Tăng trưởng của cá là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng thức ăn. Tăng trưởng được thể hiện qua sự tăng trọng, sự tăng trọng theo ngày, tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá.
Cá có khối lượng ban đầu trung bình khoảng 8,47gam/con, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Vì vậy khối lượng ban đầu sẽ không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá trong quá trình thí nghiệm.
Bảng 4.3 Tăng trưởng của cá tra sau 6 tuần thí nghiệm Nghiệm thức
(%DC) Wi (gam) Wf (gam) DWG
(g/ngày)
SGR (%/ngày) NT 1
(100% DC) 8,44±0,05 11,7±0,24a 0,08±0,004a 0,77±0,03a NT 2
(75% DC) 8,51±0,05 11,0±0,15b 0,06±0,003b 0,62±0,03b NT 3
(50% DC) 8,44±0,02 10,9±0,20bc 0,06±0,005b 0,61±0,05b NT4
(25% DC) 8,45±0,02 10,5±0,12cd 0,03±0,002bc 0,51±0,01bc NT 5
(0% DC) 8,48±0,01 10,3±0,09d 0,04±0,002c 0,45±0,02c
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các số liệu nằm trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tỉ lệ dầu cá trong thức ăn giảm, tỉ lệ dầu đậu nành tăng thì tăng trọng và tốc độ tăng trọng của cá giảm. Tăng trọng và tốc độ tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 1 (100% DC) là 3,26 gam và 0,08 gam/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức 5 (0% DC) tăng trọng và tốc độ tăng trọng của cá thấp nhất là 1,8 gam và 0,04 gam/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 (100% DC), nghiệm thức 2 (75% DC) và nghiệm thức 3 (50% DC) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 4 (25% DC).
Tăng trưởng
1.82c 2.05bc
3.26a
2.49b 2.46
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
NT 1 (100%DC)
NT 2 (75%DC)
NT 3 (50%DC)
NT 4 (25%DC)
NT 5 (0%DC)
Nghiệm thức
WG (g)
Hình 4.1: Tăng trưởng của cá tra sau 6 tuần thí nghiệm.
Theo Lê Thanh Hùng (2008) dầu cá là nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng.
Năng lượng thô của dầu cá tuyết là 9,4 Cal/kg. Độ tiêu hóa của dầu cá khá cao.
Ở các hồi (Oncorhynchus mykiss) độ tiêu hóa trung bình của dầu cá là 90%.
Tương tự, trên các loài cá biển khác như cá tráp (Chrysophrys major) cho kết quả tăng trọng cao khi sử dụng đến 10% dầu cá tuyết. Vì vậy thức ăn chứa lipid từ nguồn dầu động vật, đặc biệt là dầu cá hồi và dầu cá tuyết thì cho cá tăng trọng tốt hơn so với các nguồn lipid từ thực vật.
Theo nghiên cứu của Zhou et al., (2007) về sự tăng tưởng của tôm thẻ chân trắng (Litoppenaeus vannamei), trọng lượng trung bình 0,1 gam từ các nguồn
lipid khác nhau trong 8 tuần. Hàm lượng lipid trong thức ăn là 6% từ các nguồn như: dầu cá Polack (PO-Polack fish oil), dầu hoặc mỡ heo (PL-pork lark), dầu đậu nành (SO-soy oil), dầu đậu phộng (PN-peanut oil), dầu hạt cải (RO- rapeseed oil), và kết hợp dầu cá với dầu đậu nành (POSO, Polack fish oil-soy oil, tỉ lệ 1:1). Kết thúc thí nghiệm, cá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức chứa dầu cá PO (2,4 gam).
Kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả hai thí nghiệm của Francis et al., (2007) trên cá Tuyết Murray Cod (Maccullochella peelii peelii) có trọng lượng (20-22 gam) trong 16 tuần về khả năng thay thế dầu cá bởi dầu cải và dầu hạt lanh. Mỗi thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức thức ăn tương ứng với hàm lượng thay thế là 0%, 25%, 50%, 75%, 100%. Cả hai thí nghiệm đều cho kết quả giống nhau, cá đạt tốc độ tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 1 (100% dầu cá), thấp nhất ở nghiệm thức 5 (0% dầu cá).
Thí nghiệm trên cá humpback grouper Cromileptes altivelis (Valenciennes) (họ cá mú), khối lượng trung bình (10,6 gam) ở mức lipid 10% và mức protein 50%. Trong đó thành phần lipid được cung cấp từ các nguồn khác nhau: dầu cọ (crude palm oil-CPO), dầu palm olein (RBDPO), dầu đậu nành (soybean oil- SBO) hoặc dầu cải (canola oil-CNO) và gan dầu cá tuyết (cod liver oil-CLO), cá đạt tăng trọng cao nhất (14,4 gam) ở nghiệm thức gan dầu cá tuyết (Shapawi et al; 2008).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá ở các nghiệm thức cũng biến động tương tự như tốc độ tăng trưởng theo ngày. Hai chỉ tiêu này giảm dần theo tỉ lệ dầu cá được thay thế. Ở nghiệm thức 1 (100% DC) có SGR cao nhất đạt 0,77%/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. SGR thấp nhất ở nghiệm thức 5 (0% DC) chỉ đạt 0,45%/ngày. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả hai thí nghiệm của Francis et al., (2007) trên cá Tuyết Murray Cod (Maccullochella peelii peelii) về khả năng thay thế dầu cá bởi dầu cải và dầu hạt lanh, tỉ lệ thay thế là 0%, 25%, 50%, 75%, 100%. Cả hai thí nghiệm đều cho kết quả giống nhau, cá đạt SGR cao nhất ở nghiệm thức 1 (100% dầu cá), thấp nhất ở nghiệm thức 5 (0% dầu cá).
Mặt khác, theo Lê Thanh Hùng (2008) thì hàm lượng lipid trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến thành phần acid béo trong cá. Thành phần acid béo trong cá phản ánh thành phần aicd béo trong thức ăn. Tuy nhiên cũng tùy thuộc loài cá và môi trường sống của chúng mà cá có nhu cầu các loại acid béo khác nhau.
Không phải loài cá nào việc sử dụng lipid có nguồn gốc động vật như dầu cá
cũng cho tăng trọng tối ưu nhất. Trên cá chình biển (Anguilla japonica) một tỉ lệ 1:2 dầu cá và dầu bắp cho kết quả tăng trưởng tốt với tỉ lệ sử dụng 12%.
Trên các loài cá nước ngọt như cá da trơn Mỹ và cá rô phi có nhu cầu cao các acid béo n-6. Vì vậy khi bổ sung nguồn lipid có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành sẽ có kết quả tốt hơn khi bổ sung dầu cá. Khi bổ sung dầu cá với liều lượng quá cao 10-12% thì tăng trọng của cá sẽ giảm.
Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá Jundia´ (Rhamdia quelen Quoy and Gaimard, 1824), (họ cá trê), trọng lượng (1±0,2 gam) trong 31 ngày với hàm lượng đạm 37%, lipid 10% và năng lượng (19 KJ/gam). Hàm lượng lipid trong thức ăn được bổ sung từ các nguồn khác nhau: dầu bắp, dầu cá và dầu hạt lanh, cá đạt tăng trọng ở nghiệm thức chứa dầu bắp (4,5gam) (Vargas et al., 2008).
Hiện nay, do nguyên liệu ngày càng khan hiếm, khuynh hướng chung người ta sử dụng các nguồn dầu có nguồn gốc từ thực vật như: dầu nành, dầu lanh, dầu cọ, dầu cải, dầu bắp... thay thế nguồn dầu cá và các nguồn dầu khác từ động vật biển quý hiếm. Các nguồn dầu thực vật chỉ thay thế một phần dầu cá chứ không thể thay thế hoàn toàn. Dầu đậu nành thường được sử dụng thay thế một phần dầu cá trong thức ăn các loài cá biển cũng như trên các loài giáp xác khác. Tỉ lệ thay thế dầu cá thay đổi tùy giống loài thủy sản. Khi thay thế 68% dầu cá bằng dầu đậu nành trên cá hồi Đại Tây Dương không làm ảnh hưởng tăng trưởng của cá nhưng làm giảm tỉ lệ acid béo không bão hòa ở cá. Một thí nghiệm trên cá chẽm (Lates calcarifer) khi sử dụng cao tỉ lệ dầu đậu nành sẽ làm giảm tăng trưởng, nhưng khi sử dụng với tỉ lệ 1:1 dầu cá và dầu đậu nành thì cho tăng trưởng rất tốt (Hermpf và Piedad-Pascual, (2000); trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).