PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số đặc điểm HÌNH THÁI, SINH học của bọ xít nước MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA BERGROTH TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 29 - 32)

2.1.1 Thời gian và địa điểm a. Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 2/2013.

b. Địa điểm

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm a. Vật liệu thí nghiệm

Nguồn BXN được thu trực tiếp tại các ruộng lúa ở quận Bình Thủy- thành phố Cần Thơ và huyện Châu Thành- tỉnh Hậu Giang.

Cách thu mẩu: tìm những ruộng lúa có nước 5 – 10 cm, hoặc những ruộng gần cạn nước chỉ còn các rãnh nước cặp bờ ruộng thì mật số bọ xít sẽ nhiều và thu mẩu nhanh hơn. Dùng hộp nhựa ấn xuống cho nước tràn vào sẽ kéo theo các cá thể bọ xít nước. Lưu ý, không nên trữ quá nhiều cá thể trong cùng 1 hộp vì khi chúng đói có hiện tượng ăn thịt lẩn nhau (con lớn ăn con nhỏ, con mạnh ăn thịt con yếu).

Thức ăn: nguồn rầy nâu thu tại các ruộng lúa được dự trữ và nhân nguồn tại phòng thí nghiệm và nhà lưới khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

b. Dụng cụ thí nghiệm

Hộp nhựa thu và trữ nguồn bọ xít nước, rầy nâu có chiều cao 7 cm và đường kính 12 cm.

Hộp nhựa nhỏ nuôi BXN cao 3,5 cm và đường kính 4,2 cm.

Các dụng cụ khác: kính lúp, máy chụp hình, thước đo, ống nghiệm … 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Chuẩn bị nguồn rầy nâu làm thức ăn cho BXN

Rầy nâu thu tại các ruộng được trữ trong các hộp nhựa, bên trong có các cây lúa 15 - 30 ngày tuổi và được chụp kín bằng lồng nhựa trong suốt với một đầu bịt lưới (Hình 2.1a). Hoặc các bụi lúa được cắt bỏ lá còn lại phần thân, gốc từ 10-15 cm, được trữ trong hộp nhựa.

a

c b

Hình 2.1 Phương tiện và dụng cụ thí nghiệm

a. Nguồn rầy dự trữ b. Ống nghiệm nuôi thành trùng BXN thu trứng c. Hộp nhựa nuôi ấu trùng BXN

2.2.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát vòng đời, thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái sinh học của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth

a. Bố trí thí nghiệm:

Thu 40 - 50 cặp thành trùng BXN (1 đực, 1 cái) ngoài đồng, cho mỗi cặp vào một ống nghiệm lớn (cao 24,5 cm và đường kính 2,4 cm) bên trong có một cây lúa và nước (Hình 2.1b). Theo dõi hằng ngày để thu trứng chuyển qua hộp nhựa theo dõi đến khi trứng nở. Khi trứng nở chuyển ấu trùng sang hộp nhựa nhỏ, mỗi con một hộp, cho ăn và theo dõi ghi nhận đến khi chết (Hình 2.1c).

b. Chỉ tiêu theo dõi:

Ghi nhận chỉ tiêu 24 giờ/lần.

Quan sát và ghi nhận màu sắc, kích thước, hình dạng bên ngoài, thời gian sinh trưởng, biến đổi qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, thành trùng.

a b

Hình 2.2 Cách ăn mồi của bọ xít nước M.d.atrolineata

a. Ăn mồi theo nhóm (con mồi to lớn) b. Ăn mồi theo cá thể (con mồi nhỏ)

2.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát tỷ lệ đực cái, tỷ lệ thành trùng không cánh và có cánh của BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth

a. Bố trí thí nghiệm:

Chọn 300 ấu trùng tuổi 5 ngoài đồng, cho mỗi ấu trùng vào một hộp nhựa nhỏ, cho ăn và quan sát đến khi lột xác thành thành trùng.

b. Chỉ tiêu theo dõi:

Ghi nhận chỉ tiêu 24 giờ/lần.

Số lượng thành trùng đực, cái.

Số lượng thành trùng có cánh, không cánh.

2.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng sinh sản, tỷ lệ trứng nở của thành trùng BXN Microvelia douglasi atrolineata Bergroth

a. Bố trí thí nghiệm:

Chọn 30 cặp thành trùng vừa mới lột xác thành thành trùng, cho mỗi cặp vào 1 hộp nhựa nhỏ. Cho vào hộp giấy 1 đoạn thân cây lúa để làm nơi đẻ. Cho ăn hằng ngày và ghi nhận kết quả.

b. Chỉ tiêu theo dõi:

Ghi nhận chỉ tiêu 12 giờ/lần.

Thời gian từ khi lột xác lên thành trùng đến khi bắt cặp Thời gian từ lúc bắt cặp đến khi đẻ trứng

Số lượng trứng nở, không nở.

2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu KHẢO sát một số đặc điểm HÌNH THÁI, SINH học của bọ xít nước MICROVELIA DOUGLASI ATROLINEATA BERGROTH TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)