4.1. Về tàu thuyền
Qua bảng 3.1, phần thực trạng tàu thuyền, nhân lực khai thác ở thị xã Đồ Sơn cho thấy có 181 tàu trong tổng số 312 tàu khai thác có công suất nhỏ hơn 33 CV, các tàu này chủ yếu lắp 2 máy Trung Quốc do đó khai thác xa bờ và thực hiện cơ giới hoá trong khâu thao tác là hết sức khó khăn;
Số tàu thuyền có công suất lớn rất ít chẳng hạn lớn hơn 300 CV, toàn thị xã có 6 chiếc và chủ yếu làm nghề lưới kéo hoặc dịch vụ. Khai thác lưới kéo không hiệu quả trong thời gian qua của các tàu khai thác xa bờ này dẫn đế xu hướng chuyển nghề làm chụp mực kiêm nghề rê hoặc làm dịch vụ đá, dịch vụ dầu.
4.2. Về ngư cụ
Trong phần thực trạng nghề khai thác lưới rê ở Đồ Sơn đã đề cập. Hiện thị xã Đồ Sơn có 232 tàu thuyền là nghề lưới rê và tập trung vào 02 loại lưới rê khai thác đó là lưới rê trôi một lớp) và rê trôi 3 lớp khai thác tầng đáy ( với 2 mẫu lưới).
Qua phân tích thì lưới rê trôi 3 lớp ( mẫu lưới 2) và rê trôi 3 lớp ( mẫu lưới 1) thực chất là lưới rê 3 lớp đánh bắt tầng đáy, còn lưới rê trôi một lớp là loại lưới mới được du nhập vào Đồ Sơn từ năm 2003 là lưới rê trôi một lớp khai thác khơi. Kiểm định theo công thức tính toán kích thước mắt lưới rê cho đối tượng khai thác là cá Hồng, cá mối, cá Trác theo công thức sau:
a = K1. L
Trong đó: a: Kích thước mắt lưới
K1: Hệ số ( thông thường lấy K1 = (0,1- 0,2) L: Chiều dài thân cá
Lấy kích thước khai thác là: L = 200 - 300 mm K1: 0,1 - 0,2
a = (200- 300) x (0,1 - 0,2) = 20 - 60 mm Như vậy trong cả 3 loại lưới nêu trên đều phù hợp với công thức tính toán khoa học về kích thước của mắt lưới rê đồng thời kích thước mắt lưới trên cũng nằm trong giới hạn cho phép kích thước mắt lưới rê khai thác các đối tượng trên của Bộ Thuỷ sản ( Thông tư 01/2000 ngày 28/4/2000 về sửa đổi bổ sung một số điểm trong Thông tư số 04/TS- TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn 195- HĐBT ngày 2/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thuỷ sản).
4.3. Tiêu thụ sản phẩm
Các tàu chủ yếu về bến cá của khu vực tàu đăng ký neo đậu trong khi chưa có cơ chế bao tiêu sản phẩm. Do đó chủ yếu bán sản phẩm cho đầu nậu, số còn lại họ cho vợ con chế biến cá khô hoặc làm nước mắm. Tình trạng phổ biến bị bị các đầu nậu ép giá khi sản phẩm về bến với số lượng lớn.
4.4. Mùa vụ khai thác
Như phần trình bày ở trên; lưới trôi một lớp ( thực chất là lưới rê trôi một lớp khai thác trong mùa vụ từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm). Lưới rê trôi 3 lớp khai thác vào tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Như vậy cần khuyến cáo cho ngư dân về mùa vụ khai thác để họ có thể chủ động mua sắm ngư lưới cụ, tránh tình trạng mua sắm hàng loạt trong khi chưa đến mùa vụ khai thác của từng loại lưới rê.
4.5. Phân phối sản phẩm
Mỗi tàu phân phối sản phẩm theo cơ chế khác nhau nhưng qua khảo sát có những cách phân chia sản phẩn như sau:
- Trả lương theo tháng cố định 800.000 – 1.000.000 đ/người/tháng; - Theo tỷ lệ 4/6: - Lương công nhân 4 phần
- Chủ tàu 6 phần ( trong đó để chi khấu hao và mua sắm các trang thiết bị...)
- Tỷ lệ 8/10: - Lương công nhân 8 phần;
- Chủ tàu 10 phần (10 phần để chủ tàu chi vào những chi phí như khấu hao tàu, khấu hao ngư lưới cụ )