CHƯƠNG IV: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
Bài 1: CHI BỘ CỘNG SẢN PHÚ RIỀNG RA ĐỜI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU
KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu được các vấn đề lịch sử địa phương mình.
- Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Phước
- PT đấu tranh của nhân dân Bình Phước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
2. Tư tưởng: - Giáo dục cho hs lòng tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông trên chính quê hương của mình từ xa xưa đến nay.
3. Kĩ năng: - Mô tả sự kiện và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: + Tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
- Học sinh: + Tìm hiểu lịch sử địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số HS và dụng cụ học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
CH: Trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền? Ý nghĩa?
* Đáp án và thang điểm: - Diễn biến: Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn (2đ)
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Cuối năm 938 Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta (2đ)
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng khi nước triều đang lên (2đ)
- Nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh lại (1đ) - Quân Nam Hán thất bại, Hoằng Tháo tử trận (1đ)
- Ý nghĩa: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc (2đ)
3. Bài mới: - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân Bình Phước đã anh dũng đứng lên đương đầu với những vũ khí hiện đại, tối tấn của kẻ thù, hòa cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bình Phước đã lập nên những chiến công oanh liệt đánh bại mọi kẻ thù. Vậy ngay từ đầu ta đã xây dựng và đấu tranh như thế nào trong cuộc chiến chống Pháp, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Cá nhân
Gv đọc bài cho hs nghe, yêu cầu hs lắng nghe và sau đó trả lời câu hỏi.
CH: Hội VNCMTN ở Phú Riềng được thành lập vào thời gian nào?
CH: Kể tên các thành viên trong hội.
CH: Ai làm bí thư?
CH: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước được thành lập như thế nào?
CH: Kể tên các đảng viên đó?
CH: Sự kiện lịch sử trên có ý nghĩa gì?
I. Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên và cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân cao su Phú Riềng
1. Sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên - Tháng 4/1929, chi bộ hội VNCMTN ở đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập gồm 5 thành viên
- Đêm 28/10/1929, tại bờ suối khu rừng sau lưng làn 3, chi bộ cao su Phú Riềng được thành lập gồm 6 đảng viên: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hòa, Doanh, do Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư.
=> Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước, đồng thời là chi bộ đầu tiên của
CH: Cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng nổ ra vào thời gian nào?
CH: Vì sao cuộc đấu tranh đó được gọi là sự kiện “ Phú Riềng Đỏ”
CH: Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử gì?
• Hoạt động 2: Cá nhân/cả lớp - Gv phát tài liệu cho hs tham khảo và yêu cầu các nhóm làm việc cụ thể:
CH: Tóm tắt diễn biến chính của phong trào đấu tranh chống khủng bố trắng và khôi phục phong trào 1932-1935?
CH: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao trào cách mạng 1936-1939?
CH: Tóm tắt quá trình thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945?
ngành cao su Việt Nam.
2. Cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân cao su Phú Riềng
- Cuộc đấu tranh mở đầu ngày 30/01 và kết thúc ngày 6/2/1930 của công nhân Phú Riềng được gọi là sự kiện “Phú Riềng Đỏ”
đã làm rung chuyển cả hệ thống địa ngục cao su Đông Dương, làm chấn động dư luận trong nước và nước Pháp.
- Nó chứng minh năng lực và uy tín lãnh đạo của chi bộ cộng sản Phú Riềng nói riêng cũng như của Đảng giai cấp công nhân nói chung.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Phước
1. Đấu tranh chống khủng bố trắng và khôi phục phong trào 1932-1935
- Nhiều đảng viên cộng sản Phú Riềng bị bắt, phong trào cách mạng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
- Tháng 5/1935 công nhân cao su Lộc Ninh, Đakia, Hớn Quản (Bình Long) đấu tranh.
- Tháng 10/1933, đồng bào dân tộc ít người đã nổi dậy đấu tranh giết chết tên quận trưởng quận Bà Rá là Morie.
2. Đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao trào cách mạng 1936-1939 - Nhiều cuộc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm như; Ngày 4/5/1938, 150 công nhân cao su Thuận Lợi đấu tránh, ngày 21/12/1938 công nhân cao su Lộc Ninh đấu tranh.
=> Kết quả: Chủ sở buộc phải chấp nhận các yêu sách của công nhân.
3. Thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-Ngày 23/11/1940 khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ, chuyển sang cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Ngày 10/3/1945, tù chính trị Bà Rá nổi dậy “tự giải thoát” thành công, nhân dân nhiều nơi nổi dậy phá kho thóc Nhật cứu đói.
- Ngày 24/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Lộc Ninh và Bù Đốp.
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở
Hớn Quản, Thuận Lợi và Bà Rá.
4. Củng cố: - Hs nhắc lại sự ra đời của tổ chức cộng sản đầu tiên ở Bình Phước - Phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Phước như thế nào?
5. Dặn dò: - Học bài cũ và chuẩn bị cho tiết ôn tập.
TỔ KHỐI DUYỆT Ngày tháng năm 2018
Nguyễn Thị Mạo
Tuần: 33 Tiết PPCT: 33
Ngày soạn: 02/04 Ngày dạy: 17/04