Giá trị văn nghệ dân gian của người Ngái đối với kho tàng văn hóa các

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian của tộc NGƯỜI NGÁI ở xã hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 21 - 24)

2.2.1. Giá trị lịch sử

Văn nghệ dân gian của người Ngái nói riêng cũng như của các dân tộc thiểu số khác nói chung đều ra đời từ chính những kinh nhiệm, trải nhiệm thực tế của người dân. Nó gắn hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất từ khi người Ngái di cư sang từ khu vực Đông Nam Trung Quốc, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây sang Việt Nam.

Văn nghệ dân gian cung cấp một số tư liệu về nguồn gốc dân tộc, quá trình di cư và những sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng. Thông qua những câu chuyện truyền thuyết, những bài hát, điệu múa trong các nghi lễ là những tài liệu quý để tìm hiểu về nguồn gốc tộc người Ngái.

Văn nghệ dân gian mang giá trị lịch sử bởi những câu chuyện truyền thuyết hay cổ tích, những điệu hát dân ca, ca dao hay kể cả nhữn tri thức bản địa đều có từ lâu đời trải qua bao nhiêu năm thang trầm lịch sử những câu chuyện đó vẫn được lưu truyền lại từ đời này sang đời khác.

2.2.2. Giá trị văn hóa, nghệ thuật

Có thể nói văn nghệ dân gian là một di sản văn hoá quý báu có giá trị nghệ thuật độc đáo của tộc người Ngái. Trong các lễ hội có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật được trình diễn. Những bài hát, điệu múa trong lễ Kỳ Yên của người Ngái nhằm báo cáo với thần linh về kết quả sản xuất của một năm qua của bà con dân tộc, cũng như mong cho một năm mới mọi nhà mọi vật đều hưng thịnh.

Các loại nhạc cụ dân tộc như cảnh, thanh la, song loan… được sử dụng trong các dịp lễ, tết. Mỗi loại nhạc cụ đều có những thanh âm riêng tạo sự độc đáo khi kết hợp với nhau. Âm nhạc trong lễ hát dao duyên cũng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi lễ thức cụ thể, có khi rất tĩnh nghiêm, trầm lắng, có khi lại sôi động, vui nhộn tùy thuộc vào từng lễ.

Đây có thể coi là những giá trị văn hóa truyền thống quý báu được kết tinh trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào Ngái. Đó là cơ sở, làm nền tảng cho việc sáng tạo những giá trị văn hóa mới vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phong phú, lành mạnh trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3. Giá trị nhân văn

Giá trị nhân văn trong văn nghệ dân gian của người Ngái được thể hiện ở chỗ giáo dục con người qua hệ thống quan điểm thể hiện tình thương yêu bản làng, coi trọng nhân phẩm, coi trọng quyền được phát triển của con người. Qua những câu truyện, truyền thuyết đồng báo người Ngái hiểu và nắm rõ lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình từ đó biết ơn, chân trọng cha mẹ và những người có công với

Văn nghệ dân gian giúp xây dựng nhân cách con người qua những câu chuyện cổ tích, và các làn điệu giao duyên. Chuyện cổ tích dạy người ta thấy rằng kẻ ác làm việc xấu nhất định chịu chừng phạt, còn người tốt thì sẽ luôn giành chiến thắng, được thần linh phù hộ. Từ đó người dân sẽ xây dựng cho bản thân những ý nghĩ tích cực, trở thành người có đạo đức tốt, không làm những việc xấu xa. Những câu hát giao duyên ngọt ngào, chất chứa bao tình cảm lại là nhân tố bồi đắp yếu tố tình cảm trong mỗi người. Giúp cuộc sống con người sát lại với nhau hơn, từ đó xây dựng mối đoàn kết dân tộc.

2.2.4. Giá trị giáo dục

Văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Ngái là một kho tàng văn hóa phong phú, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc. Từ chính những câu truyện truyền thuyết, ca dao tục ngữ, hay những tri thức bản địa đều là những tài liệu quý báu để truyền đạt, giảng dạy cho các thế hệ sau.

Mỗi loại hình của văn nghệ dân gian đều mang những giá trị giáo dục, những ý nghĩa mà ông cha muốn gửi gắn đến thế hệ con cháu.

2.2.5. Giá trị cố kết cộng đồng

Toàn bộ kho tàng văn nghệ dân gian vốn sống trong môi trường cộng đồng, được chính người đồng báo Ngái sáng tạo trong quá trình hoạt động sinh hoạt, lao động. Hơn nữa nhân dân cũng là nhân tố giữ gìn và phát triển những giá trị văn nghệ dân gian. Không phải một cá nhân, mà là của cả dân tộc sáng tạo nên những làn điệu giao duyên, những câu truyện cổ, truyền thuyết, là thành quả của một tập thể vì vậy văn nghệ dân gian mang giá trị cố kết cộng đồng cao.

Văn nghệ dân gian là một loại hình văn hóa được lưu truyền bằng cách truyền miệng, qua các hoạt động sinh hoạt và lao động. Già làng, các nghệ nhân truyền đạt lại những văn hóa của dân tộc qua các câu truyện được kể trong buổi nói chuyện được tổ chức thường xuyên ở làng. Đối với thành viên mỗi gia đình thì việc truyền lại

các giá trị văn nghệ dân gian thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thế hệ đi trước qua những quan sát , hiểu biết của bản thân mà dạy lại cho con cháu mình.

Vào những dịp lễ lớn như:Nguyên đán (tết năm mới), Hàn thực (ngày 3 tháng 3 âm lịch), Ðoan ngọ (5/5), Vu lan (15/7), cơm mới (10/10), người Ngái thường được tổ chức với sự tham gia của nhiều người. Những gia đình sống gần nhau thường gộp chung lại cùng nhau làm lễ linh đình, cùng chung tay giúp đỡ nhau mọi việc. Qua đó có thể thấy, người Ngái ở xã Hóa Thượng, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên có tinh thần cộng đồng cao.

Chương 3

Một phần của tài liệu Văn nghệ dân gian của tộc NGƯỜI NGÁI ở xã hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w