- Vị trí địa lý: Xã Hồng Thủy nằm ở phía cuối của huyện Lệ Thủy, dọc theo quốc lộ 1A đi Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích tự nhiên 2.819,07 ha. Địa giới hành chính của xã như sau:
Phía Bắc giáp với Huyện Quảng Ninh.
Phía Nam giáp với xã Thanh Thủy.
Phía Đông giáp xã Ngư Hòa và Huyện Quảng Ninh.
Phía Tây giáp xã Lộc Thủy và xã Hoa Thủy.
Tổng địa giới hành chính của xã có 9 thôn bao gồm: Thôn Đông Hải, Thôn Thạch Hạ, Thôn Thạch Trung, Thôn Thạch Thượng 2, Thôn Thạch Thượng 1, Thôn Mốc Thượng 2, Thôn Mốc Thượng 1, Thôn Mốc Định, Thôn An Định. Xã có 02 HTX, 05 tổ hợp tác.
- Địa hình, địa mạo:
Địa hình xã Hồng Thủy chủ yếu là bãi cồn cát, đất cát chiếm trên 50% diện tích tự nhiên, hàng năm bị nạn cát bay, cát lấn đe dọa. Đồng bằng phân bố dọc theo sông Kiến Giang lại bị chia cắt bởi nhiều dọi cát cắt ngang, địa hình thấp dần về phía Tây.
- Khí hậu:
Xã Hồng Thủy chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Trung Việt Nam. Được hình thành từ miền nhiệt đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa.
+ Nhiệt độ trung bình năm 24,40C.
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 33,8- 34,30C.
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16,9- 17,8 0C.
+ Tổng tích ôn trong năm 8.600 – 9.0000C. Biên độ ngày và đêm 5 – 80C.
+ Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
Lượng mưa trung bình năm 2100 – 2300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm 20 – 25% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 70 -75% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng vào mùa này.
23
Độ ẩm không khí trung bình tháng trên 70%, riêng những tháng có gió Tây Nam độ ẩm không khí tương đối thấp.
Gió bão: Xã Hồng Thủy là xã thường xuyên có bão đi qua từ tháng 7 đến tháng 11, gây hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong xã.
Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến xã từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió Đông Bắc làm giảm nhiệt độ từ 4 -60C nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Gió Tây Nam khô nóng: Xuất phát từ áp thấp khô nóng Ấn Độ - Miến Điện hoặc từ vịnh Bangan qua dãy Trường Sơn khi xuống Đông Trường Sơn trở nên khô nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt.
- Thủy văn:
Xã Hồng Thủy là xã có sông Kiến Giang chảy qua, là nguồn cấp nước chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã. Ngoài ra toàn xã còn có hệ thống kênh mương và các hồ lớn cung cấp nước cho các nhu cầu của người dân trong xã.
Nhìn chung với những điều kiện tự nhiên của xã Hồng Thủy rất thích hợp cho việc sản xuất rau. Đất chủ yếu là đất cát pha thịt, nguồn nước dồi dào, khí hậu tương đối thích hợp cho cây rau sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại sản lượng lớn. Xã Hồng Thủy có vị trí địa lý thuận lợi giúp cho sản phẩm rau sản xuất ra có thể dễ dàng trao đổi, tiêu thụ ra những nơi khác nhau.Nhưng xã Hồng Thủy cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết nắng nóng và lụt bão xảy ra nên sản lượng ra sản xuất ra không ổn định.
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội - Kinh tế nông nghiệp:
Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 2174,51 ha chiếm 77,14% tổng diện tích tự nhiên của xã. Đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng , vật nuôi, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Giảm diện tích trồng, tăng diện tích nuôi cá, áp dụng các biện pháp KHKT bằng cách cơ cấu các giống mới, chú trọng thâm canh, tăng năng suất.
Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, khoanh ô nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho santr xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Các loại cây trồng chủ yếu của xã là lúa, rau, khoai, đỗ tương, đậu. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 488,91 ha.
Tổng sản lượng lương thực của xã năm 2010 là 5.130 tấn.
Diện tích trồng rau các loại là 145,1 ha, diện tích một số cây chủ yếu: Hoa 7ha, Bầu, bí mướp 18ha, ớt 22 ha( có 1ha ớt hợp đồng theo dự án), su hào 32 ha, hành 20 ha, rau cải các loại 19 ha.
24
Chương trình kinh tế trọng điểm có giá trị thu nhập 70 triệu đồng trở lên với diện tích 130 ha, trong đó có 7ha trồng hoa đạt thu nhập trên 200 triệu đồng/ ha, Khoai lang: 56 ha, thu nhập 100 triệu đồng/ ha, có 67 ha diện tích trồng xen canh các loại rau, quả như su hào - ớt – dưa, hành- ớt- dưa có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên.
- Dân số: Toàn xã có 9483 nhân khẩu với 1933 hộ. tỷ lệ phát triển dân số toàn xã Hồng Thủy là 1,42%. Số người trong độ tuổi lao động là 5310 chiếm 55,99% dân số toàn xã, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66,9%. Lao động ở đây mang tính thời vụ, lao động chủ yếu theo mùa vụ, số lao động trẻ không có việc làm trong những tháng nông nhàn. Do đó thu nhập của người dân trên địa bàn xã chỉ đạt 11 triệu đồng/người/năm. Mật độ dân số là 321 người/km2
- Thủy lợi:
Toàn xã đã bê tông hóa hệ thống kênh mương. Huy động hàng ngàn ngày công nâng cấp các tuyến kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã. Mạng lưới thủy lợi và các công trình phục vụ thủy lợi của xã được quan tâm tu bổ, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.năm 2010, diện tích đất thủy lợi có 83,40 ha, chiếm 54,64% diện tích đất phát triển hạ tầng. trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cần từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng mới hệ thống trạm bơm, xây dựng hệ thống kênh mương phục vụh cho cánh đồng màu.
- Năng lượng: hệ thống điện của xã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, có 100%
hộ được dùng điện lưới.
- Chăn nuôi:
Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã tuy có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng do thực hiện tốt kế hoạch tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng lở mồm long móng cho gia súc, tiêm phòng H5N1 cho gia cầm nên đàn gia súc, gia cầm ổn định về cả số lượng và chất lượng.
Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua nhờ áp dụng chính sách khuyến khích và chuyển giao khoa học kỷ thuật nhân rộng một số mô hình tiên tiến, thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn gia cầm, phát triển đàn gia cầm, đưa tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng. Tổng số đàn trâu bò là: 500 con giảm 180 so với năm 2005. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 45,00% trong giá trị nông nghiệp.
25 - Giao thông:
Hệ thống giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển, năm 2010 diện tích đất giao thông có 63,51 ha, chiếm 41,61% diện tích đất phát triển hạ tầng.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố hợp lý, thuận lợi về hướng và tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã lân cận. Tuy nhiên, các tuyến đường liên thôn, đường nội đồng còn hẹp, chất lượng đang xuống cấp. Vì vậy trong thời gian tới để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân thì cần phải dành quỹ đất để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như giao thông trong khu dân cư, giao thông nội đồng.
Xã Hồng Thủy có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn thuận lợi cho việc mở rộng mô hình sản xuất ra, nguồn lao động trong nông nghiệp lớn, có kinh nghiệm sản xuất cùng với hệ thống kênh mương kiên cố giúp cho việc sản xuất rau thuận lợi để phát triển thêm, ngành chăn nuôi ở xã cũng phát triển giúp cung cấp một lượng phân bón cho quá trình sản xuất rau, hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng được củng cố, đặc biệt là chợ giúp cho hàng hóa, sản phẩm rau có thể được được trao đổi mua bán.
26