MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu VĂN NGHỆ dân GIAN của NGƯỜI KHMER (Trang 39 - 43)

3.1 Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn nghệ dân gian của người Khmer

3.1.1 Nâng cao công tác tổ chức quản lý

Bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn nghệ dân gian của người Khmer không chỉ là công việc của các cấp cơ quan, chính quyền mà còn là sự đồng thuận của các dân tộc theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”, trên cơ sở đổi mới tư duy cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm trong xã hội và của mỗi một công dân trên cơ sở xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp.

Đầu tiên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức lối nghĩ cho người Khmer hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trước những nhu cầu biến đổi của xã hội hiện nay. Người dân sẽ được hiểu hơn về ý nghĩa cụ thể của cuộc vận động này, quan trọng hơn là nhờ đó mà góp phần nâng cao dân trí.

Đồng thời phải có những chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Họ có thể được xem như là những “Báu vật nhân văn sống”, nơi lưu giữ một lượng lớn những tri thức dân gian của cộng đồng mà chúng ta có thể khai thác một cách đầy đủ nhất.

Để có đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn văn hóa có chất lượng cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc, động viên những cán bộ người Khmer tham gia công tác bảo tồn văn hóa ở các địa phương, vì với họ khi thâm nhập vào thực tế bằng vốn ngôn ngữ bản địa của dân tộc mình họ mới có thể nắm bắt được những tâm tư tình cảm của các nghệ nhân, những người am hiểu về văn hóa bản địa để có thể truyền tải một tư liệu đáng quý phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn văn hóa địa phương.

Cần phải đào tạo có bằng cấp, trình độ chuyên môn với những trường hợp có khả năng hoàn tất văn hóa bậc phổ thông trung học và đào tạo truyền nghề cho những thế hệ tiếp theo với những trường hợp không có điều kiện hoàn tất văn hóa phổ thông.

Quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm trẻ hóa đội ngũ và lực lượng kế thừa cho các đoàn nghệ thuật cả các khâu lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

Mở lớp truyền nghề, đào tạo tác giả, diễn viên, khôi phục những tác phẩm sân khấu truyền thống, đưa nghệ thuật Sân khấu Dù kê vào học đường, có bản dịch cho người không biết tiếng Khmer để xem… góp phần thổi hồn di sản, truyền tình yêu nghệ thuật dân tộc cho thế hệ trẻ. Để bảo tồn di sản cần thiết phải đào tạo được đội ngũ kế thừa và tổ chức các sân chơi xứng tầm để nghệ nhân có thể sống trọn với nghiệp diễn.

Mạnh dạn đưa cán bộ đi đào tạo hoặc đào tạo lại bằng các hình thức:

chính quy, tại chức, tập huấn, bồi dưỡng, truyền nghề… về kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với tính đặc thù và yêu cầu phát triển của văn hoá - văn nghệ trong giai đoạn hiện tại.

Tăng cường đào tạo và tuyển dụng cán bộ trình độ chuyên môn,nghiệp vụ làm công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể.

3.1.2 Đầu tư cho các nghệ nhân dân gian về mặt tài chính

Cần quan tâm tới việc nghiên cứu sưu tầm tư liệu nghệ thuật Dù kê Khmer để làm tư liệu giảng dạy đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ và phổ biến nét độc đáo của nghệ thuật Dù kê lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Cần có những chính sách, chế độ cho các nghệ nhân đang hoạt động trong các đoàn nghệ thuật Dù kê tham gia hoạt động trong loại hình nghệ thuật này để đảm bảo chế độ, chính sách thỏa đáng đối với nghệ sĩ, diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu; mọi chính sách nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. Cố gắng ổn định đời sống sinh hoạt, làm việc,

ăn ở của diễn viên, nhạc công, cán bộ, viên chức để an tâm công tác, cống hiến nhiều hơn cho hoạt động sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực, có hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn công chúng đến thưởng thức nghệ thuật ngày càng đông và tạo ra mức doanh thu từ hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày càng cao.

Cần khảo sát ở các địa phương danh sách các Nghệ nhân Dù Kê Khmer để có chế độ bồi dưỡng cho việc giữ gìn và phong danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, ưu tú cho những người tài năng có công truyền dạy loại hình nghệ thuật sân khấu này.o đại chúng dễ hiểu.

Cần có chính sách khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp đào tạo truyền nghề. Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu văn hóa phi vật thể.

3.1.3 Nâng cao nhận thức của người dân

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.

Đây là một trong những định hướng rất cần thiết để vận động người dân nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Đây không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà còn đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân. Đối với công tác vận động, phải được thực hiện lâu dài và thường xuyên bằng nhiều hình thức trực tiếp như thông tin trên các phương tiện, thông tin đại chúng, trên các đài truyền hình - phát thanh địa phương, qua các trang mạng, báo, tạp chí, tuyên truyền bằng pano – áp phích, cùng với đó thông qua việc lồng ghép với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở khu dân cư để người dân hiểu rõ và có nhận thức tốt hơn về công tác bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng trước những nguy cơ mai một cao.

Ngoài ra, cần vân động, tuyên truyền nhân dân trong những ngày lễ lớn của người Khmer như Lễ hội Đolta và đặc biệt là lễ tết nguyên Đán (Chol Chnăm Thmây) cần mặc những trang phục truyền thống của dân tộc, để các trang phục mãi là nét văn hóa đẹp của họ đã được gìn giữ trong thời gian qua.

Trong các lễ cưới, đám tang cần giữ gìn những thủ tục truyền thống của người dân, tránh tình trạng đua đòi, khẳng định sự vượt trội của gia đình với các gia đình khác làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, người dân cần duy trì phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nghề đan, để làm ra những sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, ngoài ta còn góp phần bảo vệ các ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo tồn văn hóa phi vật thể cho người dân nhằm nâng cao nhận thức về truyền thống văn hóa của dân tộc,để từ đó mỗi cá nhân có ý thức bảo vệ di sản. Phát huy vai trò củacác phương tiện truyền thông đại chúng để người dân tiếp cận các thông tin bổ ích, phục vụ viêcbảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu VĂN NGHỆ dân GIAN của NGƯỜI KHMER (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w