoặc mép lớp mài nhám xung quanh chỗ được sửa từ bề mặt lớp sơ phủ.

Nguyên nhân

 Lựa chọn loại sơn

 Tẩy dầu mỡ

 Mài nhám

 Bã matit

Biện pháp khắc phục

Mài nhám và làm nhẵn khu vực sửa và phun lại một lần nữa.

20. Lỗi độ bóng thấp

Mô tả khái quát

Lớp sơn vừa phun có độ bóng không đạt tiêu chuẩn.

Nguyên nhân

 Tẩy dàu mỡ

 Mài nhám

 Chất dóng rắn, xăng pha

 Phun sơn

 Đánh bóng

Biện pháp khắc phục

Đánh bóng để tăng độ bóng. Nếu không có hiệu quả thì mài nhẹ bằng giấy nhám và sơn lại.

21. Lỗi han gỉ

Mô tả khái quát

Lớp sơn bị phồng lên ở những khu vực nhỏ với những hình thù lạ hoặc như lỗi rộp. Nếu xem xét chúng ta có thể thấy gỉ hoăc hơi nước trên bề mặt.

Nguyên nhân

 Tẩy dầu mỡ chất đóng rắn

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Loại bỏ cả hệ thống, tẩy dầu mỡ lần nữa và phun lại toàn bộ hệ thống.

22. Lỗi xọc nhám

Mô tả khái quát

Có thể nhìn thấy những vết xước nhỏ, trên lớp sơn sau khi sơn khô.

Nguyên nhân

 Mài nhám

Biện pháp khắc phục

Sau khi các lớp sơn đã đủ độ cứng, mài nhám thật nhẵn bằng giấy nhám thích hợp rồi phun lại lớp sơn phủ.

23. Lỗi do bụi sơn gây ra

Mô tả khái quát

Bụi sơn trên bề mặt màng sơn vừa được phun và không còn được hấ thụ nữa, có cảm giác trên bề mặt sơn có cát do những hạt sơn khô bám vào.

Nguyên nhân

 Chất đóng rắn, xăng pha

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng biện pháp đánh bóng là đủ.

24. Lỗi nhăn sơn loại 2

Mô tả khái quát

Trên bề mặt sơn xuất hiện một lớp gọn song đều

Nguyên nhân

 Lựa chọn loại sơn

 Chất đóng rắn, xăng pha

 Phun sơn

Biện phá khắc phục

Mài nhám và phun sơn, nếu bể mặt có những nếp nhăn lớn, loại bỏ lớp sơn đó và phun lại một lớp mới.

25. Lỗi lắng sơn

Mô tả khái quát

Sau môt thời gian bảo quản, một số hạt màu bị chìm xuống đáy thùng sơn do khối lượng hoặc hình dạng của chúng quá to hoặc quá nặng. Khi đó sơn không còn là một thể thống nhất

Nguyên nhân

 Bảo quản

Biện pháp khắc phục

Nếu chưa quá thời hạn bảo quản và chất lựng sơn không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ thì có thể đặt thùng sơn lên máy lắc sơn. Đối với màu sơn có thể khuấy 15 phút là đủ

26. Lỗi tăng độ nhớt của sơn

Mô tả khái quát

Nếu sơn tăng độ nhớt thường là do dung môi bay hơi. Hiện tượng này thường xảy ra với sơn 1 thành phần.

Nguyên nhân

 Bảo quản

Biên pháp khắc phục

Thay thế các lon bị tăng độ nhớt bằng lon mới.

27. Lỗi độ che phủ kém

Mô tả khái quát

Có thể thấy bề mặt nề qua lớp sơn phủ.

Nguyên nhân

 Phun sơn

 Thiết bị

Biện pháp khắc phục

 Mài nhám và sơn lại.

28. Lỗi loang sơn

Mô tả khái quát

Mỗi chất màu đều có trọng lượng riêng của nó. Chất màu nhẹ sẽ nổi lên trên đỉnh màng sơn ướt, gây ra hiện tượng loang sơn.

Nguyên nhân

 CĐR, phụ gia, xăng pha

 Phun sơn

Biện pháp khắc phục

Trong hầu hết trường hợp, mài nhám và sơn lại

Phụ Lục

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT NGÀNH SƠN Ô TÔ ... 2

I. Sơn Là Gì? ... 2

II. Mục Đích Của Sơn ... 2

III. Thành Phần Của Sơn... 3

IV. Các Loại Sơn Sử Dụng Trong Sơn Ô Tô ... 6

V. Quy Trình Sơn Sửa Chữa Ô Tô ... 8

CHƯƠNG 2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ .... 10

I. An Toàn Và Sức Khỏe ... 10

II. An Toàn Nhà Xưởng ... 10

III. An Toàn Cá Nhân ... 11

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BỀ MẶT... 16

I. Mục Đích Chuẩn Bị Bề Mặt ... 16

II. Kỹ Thuật Chà Nhám ... 16

III. Xử Lý Ban Đầu ... 21

IV. Bả Matit ... 25

V. Sơn Lót Bề Mặt ... 30

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP CHE CHẮN ... 34

I. Mục Đích Của Che Chắn ... 34

II. Vật Liệu Và Thiết Bị Che Chắn ... 34

III. Các Phương Pháp Che Chắn ... 35

IV. Ranh Giới Che Chắn ... 35

V. Các Chú Ý Khi Che Chắn ... 35

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SÚNG PHUN SƠN ... 37

I. Nguyên Lý Hoạt Động Của Súng Phun Sơn ... 37

II. Các Loại Súng Phun Sơn ... 37

Một phần của tài liệu Tài Liệu Sơn Sửa Chữa Ô Tô (Trang 75 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)