Sinh sản nhân tạo cá chạch lấu

Một phần của tài liệu THEO dõi sự THÀNH THỤC và KÍCH THÍCH SINH sản cá CHẠCH lấu (MASTACENBELUS FAVUS) (Trang 25 - 28)

Phần IV: Kế quả th ảo luận

4.3 Sinh sản nhân tạo cá chạch lấu

4.3.1 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng HCG 4.3.1.1 Điều kiện môi trường

Các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6 Điều kiện môi trường thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu môi trường

Tại dụng cụ chứa cá bố mẹ

Tại dụng cụ ấp trứng

Nhiệt độ (0C) 27.56 ± 0.82 27.81± 0.88

1 Oxy (mg/L) 4.62 ± 0.23 4.63 ± 0.22

pH 7.37 ± 0.23 7.31 ± 0.37

Nhiệt độ (0C) 27.43 ± 0.77 27.93 ± 0.97

2 Oxy (mg/L) 4.68 ± 0.25 4.62 ± 0.23

pH 7.31 ± 0.26 7.37 ± 0.35

Nhiệt độ (0C) 28.06 ± 1.17 28.12 ± 0.91

3 Oxy (mg/L) 4.56 ± 0.17 4.63 ± 0.23

pH 7.25 ± 0.27 7.43 ± 0.18

Theo Nguyễn Đình Trung (2004), đa số các loài cá nuôi có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 20-300C, pH biến động từ 6-9 và nồng độ oxy hòa tan trong nước từ 3-5 mg/L.

Bảng 4.6 cho thấy, với điều kiện nhiệt độ 27,56 -28,120C, oxy hòa tan 4,56- 4,68 mg/l, pH từ 7,25- 7,43, trong bể đẻ cũng như trong bể ấp trứng hoàn toàn thích hợp cho quá trình rụng trứng và nở của cá chạch lấu.

22 4.3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng HCG tới các chỉ tiêu sinh sản cá

Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh sản của cá khi được kích thích bằng các liều lượng HCG khác nhau được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu sinh sản của cá khi kích thích sinh sản với các liều lượng HCG khác nhau

- ghi chú: NT 1 Nồng độ 1500; NT 2 2000; NT 3 2500 UI/kg♀. TGHUT: Thời gian hiệu ứng thuốc; SSSTT: Sức sinh sản thực tế; TLTT: Tỷ lệ thụ tinh; TLN: TỶ lệ nở: Trên cùng một cột, các số trung bình theo sau cùng một ký tự thì khác biệt không có ý nghĩa ( p > 0,05)

.Tỷ lệ cá đẻ

Khi sử dụng HCG ở các mức nồng độ NT 1 cá không đẻ. Trong khi đó, hai nghiệm thức còn lại là NT 2 và NT 3 đạt tỷ lệ cá đẻ lần lượt là 66,67% và 100%. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do trong buồng trứng cá chạch lấu có trứng ở nhiều giai đoạn khác nhau, chưa đạt đến giai đoạn IV (Nguyễn Văn Triều, 2010). Thêm vào đó chỉ tiêm 1 liều, vì thế trứng cá chưa đạt đến độ chín cần thiết để sẵn sàng rụng trứng. Mặc dù vậy, ở NT 2 và NT 3 cho tỷ lệ rụng trứng cao hơn so với kết quả của (Nguyễn Thành Trung & ctv, 2009) (tỷ lệ rụng trứng đạt 60,33% và 87,70% ở NT 2 và NT 3). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do chất lượng thành thục của cá khi nuôi vỗ. Khi cá thành thục tốt chỉ cần một lượng nhỏ hormone đã gây rụng trứng ở cá (Nguyễn Tường Anh, 2005). Kết quả đó chứng tỏ liều lượng 2000 UI/kg cá cái và 2500 UI/kg cá cái đã có tác dụng tốt trong việc kích thích sinh sản. Ở liều lượng 2000 UI/kg cá cái có tác dụng kích thích sinh sản nhưng hiệu quả chưa cao, tỷ lệ cá đẻ chỉ đạt 66,67%.

NT

Số cá đẻ (con)

TGHU (giờ)

SSSTT (trứng/g)

TLTT (%)

TLN (%)

Tỷ lệ cá đẻ(%)

1 3 - - - - -

2 3 9 17,250±15,87a 60,88±52,72a 39,20±25,25a 66,67

3 3 6,5 28,341±2,49b 93,23±1,49a 44,65±0.95a 100

23 Thời gian hiệu ứng thuốc

Thời gian hiệu ứng thuốc ở NT 3 trung bình 6,5 giờ, còn NT 2 là 9 giờ. Từ kết quả thực tế cho thấy với lượng kích thích tố càng cao thì thời gian hiệu ứng thuốc càng ngắn. So với các loài cá đẻ trứng dính khác thì cá chạch lấu có thời gian hiệu ứng thuốc ngắn hơn. Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Thát Lát Còm là 24 giờ (Nguyễn Chung, 2006), Cá Tra là 8-12 giờ (Nguyễn Chung, 2008), cá Chạch sông là 8 giờ 40 phút (Dương Trần Trung Kiên, 2007).

Sức sinh sản thực tế

Về sức sinh sản thực tế của cá ở các nghiệm thức dao động 17,250 – 28,341 (trứng/g cá cái), ở NT.3 thì số lượng trứng cao nhất (28,341 trứng/g cá cái). Số liệu thu thập được về sức sinh sản của cá ở các nghiệm thức là có sự khác nhau. Khi so sánh thống kê thì sức sinh sản ở NT 2 và NT 3 có sự sai khác với nhau (p>0,05) Điều này cho thấy ở NT 3, cá cái đã đủ tác dụng gây chín và rụng những tế bào trứng đã thành thục.

Kết quả sức sinh sản ở NT 1 cũng chứng tỏ rằng liều lượng 1500 UI/kg cá cái, chưa đủ tác rụng để tạo nên sự rụng trứng và đẻ trứng hoàn toàn (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

Các chỉ số về tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh

Đối với tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0.05) khi sử dụng HCG ở các NT 2 và NT 3.

So sánh các chỉ tiêu trong bảng kết quả trên có thể kết luận rằng hoàn toàn có thề sử dụng HCG để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu ở mức liều lượng 2000 và 2500 UI/kg cá cái.

4.3.1.3 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng LRHa+DOM

Nhiệt độ trong thời gian giữ cá sau khi tiêm là 27 – 300C, pH từ 6,5 – 7,5, oxy hòa tan dao động trong khoảng 4,0 – 4,5 Kết quả khi sử dụng LRHa+DOM sinh sản nhân tạo cá chạch lấu không cho kết quả như mong muốn. Không có cá thể nào rụng trứng. Điều này rất có thể là do kích thích tố không có tác dụng gây rụng trứng. Tuy nhiên, theo kết quả của (Nguyễn Thành Trung &

ctv,2009), khi sử dụng LRHa với các mức liều lượng trên thì cho kết quả rụng trứng lần lượt là 80,7, 95,5 và 92,7%. Có sự khác biệt này là do cá được tiêm 2 lần (với liều sơ bộ 1mg nảo thùy, liều quyết định ởcác mức 100, 150, 200 àg/kg cỏ cỏi). kết quả này chứng tỏ rằng với phộp tiờm một lần ở cỏc mức nồng độ 100, 150, 200 àg/kg cỏ cỏi là chưa đủ tỏc dụng gõy rụng trứng và đẻ trứng ở cá chạch lấu.

24 4.3.1.4 Kết quả kích thích sinh sản cá chạch lấu bằng não thùy

Nhiệt độ trong thời gian giữ cá sau khi tiêm là 26,5 – 290C, oxy hòa tan trong khoảng 4,5 – 5 mg/L, pH dao động trong khoảng 7,5. Thời gian theo dõi cá đến 56 giờ, nhưng cá không có biểu hiện rụng trứng.

Kết quả trên có thể kết luận ở các mức liều lượng 3, 5, 7 mg não thùy/kg cá cái, não thùy không có khả năng gây rụng trứng trên cá chạch lấu. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả của (Nguyễn Thành Trung & ctv, 2009) cho biết ở liều lượng 3 – 5 mg não thùy/kg cá cái đã gây rụng trứng tốt. Sự khác biệt này có thể do loại não thùy và chất lượng não thùy không ổn định.

Một phần của tài liệu THEO dõi sự THÀNH THỤC và KÍCH THÍCH SINH sản cá CHẠCH lấu (MASTACENBELUS FAVUS) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)