CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2 Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
3.3.1. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang dân 18, Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang dân 18, Khang dân đột biến ở Bắc Kạn
Qua kết quả bảng trên cho thấy ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột
Công thức
Số bông/m2
Tổng hạt/bông
Hạt chắc/
bông
Tỷ lệ hạt chắc(%)
P1000 hạt (g) Giống Phương thức cấy
Khang dân 18
20 x 15 cm(đ/c) 211,5 166,8 139,1 83,8 24,7 5 hàng lúa bỏ 1 hàng 217,7 175,1 149,7 85,6 24,8 4 hàng lúa bỏ 1 hàng 217,7 180,4 159,5 88,4 25,0 3 hàng lúa bỏ 1 hàng 203,7 169,9 153,5 90,5 24,6 Trung bình 212,7 173,1 150,5 87,1 24,8 Khang
dân đột biến
20 x 15 cm(đ/c) 269,6 174,4 147,2 84,8 24,7 5 hàng lúa bỏ 1 hàng 229,3 175,3 155,6 88,7 24,8 4 hàng lúa bỏ 1 hàng 287,4 184,9 166,3 89,9 25,2 3 hàng lúa bỏ 1 hàng 247,4 173,9 150,9 87,5 25,0
Trung bình 258,4 177,1 155 87,7 24,9
P
Giống <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 Phương thức cấy <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 Giống*phương thức
cấy
<0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
LSD0,05
Giống 11,89 3,39 4,18 2,19 0,11
Phương thức cấy 16,82 4,80 5,91 3,09 0,16
Giống*phương thức
cấy 23,79 6,79 8,36 4,38 0,23
CV% 5,8 2,2 3,1 2,9 0,5
biến ở Bắc Kạn. Ảnh hưởng tương tác giữa nhân tố giống và phương thức cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến, P tương tác. Điều này có nghĩa ảnh hưởng của phương thức cấy phụ thuộc vào giống. Cụ thể như sau:
- Số bông/m2 :
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp tới 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt chỉ đóng góp 26% năng suất. Số bông/m2 phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cấy (số dảnh cơ bản), khả năng đẻ nhánh của các giống lúa và các biện pháp chăm sóc. Để đạt số bông/m2 cao cần phải bón phân cân đối, hợp lý, bón thúc sớm, tập trung tránh lúa đẻ nhánh lai rai. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến cấy đúng tuổi mạ, mật độ cấy hợp lý để nâng cao số nhánh hữu hiệu. Giống lúa Khang dân 18 có số bông thấp hơn giống lúa Khang dân đột biến.
Qua kết quả theo dõi ta thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến số bông/m2 của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)
Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số bông/m2 của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến số bông/m2 (Ptương tác<0,05)
Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến số bông/m2 (PCT<0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 5, 4 và 3 hàng bỏ 1 có số bông/m2 tương đương với đối chứng.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 số bông/m2 tương đương với đối chứng, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng cho số bông/m2 thấp hơn đối chứng 40,3 bông.
- Số hạt/bông:
Số hạt trên bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié, hoa phân hóa, cũng như số gié, hoa thoái hóa và điều này phụ thuộc vào chính yếu tố di truyền của giống, bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và thời vụ cấy. Giai đoạn quyết định tới tổng số hạt trên bông nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực, từ lúc làm đòng đến trỗ bông. Số gié và hoa phân hóa được quyết định trong thời kỳ đầu của quá trình làm đòng, số hoa phân hóa nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu dinh dưỡng không đầy đủ trong thời kỳ làm đòng hoặc do điều kiện ngoại cảnh như thời tiết rét đậm, trời âm u hay sâu bệnh hại…trong thời kỳ làm đòng, trỗ bông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng số hạt trên bông của lúa. Số hạt/bông càng nhiều thì năng suất càng cao và ngược lại. Qua kết quả theo dõi ta thấy khi cấy theo hiệu ứng hàng biên của giống Khang dân 18 có số hạt/bông thấp hơn so với cấy giống Khang dân đột biến:
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nhân tố giống có ảnh hưởng đến số hạt/bông của các công thức thí nghiệm (Pgiống<0,05)
Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số hạt/bông của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy không có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến số hạt/bông (Ptương tác<0,05)
Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến số hạt/bông (Pcôngthức<0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 5 và 4 hàng bỏ 1 có số hạt/bông tương đương nhau (đạt 175,1 và 180,4 hạt/bông) cao
hơn hẳn đối chứng 8,3 - 13,6 hạt/bông, còn cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 169,9 hạt/bông) tương đương đối chứng.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 số hạt/bông cao nhất (đạt 184,9 hạt/bông) cao hơn hẳn đối chứng 10,5 hạt/bông, tiếp đến cấy 5 và 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 175,3 và 173,9 hạt/bông) có số hạt/bông tương đương với đối chứng.
- Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc:
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ bông. Đây là một chỉ tiêu năng suất quan trọng có liên quan đến khả năng vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Ở cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng, ở thời kỳ này có rất nhiều các quá trình biến đổi sinh lý phức tạp khác nhau trong cây.
Sản phẩm quang hợp ở lá là một phần vận chuyển vào hạt, phần còn lại cung cấp cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Do vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động như bón đạm để nâng cao hệ số đồng hoá, tạo sự cân đối giữa các quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là rất quan trọng để tăng tỷ lệ hạt chắc/bông.
- Số hạt chắc/bông:
Qua kết quả thí nghiệm bảng 3.6 cho thấy giống lúa Khang dân 18 có số hạt chắc/bông thấp hơn so với giống Khang dân đột biến.
Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy không có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến số hạt chắc/bông (Ptương tác<0,05)
Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông (Pcôngthức<0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có số hạt chắc/bông tương đương nhau ( đạt 159,5 và 153,5 hạt chắc/bông) cao hơn hẳn đối chứng 14,4 - 20,4 hạt chắc/bông, tiếp đến cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 149,7 hạt chắc/bông) cao hơn đối chứng 10,6 hạt chắc/bông.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 số hạt chắc/bông cao nhất (đạt 166,3 hạt chắc/bông) cao hơn hẳn đối chứng 19,1 hạt chắc/bông, tiếp đến cấy 5 hàng bỏ 1 hàng ( đạt 155,6 hạt chắc/bông) cao hơn đối chứng 8,4 hạt chắc/bông, còn cấy 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 150,9 hạt chắc/bông) có số hạt chắc/bông tương đương với đối chứng.
- Tỷ lệ hạt chắc:
Qua kết quả thí nghiệm bảng 3.6 cho thấy nhân tố giống không có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc của các công thức thí nghiệm (Pgiống>0,05)
Các phương thức cấy khác nhau cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc của các công thức thí nghiệm (Pphươngthứccấy<0,05)
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy không có sự tương tác giữa 2 yếu tố giống và các phương thức cấy khác nhau đến tỷ lệ hạt chắc (Ptương tác<0,05)
Kết quả cho thấy các giống lúa và phương thức cấy ở các công thức có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc (Pcôngthức<0,05).Với Khang dân 18 khi cấy 4 và 3 hàng bỏ 1 có tỷ lệ hạt chắc tương đương nhau ( đạt 88,4 và 90,5 %) cao hơn hẳn đối chứng 4,6 - 6,7 %, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 85,6%) tương đương với đối chứng.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 tỷ lệ hạt chắc cao nhất (đạt 89,9%) cao hơn hẳn đối chứng 5,1%, còn cấy 5 và 3 hàng bỏ 1 hàng ( đạt 88,7 và 87,5 %) tương đương với đối chứng.
Như vậy, giống lúa Khang dân đột biến có tỷ lệ hạt chắc cao hơn giống Khang dân 18
- Khối lượng 1000 hạt:
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu khác thì khối lượng nghìn hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc chủ yếu vào giống. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng của kỹ thuật trồng trọt như:
phân bón, đất đai, tưới nước, thời tiết khí hậu và phòng trừ sâu bệnh.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy các nhân tố giống, phương thức cấy có tương tác với khối lượng 1000 hạt (Pgiống<0,05, Pphươngthứccấy<0,05, Ptương tác <0,05). Với Khang dân 18 khi cấy 4 hàng bỏ 1 P1000 hạt ( đạt 25 gam) cao hơn hẳn đối chứng 0,3 gam, còn cấy 5 và 3 hàng bỏ 1 hàng (đạt 24,8 và 24,6 gam) tương đương đối chứng.
Đối với Khang dân đột biến khi cấy 4 hàng bỏ 1 cho P1000 hạt cao nhất (đạt 25,2 gam) cao hơn hẳn đối chứng 0,5 gam, tiếp đến cấy 3 hàng bỏ 1 hàng ( đạt 25 gam) cao hơn đối chứng 0,2 gam, còn cấy 5 hàng bỏ 1 hàng (đạt 24,8 gam) tương đương với đối chứng.
Qua nhận xét trên cho thấy khối lượng 1000 hạt ở giống Khang dân đột biến cao hơn giống Khang dân 18.