CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TỪ MỘT SỐ GÓC ĐỘ KHÁC

Một phần của tài liệu BÁO cáo rà SOÁT DNTN (Trang 29 - 37)

1. Tích cực và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động đối thoại và xây dựng chính sách qua hiệp hội doanh nghiệp

Thông qua cơ quan đại diện của mình là hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân ngày một tích cực và tự tin khi tham gia các hoạt động đối thoại và xây dựng chính sách. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân cũng kéo theo sự lớn mạnh của các hiệp hội doanh nghiệp. Theo thống kê không đầy đủ, cả nước hiện nay đã có tới gần 400 hiệp hội doanh nghiệp ở các cấp, các địa phương và đang trở thành những đối tác quan trọng trong việc đối thoại chính sách với các cơ quan nhà nước.

Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển kinh tế cởi mở của nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có được sự phát triển vượt bậc trong đối thoại chính sách. Các hoạt động đối thoại chính sách hoặc được nhà nước chủ động thực hiện, hoặc là do sáng kiến của các hiệp hội đều có sự tham gia tích cực từ khối doanh nghiệp dân doanh.

Việc đối thoại chính sách được thực hiện thường xuyên, với sự tham gia của khối doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh, đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước. Những vướng mắc về thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, trong thực hiện nghĩa vụ

thuế với nhà nước và các thủ tục hải quan, cũng như ngân hàng, lao động…

được các doanh nghiệp dân doanh thẳng thắn nêu lên qua các hội nghị đối thoại chính sách của các ban ngành trung ương và địa phương.

Ý kiến của các doanh nghiệp dân doanh đã tạo tiền đề cho các cơ quan nhà nước có những điều chỉnh chính sách vĩ mô phù hợp nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua việc sửa đổi các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp…

Một thí dụ cụ thể, Luật Thuế xuất nhập khẩu sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, có một nội dung quan trọng đang được giới doanh nghiệp trông đợi, là quy định thống nhất về ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời trong Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi đã thống nhất các quy định về ưu đãi thuế xuất, thuế nhập khẩu tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Chất lượng của các hoạt động đối thoại và tham gia xây dựng chính sách cũng được dần cải thiện nhờ chất lượng của các hoạt động nghiên cứu, và tính chuyên nghiệp ngày một tăng của các hiệp hội và yêu cầu ngày một cao của các hội viên là các doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp tư nhân và hiệp hội của mình đã trở nên tự tin và chuyên nghiệp hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình.

Điều này được thể hiện đặc biệt qua việc các hiệp hội tham gia các vụ kiện về chống phá giá trong thời gian qua như đối với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, da giày, dệt may…

Bên cạnh đó, ý kiến của các doanh nghiệp dân doanh trong việc xử lý các vướng mắc trong áp dụng luật cũng đã góp phần tạo dựng thực tiễn kinh doanh thông thoáng hơn cho doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính trong những lĩnh vực gây bức xúc cho doanh nghiệp như hải quan, thuế đang được điều chỉnh theo hướng đồng bộ, đơn giản, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, dễ thực hiện hơn cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dân doanh cũng thông qua các đại diện của mình là đại biểu trong các cơ quan quyền lực nhà nước như hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội truyền tải những kiến nghị đề xuất điều chỉnh chính sách tới các cơ quan hoạch định chính sách. Những đề xuất ý kiến của khu vực kinh tế tư nhân này đang góp phần tích cực vào ngay từ khâu đầu tiên là ban hành các quy phạm pháp luật và do đó góp phần cải thiện chất lượng của luật và các văn bản pháp luật.

Bảng 8 - Số lượng dại biểu Quốc hội Khóa XII là lãnh đạo các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nhân

STT Đại biểu Quốc hội Khóa XII là lãnh đạo các tổ chức

đại diện cho doanh nghiệp và doanh nhân Số lượng

1 Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (hiệp hội) 2

2 Doanh nghiệp nhà nước 7

3 Doanh nghiệp dân doanh, cổ phần 15

4 Hợp tác xã 2

Tổng cộng 26

Nguồn: Quốc hội Việt Nam, Danh sách Đại biểu Quốc hội Khóa XII, www.quochoi.vn

Tuy nhiên, việc tham gia các hoạt động đối thoại chính sách của các doanh nghiệp dân doanh ở các địa phương còn chưa đồng đều. Tại các tỉnh và thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, nơi kinh tế tư nhân phát triển và chính quyền năng động trong điều hành kinh tế, thì các doanh nghiệp dân doanh có sự tham gia các hoạt động đối thoại chính sách rất tích cực và thẳng thắn. Còn ở một số tỉnh, đặc biệt là những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế tư nhân còn chưa phát triển, thì chất lượng các hoạt động đối thoại chính sách còn hạn chế, do các doanh nghiệp dân doanh còn tâm lý e ngại chính quyền, chỉ tham gia các hội nghị một cách hình thức.

Các hiệp hội doanh nghiệp cũng vấp phải nhiều khó khăn trong việc tham gia các hoạt động đối thoại chính sách. Do thiếu nguồn lực tài chính và kỹ năng tổ chức, nhiều hiệp hội còn thụ động trong việc tập hợp ý kiến của doanh nghiệp thành viên để phản ánh tới chính quyền địa phương thông qua các hội nghị, diễn đàn chính thức. Do đó, quyền lợi của các doanh nghiệp dân doanh còn chưa được bảo vệ đúng mức.

2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế

Cho tới này, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, khu vực nhà nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Điều tra mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, trên cả nước hiện có khoảng 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ, với tổng số cán bộ biên chế khoảng 15.000, với khoảng 600 tỷ đồng ngân sách hàng năm. Đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ ở mức rất thấp, chỉ khoảng 5 USD (năm 2007), với nguồn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Trong khi đó, tại Trung Quốc là khoảng 20 USD (năm 2004) và Hàn Quốc khoảng 1000 USD (2007). 13 Để thực hiện mục tiêu tăng gấp 3,2 lần GDP vào năm 2020 soi với năm 2010, khoa học và công nghệ là lĩnh vực được cho cần có sự đột phá. Các doanh nghiệp tư nhân rõ ràng phải đóng vai trò quan trọng để cho sự phát triển công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ này.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ trong khối doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân, còn có khá nhiều hạn chế.

Bản thân đầu tư cho khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước là khá thấp.

Hiện con số này mới chỉ chiếm khoảng 2% tổng chi ngân sách, khoảng 0,5-0,6

% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp còn thấp, chưa đến 0,1% GDP. Hầu hết doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư cho khoa học và công nghệ. Việc huy động các nguồn lực từ khối kinh tế tư nhân vào phát triển khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, hiện nay, tỷ lệ đầu tư cho Khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 5:1, trong khi tại Trung Quốc, tỷ lệ này là 1:314. Khảo sát của GTZ và VCCI tại 1200 doanh nghiệp Việt Nam năm 2008 cho thấy, chỉ khoảng 0,1% doanh thu hàng năm dành cho nghiên cứu và phát triển để tạo

13 Đi tìm ‘căn bệnh’ cản trở tiến bộ của khoa học công nghệ, ngày

26/12/2009http://www.tinmoi.vn/Di-tim-can-benh-can-tro-tien-bo-cua-khoa-hoc-cong-nghe- 1298882.html

14 'Chỉ có khoa học và công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá', http://vnexpress.net/GL/Khoa- hoc/2008/05/3BA02992/

sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, thiết bị. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của doanh nghiệp cũng chỉ chiếm chưa tới 10%, bằng ẳ của cỏc nước phỏt triển. Những hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp đã dẫn tới sản phẩm kém đa dạng.

Thiết bị công nghệ lạc hậu cũng dẫn tới tiêu hao nguyên nhiên liệu lớn, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng15.

Một khảo sát 630 doanh nghiệp với số mẫu đại diện của đầy đủ các loại hình sản xuất kinh doanh của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (năm 2009) cho thấy thực trạng của đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Mặc dù trong giai đoạn 2006-2008, có tới 67,8% doanh nghiệp được khảo sát đưa ra được sản phẩm mới hoặc có cải tiến đáng kể và có 57,3% doanh nghiệp đưa ra dịch vụ mới hoặc có cải tiến, nhưng phần lớn sự đổi mới này được tiến hành bởi chính doanh nghiệp. Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp hợp tác với các công ty hoặc viện nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước rất hạn chế, lần lượt dừng lại ở các con số: 2,8%, 6,6% (lĩnh vực hàng hóa) và 7,4%, 9,6% (lĩnh vực dịch vụ). Đáng lưu ý, công tác đổi mới sản phẩm dựa vào doanh nghiệp khác hoặc viện nghiên cứu thực hiện là chính chỉ là 3% (lĩnh vực hàng hóa), 7% (lĩnh vực dịch vụ). Cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dân doanh, và viện nghiên cứu là rất hạn chế, và là vấn đề nghiêm trọng về thực trạng ứng dụng và chuyển giao, phổ biến công nghệ tại Việt Nam. Thực trạng này kéo dài sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng".16

Một khảo sát khác do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành gần đây nhằm đánh giá trình độ khoa học công nghệ của 630 doanh nghiệp trong và ngoai nước kinh doanh trên địa bàn thành phố cho thấy các doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế trong đổi mới công nghệ. Tỷ lệ doanh nghiệp đạt mức độ tự động hóa hoàn toàn chỉ chiếm 25%, bán tự động chiếm 60%, 15% còn lại chỉ ở mức độ thủ công cơ khí. Phần lớn thiết bị công nghệ có xuất xứ từ Trung Quốc, rất ít từ Mỹ, Nhật và các nước châu Âu. Một đánh giá khác của Tiến sỹ Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu 3-4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 1980s và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ rất hạn chế. Khu vực kinh tế tư nhân thậm chí còn được cho là hầu như chưa tham gia đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ do không có đủ tiềm lực về vốn.17

Nhà nước đã có những chính sách mới nhằm thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ trong đó có nhiều khuyến khích cho các doanh nghiệp. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008, tại Điều 17 quy định:

“Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.” Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội

15 Doanh nghiệp Việt Nam ít đầu tư đổi mới công nghệ, http://vnexpress.net/GL/Khoa- hoc/2008/05/3BA02B4B/

16 Các doanh nghiệp phải tự mày mò đổi mới công nghệ, Hà Nội Mới 4/1/2010,

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Cong_nghe/304051/cac-doanh-nghiep-phai-tu-may-mo-doi- moi-cong-nghe.htm

17 Đan Nhiễm, Ứng dụng khoa học và công nghệ - Không thể mãi ăn đong, Hà Nội Mới ngày 7/8/2009.

thông qua ngày 13/11/2008 , tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam. Luật này đã xác định những lĩnh vực được tập trung đầu tư phát triển bao gồm công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển về công nghệ cao, được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngoài ra, còn được tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ. Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế sử dụng đất… Các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo được khuyến khích tham gia hoạt động công nghệ, có thể thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao, với nhiều ưu đãi về thuế, đất đai. 18 Những chính sách mới này được hi vọng sẽ tạo đà cho việc nghiên cứu, phát triển ứng dụng và đổi mới khoa học công nghệ của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

3. Doanh nghiệp Tư nhân tích cực và năng động tham gia cung cấp các dịch vụ công

Trong tiến trình cải cách hành chính, Nhà nước đang khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ công, đặc biệt trong một số dịch vụ công như y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường… cho khu vực phi nhà nước thực hiện. Trong bối cảnh đó, khu vực kinh tế tư nhân đang tích cực tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công được nhà nước trao quyền. Dưới đây là ví dụ về một số dịch vụ công được các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân cung cấp, thể hiện sự cải thiện về chất lượng hoạt động của khu vực này.

3.1. Y tế tư nhân

Hệ thống y tế tư nhân đã và đang góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi dân số tăng, nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng cao. Cuối năm 2007, toàn quốc có 66 bệnh viện tư19. Tính đến tháng 9/2009, toàn quốc đã có 28 tỉnh, thành phố có bệnh viện tư nhân với 93 bệnh viện hoạt động (89 bệnh viện y học hiện đại, 2 bệnh viện y học cổ truyền, 2 bệnh viện bán công), trong đó có 88 bệnh viện tư nhân có vốn đầu tư trong nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các tỉnh có bệnh viện tư nhân tập trung nhiều là Hà Nội, TPHCM, Nghệ An và Đà Nẵng. Trung bình một bệnh viện tư nhân có 79 giường, 6 khoa . 100% bệnh viện có khoa cấp cứu, khoa cận lâm sàng và khoa dược... Mặc dù vậy, hệ thống bệnh viện tư nhân mới chiếm khoảng 8,6 % (93/1.063) số bệnh viện, và 4,6% về số giường bệnh so với bệnh viện công lập. Cùng với hệ thống khám, chữa bệnh công, bệnh viện tư nhân và bán công đã góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng hội Y học Việt Nam, hệ thống y tế ngoài công lập trên cả nước khám chữa bệnh (KCB) cho khoảng gần 40 triệu lượt người/năm.20 Trong đó, các bệnh viện tư góp phần giảm tải cho

18 Nhà khoa học được lập doanh nghiệp công nghệ cao, http://vnexpress.net/GL/Khoa- hoc/2008/11/3BA086C5/

19Lan Anh, Thúc đẩy y tế tư nhân phát triển, Tuổi trẻ Thứ Tư, 19/12/2007, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=234667&ChannelID=3

20 Đông Phương, Y tế tư nhân - Những bất cập cần lời giải, Đời sống và Pháp luật Thứ Năm, 05/11/2009-2:17 PM, http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?

lang=vn&zoneparent=0&zone=5&ID=2213

công lập, ước tính khám chữa bệnh gần 4 triệu lượt người/năm.21 Với chủ trương xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ y tế hiện nay, việc phát triển các bệnh viên tư nhân sẽ góp phần hạn chế những tiêu cực, tham nhũng trong ngành y tế, vấn đề đáng quan ngại đã được các nhà tài trợ nêu lên trong Hội nghị đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11/2009.22

3.2. Văn phòng công chứng tư

Trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường, các giao dịch trong xã hội gia tăng với nhu cầu rất lớn về giấy tờ cần công chứng. Tuy nhiên, trước năm 2007, chỉ với khoảng 140 Phòng Công chứng cùng với tổng số 400 Công chứng viên trên cả nước, tình trạng quá tải của các phòng Công chứng cùng với thái độ hách dịch, cửa quyền và tiêu cực của cán bộ Công chứng đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Trước tình hình đó, hoạt động công chứng đã được xã hội hóa bằng Luật Công chứng có hiệu lực từ 1/7/2007, qua việc cho phép thành lập các Văn phòng Công chứng (Phòng công chứng tư nhân). Chỉ tính riêng tại Thành phố Hà Nội đã có 39 văn phòng công chứng tư (hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân). Sự xuất hiện của các văn phòng công chứng tư đã góp phần giảm tải cho công chứng Nhà nước Với việc người dân tới các Văn phòng Công chứng tư yêu cầu cung cấp dịch vụ công chứng ngày một nhiều, các văn phòng công chứng tư được cho là đang góp phần tích cực vào việc đưa giao dịch dân sự càng đúng pháp luật, do đó các tranh chấp phát sinh từ những giao dịch không đúng luật sẽ giảm đi đáng kể, và tính ổn định của xã hội cũng được đảm bảo cao hơn. 23

3.3. Dịch vụ vệ sinh môi trường

Tình hình ô nhiễm môi trường của các khu dân cư cũng là một vấn đề gây bức xúc trong xã hội do tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt và nguồn lực ngân sách hạn chế của Nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ vệ sinh môi trường đã được thí điểm xã hội hóa tại hai quận Bình Tân và Tân Phú từ năm 2006, đến năm 2007 được triển khai thêm ở 4 quận huyện và được triển khai trên toàn thành phố từ năm 2008. Việc thực hiện xã hội hóa này vừa góp phần làm giảm đi gánh nặng ngân sách và nhân sự cho chính quyền địa phương, vừa tạo khả năng dồn nguồn lực vào các hoạt động quản lý, quy định xử phạt, quan trọng nhất là công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư và thành phố. 24 Tại Hà Nôi, đề án xã hội hóa thu gom rác thải đã được thực hiện từ 2006. Ngoài sự tham gia của công ty môi trường đô thị của thành phố, còn có sự tham gia của

21 www.giadinh.net - Ngày 17/9 và báo Tiền Phong Thứ Sáu, 18/09/2009, 15:46

22 Diệp Văn Sơn, Xã hội hoá dịch vụ công góp phần phòng chống tham nhũng, Sài Gòn Tiếp thị Ngày 03.12.2009 http://www.sgtt.com.vn/detail33.aspx?

newsid=60064&fld=HTMG/2009/1201/60064,

23 Hồng Sơn, Thành lập công chứng tư nhân: Không còn chỗ cho sự cửa quyền? Gia Đình và Xã hội, Thứ Năm, 03/12/2009-1:08 PM, http://giadinh.net.vn/home/11920p0c1000/thanh-lap- cong-chung-tu-nhan-khong-con-cho-cho-su-cua-quyen.htm

24Lãnh đạo Sở TN-MT giao lưu trực tuyến với bạn đọc SGGP Xã hội hóa toàn bộ dịch vụ vệ sinh môi trườngSGGP:: Cập nhật ngày 22/03/2007 lúc 12:10'(GMT+7.

http://www.sggp.org.vn/giaoluutructuyen/2007/3/91403/

Một phần của tài liệu BÁO cáo rà SOÁT DNTN (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w