Giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện …… , tỉnh ......... (Trang 25 - 29)

Hoạch định chính sách là cơ sở, là tiền đề, là khoa học cho việc đầu tư, quy hoạch và phát triển các vùng, miền, địa phương. Chính vì vậy, cần phải quan tâm hơn nữa và đầu tư đúng mức nhằm phát huy tối đa công tác hoạch định một chính sách công, bởi vì cấu trúc của một chính sách là mục tiêu và giải pháp hoàn thiện nó, nếu như có sự nghiên cứu cụ thể ở khâu phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách thì kế hoạch sẽ hoàn chỉnh và đưa lại sự phát triển hưng thịnh cho địa phương. Để huyện ...đề ra chính sách giảm nghèo đúng đằn và hiệu quả, thì trước mắt huyện phải:

Giải pháp chung

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách giảm nghèo trong cán bộ và nhân dân, chú trọng hướng dẫn nhân dân chủ động lao động,

phấn đấu thoát nghèo, nhất là đối với thôn nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện người nghèo, cận nghèo có cơ hội học nghề, tiếp cận các chế độ chính sách giảm nghèo.

- Tổ chức điều tra khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm một cách chính xác, đúng quy định để làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo.

- Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến xã để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo tại địa phương.

Giải pháp hoàn thiện chính sách

- Về chính sách đào tạo nghề: Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Có kế hoạch tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện để làm cơ sở cho việc mở rộng các mô hình đào tạo nghề cho các địa phương ở những năm tiếp theo.

- Về chính sách hỗ trợ giáo dục: Thực hiện miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành; tích cực vận động từ nhiều nguồn vốn để trợ cấp xã hội, cấp học bổng…cho những học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.

- Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Bằng nhiều hình thức và đa dạng hoá các biện pháp vận động từ nhiều nguồn lực để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, thuộc diện xã hội theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; sử dụng đúng mục đích các nguồn ngân sách hổ trợ của tỉnh, của huyện và lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài huyện.

- Về chính sách hỗ trợ về tín dụng: Tiếp tục thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của chính phủ kể cả học sinh, sinh viên và những người đi lao động xuất khẩu.

Ngân hàng chính sách xã hội nên kết hợp giải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng, nuôi cây gì, chăm sóc như thế nào…

Vấn đề tương đối quan trọng, đó là người nghèo thường có nguy cơ rủi ro cao, chẳng hạn như ốm đau, tai nạn, mất mùa, dịch bệnh, thiên tai… Điều này phần nào hạn chế khả năng trả nợ vay của họ và có thể làm cho họ đã nghèo lại còn nghèo hơn.

- Về chính sách khuyến nông - khuyến lâm:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông - khuyến lâm, thông qua việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn có hiệu quả. Tiếp tục nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất, các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia để tăng thu nhập.

- Chính sách về y tế: Thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người nghèo. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho cơ sở, từng bước nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và y đức cho cán bộ y tế, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với y tế tuyến cơ sở.

4.2. Kiến nghị

Đối với Trung ương

- Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn mục tiêu giảm nghèo, Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở chủ yếu là giao thông và thủy lợi để đảm bảo đáp ứng sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, tăng thu nhập cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

- Trung ương, tỉnh cùng với ban ngành ban hành cơ chế hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, cần khuyến khích thoát nghèo đối với huyện, xã, thôn nghèo bằng kinh phí đầu tư công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế…

tạo điều kiện nền tảng phát triển sản xuất, kinh doanh, thụ hưởng dịch vụ công đối với người nghèo.

- Hiện nay, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở ở các địa phương vẫn còn cao, Trung ương, tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Đối với chính quyền địa phương:

- Huyện có những giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, động viên khích lệ và tạo điều kiện để những hộ nghèo được phát huy những khả năng của họ để vượt lên khắc phục khó khăn vượt qua nghèo đói.

- Quan tâm đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ về vốn. Làm tốt công tác khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho các hộ nghèo ứng dụng vào sản xuất.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ từ huyện đến cấp xã, thị trấn, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạch định chính sách giảm nghèo.

Đối với các hộ gia đình nghèo:

- Luôn có ý chí tự lực vươn lên, giúp nhau vượt qua khó khăn

- Xóa bỏ tâm lý mặc cảm tự ti khi nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng cũng phải bỏ tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ một cách thụ động.

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện …… , tỉnh ......... (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w