Công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 37)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP

4.3 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước được cụ thể hoá bằng hệ thống lệ phí ô nhiễm nước. Các lệ phí ô nhiễm này là công cụ quan trọng, bổ sung cho các công cụ pháp lý, kiểm soát ô nhiễm trực tiếp nhằm khuyến khích những người gây ô nhiễm môi trường nước giảm bớt lượng xả thải ô nhiễm.

+ Phí xả nước thải: theo quy định của Nhà nước, tất cả các xí nghiệp hoặc bất cứ cơ sở nào có xả chất ô nhiễm vào môi trường nước đều phải trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Phí xả thải nước được xác định trên số lượng, nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải.

Đối với trường hợp, các chất thải của nguồn thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép thì các cơ sở sản xuất còn phải trả thêm các phí nước thải bổ sung và áp dụng biện pháp kiểm tra, xử lý ô nhiễm cho đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nhóm giải pháp phi công trình:

- Thay đổi tư duy

- Pháp lý hóa việc quản lý nước mưa - Thu phí quản lý nước mưa

- Mở rộng chiến lược quy hoạch quản lý nước mưa tổng thể lưu vực

- Đầu tư cho giáo dục cộng đồng và nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai ST

T

Loại văn bản

Số/Ký hiệu Trích yếu Ngày/Trạng thái

1 Thông tư 16/2017/TT- BTNMT

Ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Ban hành: 25/07/2017 Hiệu lực: 15/09/2017 Chưa có hiệu lực

2 Thông tư 15/2017/TT- BTNMT

Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước

Ban hành: 21/07/2017 Hiệu lực: 07/09/2017 Chưa có hiệu lực

3 Nghị định 33/2017/NĐ- CP

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Ban hành: 03/04/2017 Hiệu lực: 20/05/2017

4 Thông tư 24/2016/TT- BTNMT

Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Ban hành: 09/09/2016 Hiệu lực: 25/10/2016

5 Quyết định 17/2016/QĐ- UBND

Ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa

Ban hành: 23/05/2016 Hiệu lực: 02/06/2016

bàn tỉnh Kiên Giang 6 Quyết định 37/2015/QĐ-

UBND

Về việc quy định lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Ban hành: 17/09/2015 Hiệu lực: 27/09/2015

7 Quyết định 35/2015/QĐ- UBND

Về việc quy định phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Ban hành: 17/09/2015 Hiệu lực: 27/09/2015

8 Quyết định 28/2015/QĐ- UBND

Về việc quy định phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Ban hành: 17/09/2015 Hiệu lực: 27/09/2015

9 Thông tư 40/2014/TT- BTNMT

Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất

Ban hành: 11/07/2014 Hiệu lực: 26/08/2014 10 Nghị định 201/2013/NĐ-

CP

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

Ban hành: 27/11/2013 Hiệu lực: 01/02/2014

11 Luật 17/2012/QH13 Luật Tài nguyên nước Ban hành: 21/06/2012 Hiệu lực: 01/01/2013 12 Thông tư 21/2009/TT-

BTNMT

Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xã nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

Ban hành: 05/11/2009 Hiệu lực: 20/12/2009

13 Thông tư 20/2009/TT- Quy định về mức kinh tế - Ban hành: 05/11/2009 Hiệu lực: 20/12/2009

BTNMT kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước 14 Thông tư 124/2009/TT-

BTC

Hướng dẫn thi hànhNghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế tài nguyên và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên

Ban hành: 17/06/2009 Hiệu lực: 01/08/2009

15 Thông tư 100/2009/TT- BTC

Về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt

Ban hành: 20/05/2009 Hiệu lực: 05/07/2009 16 Thông tư 20/2009/TT-

BTC

Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Ban hành: 04/02/2009 Hiệu lực: 19/04/2009

17 Nghị định 05/2009/NĐ- CP

Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 6 pháp lệnh thuế tài nguyên

Ban hành: 19/01/2009 Hiệu lực: 19/01/2009

18 Quyết định 04/2008/QĐ- BXD

Về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

Ban hành: 03/04/2008 Hiệu lực: 18/04/2008

19 Quyết định 14/2007/QĐ- BTNMT

Ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng

Ban hành: 04/09/2007 Hiệu lực: 19/09/2007

20 Quyết định 59/2006/QĐ- BTC

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất

Ban hành: 25/10/2006 Hiệu lực: 10/11/2006

21 Thông tư 97/2006/TT- BTC

Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ban hành: 16/10/2006 Hiệu lực: 31/10/2006

22 Quyết định 17/2006/QĐ- BTNMT

Ban hành Quy định về việccấp phép hành nghề khoan nước dưới đất

Ban hành: 12/10/2006 Hiệu lực: 27/10/2006

23 Thông tư 02/2005/TT- BTNMT

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Ban hành: 24/06/2005 Hiệu lực: 09/07/2005

24 Nghị định 149/2004/NĐ- CP

Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Ban hành: 27/07/2004 Hiệu lực: 12/08/2004

Bảng 6: Danh sách các văn bản pháp lý trong công tác quản lý tài nguyên nước 5.Phối hợp với các tổ chức hành chính sự nghiệp

Phòng quan trắc: Xây dựng hệ thông quan trắc về khí hậu và thủy văn. Tiến hành quan trắc 2 lần/năm để kiểm tra đánh giá chất lượng tài nguyên nước

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn: xây dựng và tổ chức thự hiện các qui định về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ nông nghiệp báo cáo UBND, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang theo dõi, tổng hợp.

Sở xây dựng: tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch cấp thoạt nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

Sở khoa học và công nghệ: Thẩm định, ứng dụng đề tài khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch ngăn hạn, dài hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Sở tài chính: Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí trong hoạt động quản lý tài nguyên nước.

Sở công thương: Xây dựng kế hoạch cấp, thoát nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Tham gia kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

Sở giao thông vận tải: Nâng cấp và điều chính kỹ thuật đường thủy nội địa đường thủy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp xây dụng qui định về bảo vệ moi trường đối với cảnh, bến và phương tiện giao thông đường thủy đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước

Đài khí tường thủy văn: lập danh mục các vị trí trạm thủy văn chuyên dùng; danh mục các tài liệu khí tượng hiện có; danh mục các yếu tố khí tượng thủy văn được quan trắc;

các điều kiện khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh 1 lần/ tháng

6.Năng lực xử lý sự cố

Trong đợt hạn hán này, có 13 tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long thành bị mặn xâm nhập. 10 tỉnh đã công bố thiên tai, trong đó nhiều tỉnh công bố cấp độ 2. Tại nhiều cửa sông, độ mặn tăng lên mức hơn 30g/l. 20 triệu người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chịu ảnh hưởng. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có khoảng 160.000 ha lúa bị thiệt hại, ước tính có khoảng 800.000 tấn lúa đã bị mất trắng.

Tỉnh bị thiệt hại nặng nhất trong đợt hạn hán này là Kiên Giang hơn 54.000 ha

Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 4/2/2016 và các Thông báo kết luận số 47/TB-VPCP ngày 12/3/2016, số 35/TB-VPCP ngày 22/2/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động thực hiện các biện pháp để ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL, cụ thể:

- Đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của El Nino, khí tượng, thủy văn và nhận định, dự báo sớm về dòng chảy, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin kịp thời để các địa phương chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

- Phòng Tài nguyên nước phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khoan giếng khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt để phục vụ chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo Công văn số 1290/BTNMT-TNN ngày 12/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong tưới tiêu, chống lãng phí nguồn nước.

- Tăng cường giám sát, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để thông tin kịp thời cho các cơ quan, địa phương và nhân dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w