3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm thu thập thông tin, thông tin được thu thập tại 5 tỉnh gồm có: Đồng Tháp ( 1 huyện: Cao Lãnh ), Vĩnh Long ( 3 huyện: Trường An, Long Hồ, Tân Bình ), Hậu Giang ( 2 huyện: Châu Thành A, Phụng Hiệp), Tiền Giang ( 1 huyện: Cái Bè ), Bạc Liêu ( 1 huyện: Hồng Dân ).
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10 năm 2010 và kết thúc vào tháng 5 năm
2011.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu được thu thập từ trạm khuyến nông của các huyện về số liệu từ những năm trước và tổng kết được những vụ thành công trước. Và số liệu này cũng được thu thập từ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Được thu thập về hiện trạng điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất.
- Thu thập thông tin về thống kê diện tích nuôi của từng hộ trong khu vực trên địa bàn Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu. Đánh giá tỉ lệ về diện tích và sản lượng của người nuôi.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Mẫu phỏng vấn đã được chuẩn bị trước khi tiến hành điều tra trực tiếp từng hộ nuôi ( xem mẫu phỏng vấn ở phần phụ lục). Số liệu thu thập được tại 5 tỉnh gồm có: tỉnh Đồng Tháp (7 trại nuôi), tỉnh Vĩnh Long (5 trại nuôi), Hậu Giang (24 trại nuôi), tỉnh Tiền Giang (1 trại nuôi), tỉnh Bạc Liêu (1 trại nuôi). Tổng số mẩu thu được là 38 hộ.
Số liệu sơ cấp được thu theo các thông tin sau Kỹ thuật nuôi:
+ Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi + Xây dựng công trình và cải tạo ao + Mùa vụ, nguồn giống, mật độ nuôi Chăm sóc và quản lý:
+ Thức ăn và cách cho ăn + Quản lý dịch bệnh + Thu hoạch và tiêu thụ Hiệu quả kinh tế:
+ Tổng thu + Tổng chi
+ Lợi nhuận
Thuận lợi và khó khăn
3.3 Phương pháp xử lý số liệu thu thập thông tin.
Số liệu nghiên cứu được tính toán các giá trị trung bình, tối thiểu sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu.
Dùng phầm mềm Microsoft Word để viết báo cáo.
3.4Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp 3.4.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Diện tích tự nhiên 3.374 km2, bao gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự và 1 thành phố:
Cao Lãnh (Tỉnh lỵ). Đồng Tháp có đường biên giới giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km, với 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà; Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long, Đông giáp Tiền Giang và Long An, Tây giáp An Giang và Cần Thơ.Đồng Tháp có trên 1,6 triệu dân, mật độ dân số trung bình: 506 người/km2. Tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo, Tin lành, Cao đài. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27,190C, độ ẩm: 83% với hai nhánh sông Cửu Long hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất Đồng Tháp bốn mùa cây xanh, trái ngọt và tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi với biển Đông và nước bạn Campuchia.
4.1.2 Tình hình chung về hoạt động thủy sản
Năm 2010, dù tình hình kinh tế có nhiều tác động tiêu cực đến ngành thủy sản, nhất là sản xuất và xuất khẩu cá tra, nhưng sản lượng thủy sản của Đồng Tháp vẫn ước đạt hơn 357 ngàn tấn, đạt 99% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 319 triệu USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ. Hiện toàn tỉnh có 4 huyện hội, 1 hiệp hội sản xuất ca tra giống, 20 chi hội với 438 hội viên. Hiệp hội có sự chủ động hơn
trong việc phối hợp các nghành liên quan tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ tập huấn, đào tạo, hướng dẫn cho hội viên, nông dân nuôi cá tra theo các tiêu chuẩn BMP, GAP, Global Gap…Đồng thời có những hoạt động tương trợ, gắn kết giữa hội viên với nhau trong sản xuất, tiêu thụ và tham gia tốt các hoạt động xã hội ( Theo báo Đồng Tháp 26/2/2010).
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
3.5 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long 3.5.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở toạ độ địa lý 10,150 vĩ độ Bắc, 105,580 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.847 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.475,19 km2, chiếm 0,45% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A (44 km), quốc lộ 53 (40 km), quốc lộ 54 (55 km) và quốc Vùng được khảo sát huyện Cao Lãnh
lộ 57 (8 km). Hệ thống sông ngòi chính của tỉnh gồm sông Tiền Giang và sông Hậu Giang, ở giữa là con sông Mang Thít nối liền tạo thành các lợi thế cho phát triển về kinh tế nông nghiệp. Về diện tích 100% diện tích tự nhiên của tỉnh là vùng đồng bằng, với độ cao nhất cao 1,25 m, điểm thấp nhất cao 0,5 với độ cao trung bình là 0,75 m so với mặt nước biển. Toàn tỉnh được phân thành 3 dạng địa hình chính: Vùng có cao trình từ ( 1-1,25 m ), phân bố ở các xã ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có cao trình từ ( 0,75 - < 1 m ), phân bổ ở các xã có cự ly tối đa 10 km ven tuyến sông Tiền và sông Hậu; vùng có độ cao trình từ ( 0,5 - < 0,75 m ) phân bổ ở các xã vùng giữa tỉnh. Về dân số, dân tộc: Theo kết quả điều tra tỉnh Vĩnh Long có 1.014.191 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 789.042 người, chiếm 78,08% dân số chung, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 2,62%. Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc, đông nhất là dân tộc Chăm có 22.350 người, chiếm 2,18%; dân tộc Hoa có 6.404 người, chiếm 0,58%; các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Mường có 25 người, dân tộc Thái có 22 người;
dân tộc Mông có 01 người; dân tộc Thổ có 6 người; dân tộc Tày có 43 người; dân tộc Nùng có 12 người; dân tộc Dao có 12 người; dân tộc Ê-đê có 1 người; các dân tộc khác khoảng 215 người, chiếm 0,02%.
4.2.2 Tình hình chung về hoạt động thủy sản
Theo số liệu của cục thống kê, tuy thức ăn thủy sản và các chi phí nuôi cá có xu hướng tiếp tục tăng, nhưng phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn của tỉnh vẫn được duy trì và phát triển.Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng ước tính đạt 10.126 tấn. Lũy kế từ đầu năm đạt 55.788 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá tra thâm canh đạt 47.164 tấn, giảm 11%. Sản lượng cá tra giảm do kỳ thu hoạch rộ cá tra trong năm nay của tỉnh rơi vào thời gian từ tháng 6 trở đi.Hiện giá cá tra nguyên liệu đang ở mức 27.500 - 28.500 đồng/kg, tuy có giảm so với đầu tháng nhưng khá cao so với cùng kỳ. Với mức giá này người nuôi cá tra có được lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, do giá thức ăn thủy sản và các chi phí nuôi cá tra có xu hướng tiếp tục tăng nên việc thả nuôi là một bài toán khó. Toàn tỉnh hiện có 420 ha mặt nước sử dụng để nuôi cá tra thâm canh; trong đó đã chuyển
sang nuôi đối tượng khác 25 ha, đang thả nuôi 279 ha và 117 ha thu hoạch xong chưa thả nuôi lại. Ngoài ra, các hoạt động nuôi thủy sản khác tiếp tục duy trì và phát triển. Riêng nghề nuôi cá lồng bè phát triển khá mạnh. Hiện toàn tỉnh có 780 lồng bè; trong đó 604 chiếc đang thả nuôi cá với đối tượng nuôi chủ yếu là cá điêu hồng, tăng 67 chiếc so với cùng kỳ năm trước ( Theo HL Nguồn số: 271 /BC-CTK ).
Hình 2.3: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long
4.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
4.3.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang hiện nay là tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Địa giới hành
Vùng được khảo sát Trường An, Tân Bình, Long Hồ
chính tiếp giáp 5 tỉnh: phía Bắc giáp Thành Phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Diện tích tự nhiên là 1.601 km2, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0, 4%.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn... Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61B.
Theo kết quả điều tra thì dân số tỉnh Hậu Giang là 802.799 người. Ba tộc người Kinh, Khmer, Hoa của Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động sáng tạo, đem đến sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A và 2 thị xã: Vị Thanh và Ngã Bảy. Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 75 xã, phường.
4.3.2 Tình hình chung về thủy sản của tỉnh Hậu Giang
Ngày 12 tháng 5 năm 2011 Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức hội nghị báo cáo chuyên đề thủy sản năm 2011 với chủ đề tình hình nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004 - 2010 và định hướng kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015.Đến dự hội nghị có lãnh đạo Ban Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đại diện lãnh đạo các Trung tâm, Chi cục và Phòng ban thuộc Sở; Đại diện Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế các Huyện, Thị xã, Thành phố, Trạm thủy sản Châu Thành và Ngã Bảy. Hội nghị đánh giá các tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ năm 2004 - 2010, nêu lên thuận lợi cũng như khó khăn về tình hình nuôi một số đối tượng thủy sản như cá tra, cá rô, cá thát lát còm trong thời gian qua. Định hướng thực hiện kế hoạch năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh đó báo cáo cũng đã đề ra được các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và nêu lên một số đề xuất kiến nghị trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản để góp phần bảo đảm cho ngành thủy sản của tỉnh nhà ngày càng phát triển theo hướng ổn định, bền vững.Kết thúc hội nghị Ban Giám Đốc Sở nêu lên những mặt tồn tại trong thời gian qua như: khai thác tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi
trồng thủy sản còn hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Chưa chủ động được con giống và thiếu các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
Qua đó, Ban Giám Đốc Sở đã nêu lên một số định hướng để thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015, theo đó đến năm 2015, 100% sản phẩm cá tra Hậu Giang đạt tiêu chuẩn GMP, sản lượng thủy sản đạt 130.000 – 160.000 tấn, định hướng 6 đối tượng thủy sản chủ lực của Tỉnh là cá Tra, cá Lóc, cá Trê, cá Rô, cá Thát Lát và tiếp tục hoàn thành đề án thành lập các Trạm thủy sản của các huyện còn lại
trên địa bàn.
( Theo BT chi cục thủy sản Hậu Giang)
Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang PHẦN IV