Công nghệ FCC ngày nay

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng cracking xúc tác với thiết bị tái sinh 2 cấp năng suất 3,44 triệu tấnnăm (Trang 32 - 37)

III. Các loại công nghệ cracking xúc tác

III.3. Công nghệ FCC ngày nay

III.3.1. Công nghệ FCC của UOP.

Qua các bước cải tiến liên tục, hiện nay công nghệ FCC của UOP cũng áp dụng cracking nhằm chuyển hóa cặn dầu nặng. Quá trình của UOP đựơc công ty Ashland Oil Corporation phát triển. UOP đã thiết kế 2 loại thiết bị FCC:

 Loại lò tái sinh đốt cháy hoàn toàn 1 cấp.

 Loại tái sinh hai cấp.

Hình 14. Sơ đồ FCC tái sinh 1 cấp của hãng UOP

Hình 15. Sơ đồ FCC tái sinh 2 cấp của hãng UOP

III.3.2. Công nghệ FCC của Kellogg

Sự vận chuyển xúc tác được thực hiện theo phương thẳng đứng rất thuận lợi vì có thể dùng van chặn để điều khiển quá trình tuần hoàn của xúc tác. Quá trình cracking được thực hiện hoàn toàn trong lò phản ứng dạng ống đứng(lò ống đứng). Hệ thống xyclon được đặt ngay cửa ra của ống đứng. Trong lò tái sinh xúc tác và không khí tiếp xúc ngược chiều nhau. Đặc điểm chính của model này là vòi phun nguyên liệu được cải tiến nhằm tăng cường sự tiếp xúc giữa xúc tác và nguyên liệu, bộ phận làm nguội được thay đổi bằng cách từ đặt ở pha đặc thay cho pha loãng trong lò tái sinh để tránh ăn mòn, mài mòn trang thiết bị do xúc tác và nhằm làm tăng tốc độ truyền nhiệt. Hình dáng bộ phận làm nguội xúc tác do Kellog thiết kế cũng tương tự của UOP chỉ khác là cách bố trí các ống trao đổi nhiệt đặt ngược chiều.

Hình 16. Sơ đồ FCC hãng Kellogg III.3.3. Công nghệ FCC của Shell

Shell có nhiều đóng góp trong việc phát triển cracking xúc tác phần cặn nặng (RFCC). Quá trình Shell LRFCC(Long Residue FCC) để cracking xúc tác cặn nặng và rộng, có bộ phận làm nguội xúc tác để tránh sự đốt cháy quá nhiệt.

Hình 17. Sơ đồ FCC hãng Shell những năm 80 và 90 trở lại đây III.3.4. Công nghệ FCC của IFP – Total và Stone & Webster

Hai hãng công nghiệp này đã hợp tác thết kế quá trình RFCC với tái sinh xúc tác 2 cấp. Quá trình nhằm cracking xúc tác cặn nặng và có tên là R.2.R Process. Quá trình cũng có trang bị bộ phận làm nguội xúc tác, hệ thống kiểm tra và điều khiển nhiệt độ của khối lò phản ứng.

Đặc điểm của công nghệ R.2.R là lò đứng, tái sinh 2 cấp, có sự cải tiến thiết bị phun nguyên liệu trực tiếp vào dòng xúc tác nóng.

Hình 18. Sơ đồ FCC hãng IFP

III.3.5. Công nghệ FCC của Exxon

Exxon liên tục nghiên cứu cải tiến công nghệ FCC, từ khi đưa ra model IV và đến nay đưa ra loại model III–R, cracking có có tính linh họat. Có thể sử dụng nguyên liệu khác nhau từ các phần cất chân không đến các loại cặn nặng.

Hình 19. Sơ đồ FCC hãng Exxon III.4. Lựa chọn công nghệ cracking xúc tác.

Qua quá trình phát triển, với nguyên liệu càng ngày càng nặng hơn, do vậy việc tái sinh xúc tác là một vấn đề đặt ra. Truớc đây, với chất lượng nguyên liệu tương đối tốt thì việc sử dụng thiết bị tái sinh một cấp là ưu việt nhưng với nguyên liệu là cặn nặng thì việc tái sinh bằng thiết bị 1 cấp không phù hợp, luợng cốc bám trên bề mặt xúc tác và các hợp chất kim loại làm cho cốc mất hoạt tính nếu chỉ dùng thiết bị tái sinh 1 cấp thì lựong cốc tái sinh là không hoàn toàn. Do vậy ta nên sử dụng thiết bị tái sinh 2 cấp để tái sinh luợng cốc đựợc hoàn toàn làm tăng hoát tính cho xúc tác, khôi phục xúc tác được như cũ.

Quá trình tái sinh xúc tác được thực hiện trong hai lò tái sinh độc lập. Mục đích chính là:

• Xử lý xúc tác có hàm lượng cốc cao không gặp phải những rào cản về xúc tác hoặc những rào cản về luyện kim.

• Tái sinh xúc tác bằng phương pháp loại cốc hoàn hảo (< 0.05 % khối lượng)

• Ưu tiên quá trình hình thành CO so với CO2 nhằm giảm thiểu nhiệt đốt cốc. Lượng nhiệt toả ra từ quá trình đốt CO thành CO2 bằng khoảng 2.5 lần lượng nhiệt toả ra từ quá trình đốt cácbon thành CO.

• Cho phép nhiệt độ tái sinh tự do dao động và cần bằng với lượng cốc tương ứng bám trên bề mặt xúc tác đã sử dụng.

• Giảm thiểu quá trình làm giảm hoạt tính xúc tác bởi vanađi bằng việc ngăn ngừa axít vanađit phá huỷ cấu trúc zeolite có trong xúc tác.

• Đạt được xúc tác nóng trong thời gian tiếp xúc ngắn nhằm thúc đẩy quá trình truyền nhiệt đến nguyên liệu bằng phương pháp bức xạ. Điều này đặc biệt có lợi trong điều kiện vận hành với độ chuyển hoá cao.

Trong tầng tái sinh thứ nhất, quá trình tạo CO được ưu tiên nhằm giới hạn lượng nhiệt toả ra và loại bỏ nhiệt từ quá trình vào khói thải.

Việc tăng cường quá trình đốt CO không chỉ tạo ra nhiệt nháy cao mà còn làm tăng lượng không khí tiêu thụ trên một tấn cốc.

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng cracking xúc tác với thiết bị tái sinh 2 cấp năng suất 3,44 triệu tấnnăm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w