Sinh trưởng của cá lóc

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG các LOẠI SINH KHỐI ARTEMIAĐỂ ƯƠNG cá lóc ĐEN (channa striata, bloch 1793) từ HƯƠNG lên GIỐNG (Trang 25 - 30)

4.3.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc

Kích thước cá thả ương lúc ban đầu có khối lượng là 0,35±0,08g và chiều dài là 3,4±0,3cm. Sau 40 ngày ương có sự biến động về khối lượng được thể hiện trong Bảng 4.2 và Hình 4.2.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lóc

Nghiệm thức

Khối

lượng (g) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 W10 0,89±0,13a 0,88±0,05a 1,02±0,20b 0,91±0,03a 0,68±0,11a W20 3,39±0,61b 2,96±0,71b 3,30±0,12b 2,87±0,31b 1,53±0,31a W30 10,27±3,30b 9,09±1,76b 9,41±1,80b 7,92±1,40b 3,61±0,96a W40 21,67±6,07b 18,62±3,03b 21,73±1,50b 16,52±2,43b 7,66±1,17a DWG

(g/ngày) 0,53±0,15b 0,46±0,75b 0,53±0,04b 0,4±0,06b 0,18±0,03a SGR

(%/ngày) 0,1±0,00b 0,1±0,00b 0,1±0,00b 0,1±0,00b 0,08±0,00a

Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

19

0 5 10 15 20 25

Ban đầu 10 20 30 40

Ngày

Khi ng 100% Artemia TS

100% Artemia ĐL 50% TS+50% cá 50% ĐL+50% cá 100% cá

Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng (g) của cá lóc

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy, khối lượng của cá lóc 10-20 ngày trong quá trình ương có sự khác biệt nhưng chưa lớn. Giai đọan cá 20 ngày ở NT1 đạt 3,39±0,61 g và NT3 là 3,30±0,12 g gần tương đương nhau, còn NT2 cá đạt 2,96±0,71 g và NT4 là 2,87±0,31 g chênh lệch không nhiều nhưng ở NT5 cá chỉ đạt 1,53±0,31 g thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05).

Giai đọan 30 ngày sau ương, đã có sự phân hóa về khối lượng trong các nghiệm thức thức ăn. Ở NT1 cao nhất là 10,27±3,30 g và thấp nhất ở NT5 là 3,61±0,96 g và các nghiệm thức còn lại khác nhau không nhiều. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ hơn 20 ngày trước. Thời điểm này cá đã quen và ưa thích Artemia tươi sống hơn rất nhiều so với cá tạp.

Sau 40 ngày ương khối lượng cá lóc NT3 cao nhất đạt 21,73±4,01g, kế đến là NT1 có khối lượng 21,67±3,29 g, NT2 cá đạt 18,62±3,55 g, NT4 là 16,52±4,07g và ở NT5 có khối lượng thấp nhất (7,66±2,82 g). Kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về khối lượng ở các nghiệm thức so với nghiệm thức cá tạp (p<0,05).

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá lóc ở NT3 và NT1 cao tương đương nhau (0,53g/ngày), kế đến ở NT2 và NT4 chênh lệch không cao (0,46g/ngày) và thấp nhất là NT5 (0,18g/ngày). Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giữa các nghiệm thức thức ăn có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Bùi Minh Tâm (2008) khi tác giả ương cá lóc bông từ ngày 30-60 có khối lượng trung bình ban đầu 0,32 g và sau 30 ngày đạt khối lượng trung bình 1,3 g và chiều dài 5,267- 5,300 cm/con và DWG đạt

20

khoảng 0,089-0,150 g/ngày. Tuy nhiên thức ăn trong thí nghiệm này sử dụng là Moina (tuần đầu) + trùn chỉ (tuần thứ 2) và sau đó cho ăn thức ăn chế biến với mật độ ương là 600 con/m2, 900 con/m2, 1200 con/m2.

Lê Thị Ngọc Thanh (2000) ương cá lóc bông từ hương lên giống trên bể kính, thời gian ương 40 ngày có khối lượng ban đầu (1,72 g) với thức ăn là trùn chỉ, cá tạp hấp, thức ăn chế biến. Nhưng sau 40 ngày ương với thức ăn trùn chỉ cá có khối lượng (10,28 g) thấp hơn khi sử dụng thức ăn cá tạp hấp (14,16 g) và thấp hơn rất nhiều với thí nghiệm này khi cho cá sử dụng thức ăn sinh khối là Artemia có khối lượng (21,73 g). Có thể do Artemia là mồi sống bơi lội tự do cá dễ bắt mồi còn trùn chỉ luôn ở đáy bể. Cá tăng trưởng tốt khi nó sử dụng protein một cách hữu hiệu vì do sinh khối Artemia đã có đủ các axit amin thiết yếu để thỏa mãn nhu cầu của cá.

Từ kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của Khưu Phương Quế (2006) Artemia sinh khối và cá tạp gồm: protein 58,5% và 54,1%; lipid 13,81% và 14,8% cho thấy thành phần dinh dưỡng của Artemia sinh khối và cá tạp không chênh lệch nhiều nhưng trong thí nghiệm này khi cho cá sử dụng sinh khối Artemia tươi sống và cá tạp riêng biệt có sự chênh lệch rất lớn, tuy nhiên khi kết hợp cả 2 loại thì cá có tốc độ tăng trưởng về khối lượng rất cao. Điều này có thể là do các thành phần dinh dưỡng đặc biệt (HUFA, sắc tố, enzyme…) có trong Artemia mà ở cá tạp không có.

21 4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá lóc

Bên cạnh đó có sự biến động về chiều dài của cá sau 40 ngày ương được thể hiện trong Bảng 4.3 và Hình 4.3

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá lóc Nghiệm thức Chiều dài

(cm) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

L10 4,64±0,23b 4,67±0,18b 4,65±0,25b 4,63±0,16b 4,11±0,18a L20 7,32±0,39b 7,04±0,45b 7,07±0,10b 6,80±0,18b 5,39±0,39a L30 10,45±0,96b 10,29±0,66b 10,25±0,40b 9,77±0,42b 7,20±0,42a L40 13,62±1,01b 12,96±0,78b 13,7±0,85b 12,69±0,93b 9,42±0,66a DLG

(cm/ngày) 0,26±0,03b 0,24±0,02b 0,26±0,02b 0,23±0,02b 0,15±0,02a SGR

(%/ngày) 0,03± 0,00b 0,03± 0,00b 0,03± 0,00b 0,03± 0,00b 0,02±0,00a

Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Ban đầu

10 20 30 40

Ngày

Chiều dài

100% Artemia TS 100% Artemia ĐL 50% TS+50% cá 50% ĐL+50% cá 100% cá

Hình 4.3: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài (cm) của cá lóc

Qua Bảng 4.3 và Hình 4.3 cho thấy chiều dài của cá ở các nghiệm thức trong 10 ngày đầu chênh lệch không cao dao động trong khoảng 4,11-4,67 cm. Sau 20 ngày bắt đầu có sự khác nhau giữa NT5 (5,39±0,39 cm) và các nghiệm thức còn lại. Giai đoạn sau 30 ngày ương có sự phân hoá rõ rệt hơn 10 ngày trước. Thực

22

ra giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau và chỉ khác biệt có ý nghĩa so với NT5 (NT đối chứng)(p<0,05).

Sau 40 ngày ương, cá đạt chiều dài cao nhất ở NT3 đạt 13,7±0,85 cm, kế đến là NT1 (13,62±1,01 cm), NT2 (12,96±0,78 cm), NT4 (12,69±0,93 cm), thấp nhất là NT5 (9,42±0,66 cm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.3). Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá cao tương đương cả 4 NT1, NT2, NT3, NT4 (0.03 %/ngày) và thấp nhất ở NT5 (0,02 %/ngày). Tương tự, tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá ở các nghiệm thức có sự chênh lệch không cao nhưng đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức cá tạp (p<0,05).

Theo Phan Phương Loan (2000) ương cá lóc giống trên bể kính có thể tích 46 L/bể với mật độ 16 con/bể, thời gian ương là 30 ngày với thức ăn là trùn chỉ (protein 56,22%), thức ăn chế biến (protein 34%), cá biển xay (protein 78,93%).

Giai đoạn bắt đầu thí nghiệm đến 15 ngày sau, cá có chiều dài 5,28-7,37 cm và khối lượng từ 1,3-3,38 g. Từ 15 - 30 ngày sau, cá có chiều dài 7,37- 9,66 cm và khối lượng 3,38-5,88 g thì sự tăng trọng của cá giảm do cá nhiễm bệnh. Khi cá sử dụng thức ăn là trùn chỉ và cá nục cá lớn nhanh hơn sử dụng thức ăn chế biến nhưng tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng thấp rất nhiều so với thí nghiệm cho ăn sinh khối Artemia. Hơn nữa trong quá trình thí nghiệm theo quan sát thấy cá không bị nhiễm bệnh do đó có thể suy luận rằng Artemia ngoài hàm lượng protein (56%) cao có thể chúng còn cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng khác giúp cho cá tăng cường sức đề kháng với bệnh và tốc độ tăng trưởng của cá ngày càng tăng nhanh.

Theo Đặng Thụy Mai Thy (2002) khi ương từ giai đoạn hương lên giống, cá lóc đen và cá lóc môi trề sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 30% thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 25%. Tương tự trong thí nghiệm này, khi cho cá ăn sinh khối Artemia có hàm lượng protein (56%) cao hơn hàm lượng protein của cá tạp (54,1% theo Khưu Phương Quế, 2006) thì cá có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về khối lượng và chiều dài, đặc biệt là rút ngắn thời gian ương và vẫn đạt khối lượng để nuôi thịt.

Tóm lại, sau 40 ngày ương cá lóc giai đoạn từ hương lên giống thì tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài ở NT1, NT2, NT3, NT4 cao hơn có ý nghĩa so với NT5. Qua quan sát thí nghiệm nhận thấy sinh khối Artemia tươi sống là thức ăn ưa thích hơn cá tạp. Cá lóc là loài cá ăn động vật, vì thế thức ăn Artemia tươi sống là thức ăn ưa thích bởi vì chứa hàm lượng protein khoảng 56% và lipid là 11,8% giúp cá sinh trưởng nhanh. Và Artemia hội đủ các yếu tố sau: giá trị dinh dưỡng cao, kích thước đáp ứng cho mọi giai đoạn ương nuôi. Đối với sinh khối

23

Artemia đông lạnh có hàm lượng protein chiếm 52% (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2009). Hơn nữa sinh khối đông lạnh thường dễ chìm không chuyển động nên không kích thích được sự bắt mồi như Artemia tươi sống. Cá tạp tuy có dinh dưỡng cao và hàm lượng protein 54,1% nhưng khi băm nhỏ ra dinh dưỡng của thức ăn cá tạp dễ hoà tan trong nước làm nước mau dơ và nếu không kịp thời thay nước dễ gây ô nhiễm làm cá yếu, bỏ ăn rồi chết.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG các LOẠI SINH KHỐI ARTEMIAĐỂ ƯƠNG cá lóc ĐEN (channa striata, bloch 1793) từ HƯƠNG lên GIỐNG (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)