3.1.1 Tình hình canh tác cam sành tại các địa điểm điều tra Bảng 3.1 Đặc điểm của vườn trồng cam tại các địa điểm điều tra
Đặc điểm vườn % số hộ Xã
Phú Hữu (%)
Cảng Cái Cui (%)
Phường Thới An (%) 1. Diện tích vườn (m2)
1.000 – 3.000 29,83 8,77 10,53 10,53
3.100 – 8.000 56,14 21,06 17,54 17,54
8.100 – 20.000 14,03 5,26 7,02 1,75
2. Tuổi cây (năm)
1 – 4 66,68 21,06 22,81 22,81
5 – 10 33,32 14,02 12,28 7,02
3. Kiểu trồng
Chuyên canh 36,83 12,28 14,02 10,53
Xen canh 63,17 22,81 21,06 19,3
4. Mật độ (cây/1.000m2)
200 – 500 50,88 14,04 14,03 22,81
510 – 800 28,07 12,28 10,53 5,26
810 – 1.000 21,05 8,77 10,53 1,75
Kết quả điều tra ở ba địa điểm tại xã Phú Hữu và Cảng Cái Cui, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ được ghi nhận (Bảng 3.1) cho thấy:
Phần lớn diện tích vườn từ 3.100 m2 – 8.000 m2 chiếm tỷ lệ 56,14% trong tổng số hộ điều tra (57 hộ), kế đến là diện tích vườn từ 1.000 m2– 3.000 m2 chiếm tỷ lệ 29,83% và diện tích vườn từ 8.100 m2 – 20.000 m2 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,03%.
Tuổi cây từ 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ là 33,32%, từ 1 – 4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 66,68%. Đa số các vườn điều tra đều là vườn mới trồng được từ 1 – 4 năm do nông dân mới chuyển sang trồng cây cam sành vì chất lượng của trái cam sành rất ngon và giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây có múi khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây xu hướng nông dân thường trồng cam chấp nhận thu hoạch trái từ 2 – 3 năm (1 - 2 vụ/ năm) với chi phí đầu tư, chăm sóc cao đã mang lại năng suất cũng như hiệu quả kinh tế đáng kể.
Tình hình ở các vườn điều tra chủ yếu là trồng xen canh chiếm 63,17% trong tổng số hộ điều tra, chỉ có 36,83% hộ là trồng chuyên canh cam sành. Hầu hết các 19
vườn trồng xen các loại cây ăn trái khác nhau như xoài, mận, vú sữa, măng cụt, nhãn, chôm chôm hay trồng xen những cây cùng họ như bưởi, cam mật, quýt.
Đa số nông dân trồng cây theo hàng và thường trồng với mật độ dày chủ yếu từ 200 – 500 cây/ 1.000 m2 chiếm tỷ lệ 50,88%; mật độ trồng từ 510 – 800 cây/
1.000 m2 chiếm tỷ lệ là 28,07% và từ 810 – 1.000 cây/ 1.000 m2 chiếm tỷ lệ là 21,05%. Đặc biệt, ở hai địa điểm là xã Phú Hữu và Cảng Cái Cui trồng với mật độ rất dày từ 810 – 1.000 cây/ 1.000 m2 chiếm tỷ lệ lần lượt là 8,77% và 10,53%.
Riêng ở phường Thới An, chủ yếu nông dân thường trồng với mật độ 200 – 500 cây/ 1.000 m2 chiếm tỷ lệ 22,81% và trồng với mật độ 810 – 1.000 cây/ 1.000 m2 thì chiếm tỷ lệ rất thấp 1,75%. Sở dĩ nông dân trồng dày như vậy là do tập quán canh tác của người nông dân trong vùng. Bên cạnh đó, việc trồng với mật số dày như vậy thì hệ thống rễ sẽ nhanh chóng phát triển rộng khắp, cây sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nhau và cũng tạo điều kiện môi trường thích hợp cho sâu bệnh trú ẩn và phát triển.
Bảng 3.2 Việc sử dụng phân bón của nông dân tại các địa điểm điều tra
Phân bón % số hộ Xã
Phú Hữu (%)
Cảng Cái Cui (%)
Phường Thới An (%) 1. Sử dụng phân hữu cơ
Có 19,3 8,77 7,02 3,51
Không 80,7 26,32 28,06 26,32
2. Phân bón vô cơ
Ure, NPK 80,7 26,32 29,82 24,56
DAP 19,3 7,02 10,53 1,75
3. Số lần bón phân / năm
2 – 4 43,86 8,77 19,3 15,79
5 – 6 28,07 15,79 10,53 1,75
Lớn hơn 6 28,07 10,53 5,26 12,28
Việc sử dụng phân bón (Bảng 3.2), chỉ có 19,3% hộ là có sử dụng phân hữu cơ (phân gà mua ở cửa hàng) còn 80,7% thì sử dụng phân vô cơ. Nông dân sử dụng phân Ure và phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15, 16 – 16 – 8) chiếm tỷ lệ 80,7% hoặc chỉ sử dụng DAP để bón chiếm tỷ lệ 19,3%. Số lần bón phân tùy thuộc vào tập quán canh tác và kinh nghiệm của nông dân, chủ yếu từ 2 – 4 lần/năm (43,86%), kế đến là từ 5 – 6lần/năm (28,07%) và từ 6 lần/năm trở lên (28,07%). Thường thì nông dân bón bằng cách rải xung quanh gốc cây, liều lượng để bón thì tùy cây, tùy kinh nghiệm của người nông dân, nông dân thường bón khoảng một nắm tay vào mỗi gốc cây.
3.1.2 Tình hình dịch hại theo đánh giá của nông dân 20
Qua kết quả điều tra nông dân cho thấy có rất nhiều sâu bệnh gây hại cho cây cam sành ở địa điểm điều tra. Tình hình sâu bệnh gây hại nhiều như vậy là do nông dân trồng với mật độ rất dày, thiếu chăm sóc vườn cây chu đáo và việc sử dụng nông dược không hợp lý tạo điều kiện cho sâu bệnh trú ẩn và phát triển.
Có 7 loại bệnh gây hại được nông dân đánh giá là phổ biến thể hiện ở biểu đồ Hình 3.1 bao gồm các bệnh như: bệnh mốc hồng (19,29%); vàng lá thối rễ (12,27%); thối gốc, chảy nhựa (8,76%); ghẻ nhám (7,01%); thán thư (5,26%); đốm rong, đốm lá (1,75%) và quan trọng nhất là bệnh vàng lá gân xanh (33,38%).
Phần lớn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu bệnh theo kinh nghiệm hoặc chỉ dẫn của người khác hoặc phụ thuộc vào các đại lý thuốc BVTV gần nơi canh tác. Đặc biệt nhiều nông dân không có thói quen để ý đến tên thuốc, hạn sử dụng, tên công ty cơ sở sản xuất, thành phần và hướng dẫn sử dụng của thuốc. Nông dân chỉ quan tâm tới việc mua được thuốc càng mạnh, càng tốt và diệt được sâu bệnh tức thì. Qua điều tra ở các hộ nông dân, họ thường sử dụng các loại thuốc gốc đồng (31,58%) như Champion 37,5 FL, Copper B, Coc 85 và các loại khác (42,1%) để phòng trị các loại bệnh gây hại (Hình 3.2).
12,28 19,29
33,38
7,018,76 5,26
1,75 12,27
0 5 10 15 20 25 30 35 40
1
Không có bệnh Mốc hồng Vàng lá gân xanh Ghẻ nhám
Thối gốc chảy nhựa Thán thư
Đốm rong + Đốm lá Vàng lá thối rễ
% hộnôngdân
Bệnh hại
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về tình hình bệnh hại
Gốc đồng 31,58
Không trị 26,32 Loại khác
42,1
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân sử dụng các loại gốc thuốc dùng để trị bệnh gây hại
21
Bên cạnh đó, nông dân đánh có khoảng 8 loài côn trùng và nhện gây hại chủ yếu trên vườn trong đó sâu vẽ bùa ( chiếm 31,59%) gây hại nhiều nhất, kế đến là rầy mềm (29,83%), nhện đỏ (12,28 %), bù lạch (7,02%), sâu ăn lá (7,01%), bọ xít xanh (5,26%), rệp sáp (3,51%) và rầy chổng cánh (1,75%). Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá gân xanh. Qua đánh giá của nông dân, ta thấy tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về rầy chổng cánh là rất thấp nhưng tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về bệnh vàng lá gân xanh là rất cao, có thể do vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh còn lưu tồn và nhân mật số trong một số ít rầy chổng cánh đó nên có khả năng gây bệnh cho cây cam trên vườn. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì trong điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL, thành phần thiên địch của rầy chổng cánh rất phong phú như ong ký sinh Tamarixia radiate, kiến vàng Oecophylla smaragdina… Ngoài ra, cũng có thể do nông dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại nên mật số rầy chổng cánh rất ít.
Nông dân sử dụng các loại thuốc như thuốc có hoạt chất Abamectin (21,04%) như Reasgant 5 EC, Abamectin; thuốc gốc Pyrethroit (3,51%) như Cyper alpha và loại khác (49,13%) để phòng trị côn trùng và nhện (Hình 3.4).
1,75 31,59
29,83
3,51
7,02 7,01 5,26
1,75 12,28
0 5 10 15 20 25 30 35
1
Không có sâu hại Sâu vẽ bùa Rầy mềm Rệp sáp Bù lạch Sâu ăn lá Bọ xít xanh Rầy chổng cánh Nhện đỏ
Côn trùng và nhện hại
% hộnôngdân
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về tình hình côn trùng và nhện hại
Loại khác 49,13
Không trị 26,32
Gốc Abamectin
21,04 Gốc
Pyrethroit 3,51
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân sử dụng các loại gốc thuốc dùng để trị côn trùng và nhện hại
3.1.3 Tỷ lệ gây hại của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. trên vườn điều tra
* Điều tra nông dân:
Kết quả điều tra (Bảng 3.3) cho thấy có 50,88% hộ nông dân không nhận biết được sâu gây hại đọt cam, nhưng có 49,12% hộ nông dân thì nhận biết được loài sâu này, theo nông dân mô tả thì con sâu có kích thước nhỏ, cơ thể màu vàng, đầu màu đen bóng; sâu gây hại làm lá hoặc chồi non quấn lại có màu vàng, trên chồi nào có bông thì bông dễ bị rụng, trời nắng mới thấy bị sâu gây hại trên chồi non.
Theo nông dân đánh giá thì 66,67% hộ nông dân thì cho rằng không ảnh hưởng đến năng suất, việc ảnh hưởng đến năng suất là do sâu tấn công trên những chồi có bông làm bông bị rụng ảnh hưởng đến việc đậu trái, năng suất ảnh hưởng từ 5 – 30% là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 14,04%, từ 31 – 50% chiếm tỷ lệ 12,28%
và từ 50% trở lên chiếm tỷ lệ 7,01 %.
Về việc phòng trị, khi chồi vừa mới nhú thì đa số hộ nông dân (50,88 %) đã phun thuốc phòng ngừa, phòng ngừa chung cho các loại sâu bệnh gây hại trên đọt non, nếu thấy có bị sâu gây hại thì hộ nông dân (40,35%) dùng thuốc trừ sâu để trị, một số hộ khác (8,77%) thì ngắt bỏ những lá non hoặc chồi non bị sâu hại.
Bảng 3.3 Kết quả điều tra tình hình gây hại của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.
% số hộ Xã
Phú Hữu (%)
Cảng Cái Cui (%)
Phường Thới An(%) 1.Đánh giá của nông dân
a. Nhận biết - Có 49,12 24,56 17,54 7,02
- Không 50,88 10,53 17,54 22,81
b. Ảnh hưởng năng suất (%)
Không ảnh hưởng 66,67 17,55 22,8 26,32
5 – 30 14,04 7,02 7,02 0
31 – 50 12,28 8,77 3,51 0
Lớn hơn 50 7,01 1,75 1,75 3,51
c. Phòng trị
Phun thuốc ngừa 50,88 10,53 17,54 22,81
Phun thuốc trị 40,35 15,79 17,54 7,02
Ngắt bỏ 8,77 8,77 0 0
2. Tỷ lệ (%) gây hại ngoài đồng
Số chồi bị hại/ tổng số chồi 46,97 ± 20,86 39,77 ± 17,99 0
* Điều tra trực tiếp ngoài đồng:
Việc điều tra quan sát ngoài đồng ở ba địa điểm là tại xã Phú Hữu và Cảng Cái Cui, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Trong đó ở phường Thới An thì không quan sát được ngoài vườn nguyên nhân là do thời gian điều tra trùng vào thời điểm nước ngập, nên không thể ra vườn điều tra trực tiếp được. Kết quả điều tra trực tiếp ngoài đồng ở 2 khu vực còn lại cho thấy hầu hết 100% vườn điều tra đều thấy sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp. hiện diện và gây hại, tùy theo tình hình canh tác và việc phun thuốc hóa học để phòng trị mà tỷ lệ gây hại trên vườn là khác nhau. Tỷ lệ (%) gây hại ngoài đồng do sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. gây hại là khá cao từ 39,77%
đến 46,97%. Trong khi đó, theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thì loài sâu Agonopterix sp. thường xuất hiện rải rác, mật số thường thấp, chưa thấy gây hại đáng kể. Điều này cho thấy loài sâu gây hại này lúc đầu là loài thứ cấp nhưng bây giờ đã trở nên phổ biến, bùng phát và gây hại đáng kể vào các đợt ra chồi non. Tỷ lệ (%) gây hại trên chồi non của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. tương đương so với loài sâu vẽ bùa - loài gây hại quan trọng nhất trên chồi non. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì trên hai tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, tỷ lệ lá bị nhiễm sâu vẽ bùa biến động từ 7,4 – 58,9%, tỷ lệ lá bị nhiễm cao nhất vào tháng 8 – 9 dương lịch là 36,6 – 58,9% và thấp nhất trong tháng 11 (7,4%).