Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG TAURINE vào KHẨU PHẦN ăn của cá lóc (channa striata) (Trang 20 - 24)

Hệ thống thí nghiệm gồm 21 bể composite được bố trí hệ thống sục khí, cấp nước chảy tràn và đậy kỹ bể bằng lưới nhằm tránh cá thoát ra ngoài, thay nước khi nước dơ.

Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm 3.3.2 Ngun cá thí nghim

Chọn cá khỏe mạnh, đồng cỡ, không nhiễm bệnh và có khối lượng trung bình 4,75±0,06 g/con. Cá được tập ăn thức ăn chế biến trước khi bố trí thí nghiệm.

Hình 3.2 Nguồn cá thí nghiệm

3.3.3 Thc ăn thí nghim

Thí nghiệm sử dụng công thức thức ăn từ các nguồn nguyên liệu chủ yếu như: bột cá, bột đậu nành, dextrin, dầu cá, chất kết dính gelatine, vitamin và khoáng.

Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm có dạng viên hình trụ với kích cỡ viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng của cá, sau khi phơi khô được bảo quản lạnh trong suốt quá trình thí nghiệm.

Cân nguyên liệu

Trộn nguyên liệu khô

Trộn ướt

Ép viên

Phơi khô hoặc sấy

Bảo quản trong tủ đông

Hình 3.3 Các bước chuẩn bị thức ăn thí nghiệm 3.3.4 B trí thí nghim

Thời gian tiến hành thí nghiệm là 2 tháng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức gồm một nghiệm thức đối chứng và 6 nghiệm thức cho ăn thức ăn có cùng mức protein 44% và lipid 10%, thành phần nguyên liệu phối chế thức ăn thí nghiệm ở Bảng 3.1. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, các nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức 1: thức ăn đối chứng bột cá (0% BĐN)

Nghiệm thức 2: thức ăn thay thế 30% bột cá bằng bột đậu nành không bổ sung taurine

Nghiệm thức 3: thức ăn thay thế 30% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung taurine

Nghiệm thức 4: thức ăn thay thế 40% bột cá bằng bột đậu nành không có bổ sung taurine

Nghiệm thức 5: thức ăn thay thế 40% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung taurine

Nghiệm thức 6: thức ăn thay thế 50% bột cá bằng bột đậu nành không có bổ sung taurine

Nghiệm thức 7: thức ăn thay thế 50% bột cá bằng bột đậu nành có bổ sung taurine

Bảng 3.1 Thành phần nguyên liệu phối chế công thức thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu % BĐN 30%BĐN 40%BĐN 50%BĐN 30%BĐN-

Taurine

40%BĐN- Taurine

50%BĐN- Taurine Bột cá 59,67 41,77 35,80 29,83 41,77 35,80 29,83 Bột đậu nành 0,00 26,12 34,82 43,53 26,12 34,82 43,53 Dextrin 26,45 17,90 15,05 12,26 17,90 15,05 12,26 Vitamine 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 Khoáng 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 Dầu cá 4,64 5,68 6,03 6,37 5,68 6,03 6,37 Chất kết dính 5,24 3,89 3,44 2,93 2,89 2,44 1,93 Lysine 0,00 0,285 0,380 0,475 0,285 0,380 0,475 Methionine 0,00 0,213 0,284 0,356 0,213 0,284 0,356 Threonine 0,00 0,145 0,194 0,242 0,145 0,194 0,242 Taurine 0,00 0,00 0,00 0,00 1,00 1,00 1,00 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100

Bảng 3.2 Thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm sau khi phân tích Thành phần hoá học (%) Nghiệm thức

Protein Lipid Khoáng Xơ NFE TA đối chứng (0% BĐN) 44,8 8,51 13,1 --- 33,6

TA 30% BĐN 44,9 9,18 12,3 5,52 28,0 TA 40% BĐN 45,3 9,53 12,2 5,57 27,5 TA 50% BĐN 44,7 9,05 11,9 5,84 28,5 TA 30% BĐN + Tau 43,9 8,87 12,4 5,24 29,6

TA 40% BĐN + Tau 44,6 8,56 12,5 5,61 28,7 TA 50% BĐN + Tau 43,4 8,29 12,0 6,13 30,1

BĐN: bột đậu nành; BĐN+Tau: bột đậu nành có bổ sung taurine

Mật độ cá bố trí thí nghiệm 30 con/bể 3.3.5 Chăm sóc và qun lý

Hàng ngày đo nhiệt độ nước, quan sát hoạt động của cá, vệ sinh sàn ăn. Định kỳ vệ sinh bể 1tuần/ 1lần, siphon bể mỗi ngày

Phương pháp cho cá ăn ở các thí nghiệm đều giống nhau, cho ăn trên sàn ăn 3 lần/ngày 7h, 13h và 17h, cho ăn theo nhu cầu của cá. Ghi nhận lượng thức ăn thừa, cân khối lượng và đo chiều dài số cá chết hàng ngày.

3.3.6 Phương pháp thu mu

Khi bố trí thí nghiệm cá được xác định khối lượng ban đầu bằng cách cân toàn bộ số cá ở mỗi bể. Trong quá trình thí nghiệm định kỳ 1 tháng thu mẫu 1 lần.

Mỗi lần thu mẫu đo chiều dài và cân khối lượng sau đó cá được thả lại bể.

Đo chiều dài bằng thước kẻ ô li, cá được đo từng con chiều dài tổng cộng và cân khối lượng bằng cân điện tử (cân 4 số lẻ dùng trong phòng thí nghiệm).

3.3.7 Phương pháp x lý mu

Mẫu sau khi thu sẽ được phân tích các chỉ tiêu ẩm độ ban đầu, ẩm độ phân tích, tro, protein thô, lipid thô. Các chỉ tiêu được tính bằng khối lượng khô và được phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Các chỉ tiêu phân tích

Các yếu môi trường

Nhiệt độ: Đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (sáng 7h và chiều 14h), đo hàng ngày.

Oxy và pH được đo bằng máy đo 5 ngày/lần sáng 7h và chiều 14h cùng thời gian với đo nhiệt độ.

Các phương pháp phân tích thành phn hoá hc ca cá và thc ăn

Phân tích ẩm độ ban đầu: sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C trong 24h đến khi khối lượng không đổi.

* m độ: được xác định bằng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng không đổi.

* Protein: được xác định theo phương pháp Kjeldah

* Lipid: được xác định bằng phương pháp Soxhlet

* Khoáng: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt độ 5500C – 5600C trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG TAURINE vào KHẨU PHẦN ăn của cá lóc (channa striata) (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)