Thông tin chung về hộ nuôi cá mú lồng

Một phần của tài liệu KHẢO sát các yếu tố kỹ THUẬT và HIỆU QUẢ KINH tế của mô HÌNH NUÔI cá mú TRONG LỒNG ở NAM DU KIÊN hải KIÊN GIANG (Trang 21 - 27)

Qua kết quả khảo sát các hộ nuôi cá mú lồng cho thấy trình độ học vấn các hộ vẫn còn thấp, số hộ có trình độ cấp 3 là thấp nhất chiếm 7,8%, đa số các hộ đều ở trình độ cấp 2 chiếm 61,5%, còn lại là cấp 1 chiếm 30,8%, không có trình độ trung cấp và đại học. Qua đó cho thấy các hộ nuôi đa số còn hạn chế về trình độ văn hóa vì do trước kia điều kiện học còn nhiều khó khăn, đây sẽ là một trở ngại trong công tác tuyên truyền và phổ biến kỹ thuật cho người nuôi hay ảnh hưởng đến việc tiếp thu và áp dụng kỹ thuật vào mô hình nuôi như trong việc chăm sóc quản lý, phòng và trị bệnh.

Tất cả hộ được phỏng vấn có độ tuổi dưới 40 tuổi là cao chiếm 46,1%, có độ tuổi trong khoảng 40-50 tuổi chiếm 30,8%, và độ tuổi lớn hơn 50 chiếm 23,1%. Số năm kinh nghiệm nuôi cá mú lồng của các hộ nuôi, số năm kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm 38,5% và số năm kinh nghiệm trong khoảng 5-10 năm cũng chiếm 38,5%, số năm kinh nghiệm hơn 10 năm thi chỉ chiếm 23,1%. Qua độ tuổi và năm kinh nghiệm cho thấy nghề nuôi cá mú lồng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây.

Số năm định cư của các hộ nuôi dưới 10 năm chiếm 15,4%, số năm định cư trong khoảng 10-20 năm chiếm 30,8%, số năm định cư trên 20 năm là cao nhất chiếm 53,8%. Mặc dù các hộ nuôi đã định cư cũng khá lâu nhưng nghề nuôi cá mú chỉ phát triển gần đây do trước đó họ chưa biết đến nghề nuôi cá, và mưu sinh với một số nghề khác như khai thác hải sản, đóng tàu, buôn bán.. sau khi họ biết đến nghề nuôi cá mú lồng và phát hiện tiềm năng phát triển nghề nuôi cá, thu được lợi nhuận cao thì họ dần chuyển sang, và ngày càng nhiều hộ nuôi trong những năm gần đây.

Mặc dù trình độ học vấn không cao nhưng bù lại chịu khó học hỏi trong quá trình nuôi nên có kiến thức về kỹ thuật nuôi, qua khảo sát ý kiến của người nuôi cho thấy kỹ thuật nuôi cá mú lồng của các hộ nuôi đa số là tự có, tự dần tích lũy trong các vụ nuôi trước chiếm 68,4%. Người nuôi được đào tạo ngắn về kỹ thuật nuôi chiếm 21,1 % và thấp nhất là tập huấn chiếm 10,5%.

Trước khi chuyển sang nghề nuôi cá mú lồng này thì các hộ nuôi đã có một số nghề riêng, khai thác hải sản chiếm 38,5%, nghề nuôi thủy sản và nghề sản xuất nông nghiệp cùng chiếm 1%, và một số nghề khác chiếm 46,1%. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nuôi cá mau lớn, lợi nhuận khá cao, nghề nuôi cá lồng

46,7% và sự ổ định của mô hình chiếm 46,7%, nhưng sự an toàn của mô hình này chỉ chiếm 6,6%, qua đây cho ta thấy mặc dù mô hình khá là hiệu quả mang lại lợi nhuận khá cao nhưng cũng còn trở ngại, tính an toàn thấp.

Bảng 4.1: Thông tin về nông hộ

Các chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Cấp 1 4 30,8

Cấp 2 8 61,5

Trình độ

Cấp 3 1 7,80

Tuổi < 40 6 46,1

40 ≤ Tuổi ≤ 50 4 30,8

Tuổi

Tuổi > 50 3 23,1

< 5 năm 5 38,5

5 ≤ năm≤ 10 5 38,5

Số năm kinh nghiệm nuôi cá

> 10 năm 3 23,1

< 10 năm 2 15,4

10 ≤ năm≤ 20 4 30,8

Số năm định cư

> 20 năm 7 53,8

Tự có 13 68,4

Tấp huấn 2 10,5

Thông tin kỹ thuật nuôi

Đào tạo ngắn 4 21,1

Khai thác hải sản 5 38,5

Nuôi thủy sản 1 7,70

Sản xuất nông nghiệp 1 7,70

Nghề trước khi nuôi cá

Khác 6 46,1

An toàn 1 6,60

Hiệu quả 7 46,7

Lý do chuyển sang nuôi biển

Ổn định 7 46,7

4.2. Thông tin kỹ thuật về nuôi cá mú lồng 4.2.1. Thiết kế lồng

Đây là một trong những khâu quan trọng trong mô hình nuôi cá mú lồng, thiết kế lồng kiên cố vững chắt sẽ kéo dài năm sử dụng tiết kiệm chi phí, tránh được sóng gió, giảm rủi ro lồng bị hư hỏng làm hao hụt số lượng cá nuôi, qua tìm hiểu các hộ nuôi thì thông thường một dàn lồng được thiết kế gồm nhiều ô lồng nhỏ, mỗi ô lồng được thiết kế với chiều ngang lồng trung bình 4,151,21 m, chiều dài lồng trung bình 4,851,21 m, chiều cao trung bình của lồng 4,120,36 m, cùng với thể tích trung bình 85,840,6 m3, trong một bè có nhiều

ô lồng, số lồng trung bình trong bè 4,002,42 lồng. Lồng có kích cỡ như vậy để thuận lợi cho việc phân cỡ và thả giống được đồng loạt cho từng lồng riêng.

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu của lồng nuôi

Các chỉ tiêu Trung bình Khoảng biến động

Chiều ngang lồng (m) 4,151,21 3,00-6,00

Chiều dài lồng (m) 4,851,21 3,00-6,00

Chiều cao lồng (m) 4,120,36 3,50-5,00

Thể tích lồng (m3/lồng) 85,840,6 36,0-162

Số lồng (lồng/bè) 4,002,42 1,00-8,00

4.2.2. Vị trí đặt lồng

Qua kết quả điều tra các hộ nuôi cá mú lồng thì vị trí tốt cho nuôi lồng cá mú biển cần đảm bảo độ sâu phải bảo đảm bảo tốc độ dòng chảy thích hợp, khoảng cách trung bình giữa các bè 7,008,27 m, khoảng cách trung bình từ bè đến bờ 269120 m, độ sâu mực nước nơi đặt bè 8,252,26 m và đáy lồng cách với đáy biển 4,741,97 m, do ảnh hưởng hướng gió và sóng sẽ gây ảnh hưởng đến lồng nuôi và cá, có thể làm hư hỏng lồng và cá thoát ra bên ngoài nên hầu hết các hộ nuôi đều có di chuyển lồng trong quá trình nuôi cho phù hợp, trong một năm thì di chuyển lồng 2 lần, thời gian di chuyển lồng thường là tháng 4-8 và 8-4, địa điểm di chuyển ở mặt trước và mặt sau của hòn.

Bảng 4.3: Khoảng cách và vị trí nơi đặt lồng

Các chỉ tiêu Trung bình Khoảng biến động

Khoảng cách giữa các bè (m) 7,008,27 0,50-25,0

Khoảng cách từ bè đến bờ (m) 269120 80,0-500

Độ sâu mực nước nơi đặt bè (m) 8,252,26 4,00-12,0

Đáy lồng cách đáy biển (m) 4,741,97 1,50-8,00

4.2.3. Con giống

Theo đánh giá chung của các hộ nuôi cá mú lồng cho thấy chất lượng con giống cũng khá tốt, nhưng không chủ động được, nguồn cá giống được người dân địa phương sử dụng gồm: cá giống tự nhiên (TN) được khai thác từ các ghe cào ở địa phương, cá nhân tạo (NT) được ép từ các vùng ngoài hay nhập từ nước ngoài, theo như điều tra thì hầu hết các hộ nuôi thả giống nuôi là giống NT chiếm 53,8%, thả giống TN chiếm 23,1% và thả vừa giống TN vừa giống NT chiếm 23,1%. Mùa vụ thả nuôi thường là tháng 1 tháng 2 và những

Loan, Trung Quốc, còn con giống tự nhiên thi có nguồn từ các ghe cào tại địa phương hay các vùng ngoài chuyển vào. Cá có thể vận chuyển bằng thùng nhựa, phi, hay ghe. Cá giống được mang về trước khi thả cần qua xử lí các loại như tetracylin, thuốc vàng, kháng sinh, nước ngọt, đôi khi người ta không cần phải xử lí mà thả trực tiếp nuôi, hay chỉ xử lí một vài con yếu khi bị xây xát.

53,8

23,1 23,1

tự nhiên nhân tạo cả hai

Hình 4.1: Con giống cá mú tự nhiên và nhân tạo 4.2.4. Đặc điểm kỹ thuật

Thể tích lồng nuôi: hầu hết các hộ nuôi cá mú lồng có thể tích lồng trung bình là 85,840,6 m3, số lồng thả nuôi trung bình là 2,231,24 lồng dao động trong khoảng 1-5 lồng, Mật độ cá thả nuôi luôn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất cá nuôi. Tùy theo từng mô hình nuôi, điều kiện môi trường nước, khả năng cung cấp thức ăn, khả năng quản lí và chăm sóc… mà chọn mật độ thích hợp để thả nuôi, mô hình nuôi lồng thường có mật độ dày hơn so với các mô hình khác. Do cá mú có thể sống trong điều kiện chật hẹp vì vậy các hộ nuôi cá với mật độ cao trung bình 7,806,10 con/m3, tùy thuộc vào nguồn giống mà kích cỡ con giống khác nhau, tùy theo chuyên môn và kỹ thuật mà họ chọn kích cỡ giống nuôi cho phù hợp, đối với các hộ có chuyên môn cao thì chọn cá có kích cỡ nhỏ để giảm chi phí, nhưng thời gian nuôi thì kéo dài hơn, qua khảo sát cho thấy kích cỡ cá giống trung bình của các hộ nuôi là 13,73,34 cm, dao động trong khoảng 8-10 cm. Giá cá giống tùy thuộc vào nguồn giống tự nhiên hay nhân tạo, tùy thuộc kích cỡ lớn hay nhỏ mà giá cao hay thấp, giá cá giống trung bình của các hộ nuôi là 68.46223.486 đồng, dao động trong khoảng 25.000-100.000 đồng. Số lần thả giống trong một lồng trung bình là 1,621,12 lần, dao động trong khoảng 1-4 lần. Thời gian nuôi trung bình là 10,41,83 tháng, dao động trong khoảng 8-14 tháng, tùy theo kích cỡ giống mà các hộ nuôi có thời gian nuôi ngắn hay dài để đạt kích cỡ thương phẩm, ngoài ra còn phụ thuộc vào thức ăn cá tạp. Hầu hết các hộ nuôi chỉ thả 1 vụ/năm. Mùa vụ nuôi người ta thường thả vào tháng 1 tháng 2 âm lịch, hay là các tháng đầu mùa mưa vì đây là thời điểm cá sinh sản, bên cạnh

cũng có 1 vài hộ nuôi vào những tháng khác do họ khai thác được cá con rồi tích lũy đủ số lượng chuyển vào lồng nuôi.

Bảng 4.4: Đặc điểm kỹ thuật trong nuôi cá mú lồng

Các chỉ tiêu Trung bình Khoảng biến động

Thể tích lổng (m3/lồng) 85,840,6 36,0-162

Số lồng thả nuôi (lồng/hộ) 2,231,24 1,00-5,00

Mật độ thả (con/m3) 8,715,38 2,34-20,8

Kích cỡ con giống (cm) 13,73,34 8,00-20,0

Giá con giống (đồng/con) 68.46223.486 25.000-100.000 Số lần thả giống trong 1 lồng (lần) 1,621,12 1,00-4,00

Thời gian nuôi (tháng) 10,41,83 8,00-14,0

4.2.5. Chăm sóc và quản lý 4.2.5.1. Cho ăn

Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nuôi, nếu cung cấp lượng thức ăn dư thừa sẽ làm lãng phí giảm lợi nhuận, còn thiếu thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, làm cá nuôi chậm lớn, do đó cần phải chú ý cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ cho cá mau lớn, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua điều tra thì tất cả các hộ được khảo sát đều cho cá nuôi chủ yếu là các loại cá tạp có chất lượng cao qua kết quả khảo sát mô hình thì hầu hết các hộ có số lần cho ăn trong ngày trung bình là 1,850,83 lần dao động 1-2 lần, tùy theo có mồi nhiều hay ít, nhưng đa số thì cho ngày 2 lần sáng 7h và chiều 4h, giá cá tạp trung bình 6.9172.032 đồng/kg, dao động khoảng 5.000-12.000 đồng/kg.

Khối lượng cá tạp trong 1 lần mua trung bình 436364 kg, dao động trong khoảng 100-1.200 kg. Trong một vụ nuôi thì tổng khối lượng cá tạp trung bình 20.64324.954, dao động trong khoảng 7.500- 75.000. Cá tạp thường được mua tại các bãi hay ghe cào, tùy vào sản lượng đánh bắt cá tạp của các ghe cào mà cá táp dễ mua hay khó mua. Ghe cào có cá tạp nhiều thì dễ mua và giá cá tương đối rẻ, ngược lại sẽ rất khó mua và mua với giá cao nếu như không có mối đặt trước. cá tạp mua về được ướp nước đá để bảo quản lâu dài và cho cá nuôi ăn từ từ, cá cần phải tươi sạch để tránh gây bệnh cho cá nuôi. Nên loại bỏ các ký sinh trên cá tạp bằng cách ngâm trong nước ngọt trước khi cho ăn, và một số trường hợp như cá biến ăn hay có dấu hiệu không khỏe thì trộn thuốc hay men tiêu hóa. Tùy vào kích cỡ cá mà cho ăn với cá cắt khúc thích hợp với

Bảng 4.5: Thức ăn cho cá

Các chỉ tiêu Trung bình Khoảng biến động

Số lần cho ăn (lần/ngày) 1,850,38 1,00-2,00

Giá cá tạp (đồng/kg) 6.9172.032 5.000-12.000

Khối lượng cá tạp trong 1 lần mua (kg) 436364 100-1.200

Tổng khối lượng cá tạp trong suốt vụ nuôi (kg) 20.64324.954 7.500-75000

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 6.52.1 3.1-9.5

4.2.5.2. Chăm sóc

Trong quá trình nuôi cần phải thường xuyên theo dõi lồng, đề phòng lồng bị hư hỏng do cá hay sinh vật khác như cua hoặc do sóng gió. Ngoài ra lồng cũng dễ bị các sinh vật khác bám vào làm nước không lưu thông. Qua khảo sát cho thấy hầu hết các hộ nuôi đều vệ sinh hay thay lồng định kỳ một tháng 1 lần và tùy theo kích cỡ cá mà thay lồng có kích thước mắc lưới phù hợp.

4.2.5.3. Quản lý môi trường

Theo như ý kiến hộ nuôi cá thì môi trường nuôi trong những năm gần đây ngày càng trở nên ô nhiễm do có nhiều người nuôi làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nuôi, khi cá bị ảnh hưởng thì thường xuyên tấm định kỳ cho cá bằng formol với nước ngọt. Một vài yếu môi trường khác như thời tiết khí hậu thay đổi hay ảnh hưởng của sự chyển gió, sóng, mưa bảo thì nên tăng cường neo, hay là di chuyển lồng đến nơi an toàn tránh những thiệt hại xảy ra.

4.2.5.4. Phòng và trị bệnh

Trong thời gian cá bị bệnh là điều khó tránh khỏi, có thể xảy ra nếu như không quản lí tốt do đó phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá để kịp thời xử lý khi có bệnh xảy ra, vì thế người nuôi có bổ sung một số chất dinh dưỡng hóa chất giúp cá phòng một số bệnh có thể xảy ra như men tiêu hóa khi cá còn nhỏ hay khi cá bị biến ăn giúp cá mạnh, vitaminC và vitabio sử dụng khi giao mùa hay xuất bán giúp cá tăng sức đề kháng, trong quá trình nuôi thì cá thường có một số dấu hiệu không tốt về sức khỏe của cá như lỡ loét, sán lá, tuột nhớt, ăn yếu hay bỏ ăn do đường ruột không tốt… khi gặp các trường hợp nếu không phát hiện kịp thời thì mức độ hao hụt gây thiệt hại cao, cần theo dõi hằng ngày và cách xử lí khi cá bệnh là bằng cách tắm nước ngọt hay tắm với một số loại thuốc như thuốc vàng, ambi, tetraxylin, hay trộn thức ăn với thuốc tây cho cá ăn. Với những cách xử lí đó thì hiệu quả mang lại cũng khá khả quan, cá nuôi nhanh chóng trở lại bình thường.

Một phần của tài liệu KHẢO sát các yếu tố kỹ THUẬT và HIỆU QUẢ KINH tế của mô HÌNH NUÔI cá mú TRONG LỒNG ở NAM DU KIÊN hải KIÊN GIANG (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)