Phương pháp triển khai

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP THI CÔNG SÀN ULT (Trang 34 - 37)

13.4.1 Chỉ dẫn chung cho công nhân & cán bộ kỹ thuật về an toàn.

- Cách triển khai công việc:

Luôn kiểm tra khu vực làm việc và xác định các nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra trong khu vực trước khi thực hiện công việc.

Thao tác của bản thân có thể ảnh hưởng tới an toàn của công nhân bên cạnh. Do vậy luôn phải nhắc nhở hoặc cảnh báo đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Luôn xem xét các yêu cầu an toàn cho mỗi công việc được phân công trước khi thực hiện. Không tiến hành công việc khi thấy có nguy hiểm tiềm tàng mà không có biện pháp khắc phục trước.

- Chắc chắn đã hiểu các chỉ dẫn & phản ứng trong tình huốn khẩn cấp.

- Kịp thời báo cáo về các điều kiện nguy hiểm, tình trạng máy móc thiết bị không đạt yêu cầu, các hành vi mất an toàn … cho cấp trên trực tiếp.

- Luôn sử dụng trang bị an toàn cá nhân cho các thao tác có liên quan. Trang bị an toàn cá nhân luôn có sẵn ở văn phòng công trường và được cung cấp bởi cán bộ an toàn hay cán bộ kỹ thuật cho công nhân trước khu thực hiện công việc.

- Không thực hiện tắt hoặc bỏ qua các bước cần thiết trong qui trình công việc. Luôn sử dụng thang, ramp và đi lại theo đúng tuyến di chuyển định sẵn trên công trường.

- Không sử dụng khí nén hay oxy để vệ sinh bụi bẩn trên quần áo.

13.4.2 Kế hoạch huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

- Tất cả các công nhân khi bắt đầu làm việc trên công trường phải được huấn luyện về an tòan vệ sinh lao động trước khi làm việc.

- Tổ chức lớp học và tiến hành đăng ký cấp thẻ với TT HL & KĐ TB của Sở LĐTB&XH – Tp.HCM, cho cán bộ thi công & cán bộ an toàn. Cán bộ an toàn sẽ là người huấn luyện công nhân về an toàn lao động trước khi bắt đầu công việc.

- Phương thức huấn luyện:

o Huấn luyện an tòan định kỳ hàng tuần:

 Sẽ phân chia theo các tổ nhóm để thực hiện.

Trang 35/48

PMEC - Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

 Đội trưởng, giám sát của các nhóm sẽ là người trực tiếp huấn luyện, tùy từng thời điểm sẽ có sự tham gia của các giám sát an tòan cấp cao hơn.

 Tất cả các nguy hiểm-rủi ro và các biện pháp phòng ngừa sẽ được ghi nhận vào biểu mẫu an toàn.

o Nội dung huấn luyện:

 Xem xét các tình huống mất an toàn do cán bộ an toàn phát hiện trong tuần.

 Thảo luận các tai nạn (nếu có) đã xảy ra

 Các nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra cho tuần làm việc tới

 Phương pháp giảm thiểu rủi ro mất an toàn lao động

 Cách thức sử dụng trang bị bảo hộ lao động

 Các chỉ dẫn an toàn khác từ cán bộ an toàn 13.4.3 Trang bị an toàn cá nhân

- Các trang bị bảo hộ lao động, an toàn cá nhân luôn có sẵn tại công trường để cung cấp cho công nhân sử dụng. Công nhân bắt buộc phải sử dụng các trang bị này cho các công việc có chỉ định sử dụng trang bị an toàn cá nhân.

- Tất cả công nhân, cán bộ, khách tham quan … phải đội mũ bảo hộ lao động khi vào bất kỳ khu vực nào trên công trường ngoại trừ trong phạm vi văn phòng công trường.

- Tẩt cả công nhân phải mang giày bảo hộ và mặc trang phục lao động thích hợp. Không cho phép mặc quần cụt, đi dép lê trong công trường.

- Công nhân khi thực hiện công tác cắt cáp, trộn & bơm vữa cần phải đeo kính bảo hộ lao động.

- Mặt nạ hàn cần được sử dụng khi thực hiện bất cứ công tác hàn nào trên công trường.

- Khi làm việc ở độ cao trên 2m cần phải đeo đai an toàn khi làm việc.

13.4.4 Vệ sinh lao động

- Vật tư thừa, rác … có thể gây cháy hoặc các tai nạn khác.

Cần hỏi cán bộ phụ trách trực tiếp để dọn dẹp các loại vật tư thừa, rác … trong khu vực làm việc.

- Hoàn trả các vật tư thừa, dụng cụ … về kho công trường khi hoàn thành công việc.

- Rác thải sinh hoạt cần được bỏ vào thùng rác hoặc khu vực được chỉ định trong công trường. Không vứt bừa bãi trong khu vực làm việc.

- Xăng, dầu và các hóa chất dẽ cháy khác phải được chứa trong thùng chứa thích hợp và được đặt trong khu vực chỉ định trên mặt bằng công trường.

- Luôn vệ sinh khu vực làm việc hàng ngày. Không để rác thải tích tụ tại chỗ làm việc.

- Giữ khu vực làm việc, đường di chuyển thông thoáng tránh bị cản trở bởi vật tư, thiết bị … nhằm tránh gây nguy hiểm trong quá trình làm việc hoặc khi phải sơ tán trong tình huống khẩn cấp.

- Các đường dây điện phải đi đúng tuyến & vị trí đã chỉ định.

Không để dây điện băng ngang qua lối đi hoặc ngập nước.

Trang 36/48

PMEC - Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

- Công nhân cần đi vệ sinh đúng nơi qui định trên công trường.

13.4.5 Vận chuyển & cất giữ vật tư & thiết bị

- Vật tư cần được sắp xếp ngăn nắp trong kho hoặc trên bãi tập kết nhằm tránh việc rơi, trượt … gây nguy hiểm cho công nhân. Cần có đường di chuyển thông thoáng trong khu vực tập kết vật tư để đảm bảo lối thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp.

- Sử dụng thiết bị nâng chuyền đúng kỹ thuật khi vận chuyển vật tư.

- Khối lượng vật tư tập kết tạm trên sàn thao tác, giàn giáo không được nhiều hơn khối lưọng cần thiết của một ngày làm việc.

13.4.6 Thiết bị điện phục vụ thi công

- Hệ thống phân phối điện tạm phục vụ thi công phải được thiết kế & lắp đặt phù hợp với công suất sử dụng tối đa trong quá trình thi công.

- Tủ phân phối điện phải được đặt & cố định đúng vị trí chỉ định trên mặt bằng công trường. Tủ điện cần có nắp đậy kín và đảm bảo chống rò.

- Dây điện cung cấp điện cho thi công cần được bọc bằng vỏ cách điện phù hợp. Toàn bộ dây sử dụng loại dây có 2 vỏ cách điện và được treo trên cao bằng các cột tạm. Không được phép để dây điện nằm ngang trên đường đi lại trong công trường.

- Các thiết bị & dụng cụ sử dụng điện cần được chống rò bằng các biện pháp thích hợp.

- Các đèn chiếu sáng phục vụ thi công cần được thay thế ngay khi bị vỡ hoặc hư hỏng.

13.4.7 Thang

- Thang di chuyển giữa các tầng được lắp đặt sẵn cùng với hệ giàn giáo kèm tay vịn tạm. Công nhân phải sử dụng các cầu thang tạm hoặc cầu thang trong nhà để di chuyển giữa các tầng khi làm việc.

Nghiêm cấm việc leo trèo trên hệ giàn giáo để di chuyển tắt giữa các vị trí công tác.

- Không được nối 02 đoạn thang ngắn thành 01 đoạn thang dài - Các thang thẳng phải được cố định đầu bên trên vào sàn công tác

- Luôn kiểm tra các bậc thang được vệ sinh sạch sẽ không bám dầu mỡ hoặc các hóa chất khác có thể gây trượt ngã

- Thông báo cho cán bộ an toàn hoặc kỹ sư an toàn lao động của nhà thầu chính hoặc chủ đầu tư mọi sự cố, khuyết tật … của cầu thang tạm.

13.4.8 Giàn giáo & sàn công tác

- Giàn giáo & sàn công tác được nhà thầu chính lắp dựng phục vụ mục đích chống đỡ ván khuôn sàn

& bao che các mặt công trình. Cần tuân thủ qui định của nhà thầu chính về việc sử dụng giàn giáo

& sàn công tác trong quá trình thi công.

- Cần kiểm tra tay vịn, lan can của giàn giáo & sàn công tác trước khi làm việc.

- Giàn giáo cần được cố định vào các kết cấu công trình nhằm đảm bảo ổn định & an toàn. Cần thông báo cho cán bộ an toàn khi phát hiện giàn giáo không được cố đình chắc chắn vào kết cấu công trình.

- Kiểm tra sàn thao tác có được liên kết chắc chắn vào hệ giàn giáo hay không trước khi xuống làm việc trên sàn. Trường hợp sàn thao tác phải đỡ thiết bị nặng cần thông báo cho cán bộ an toàn kiểm tra trước khi chuyển thiết bị xuống sàn thao tác.

13.4.9 Kéo căng cáp dự ứng lực.

- Khu vực kéo cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có công nhân thi công, đại diện của công ty tư vấn và nhà thầu được phép vào có thông báo trước.

Trang 37/48

PMEC - Kỹ Thuật Xây Dựng Cho Cuộc Sống

- Cấm đi lại, đứng trước hướng kích thuỷ lực kéo ra khi thực hiện các công tác kéo cáp.

- Khi có người làm việc ở dưới khu vực cấm, phải dung các tấm gỗ che trước đầu neo kéo và đầu neo chết để chặn cáp trong trường hợp cáp bị đứt.

CẤM ĐỨNG PHÍA TRƯỚC HƯỚNG KÍCH THUỶ LỰC KÉO RA TRONG TOÀN BỘ QUÁ TRÌNH KÉO CĂNG.

13.4.10 Bơm vữa

- Khi trộn ximăng và bơm vữa phải mang găng tay nhựa và mặt nạ chống bụi.

- Dùng kính bảo vệ mắt trong khi kiểm tra ống thoát vữa dưới áp lực cao.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP THI CÔNG SÀN ULT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)