CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.6 NHỆN VÀNG HẠI CAM CHANH PHYLLOCOPTRUTA OLEIVORA (ASHMEAD); HỌ ERIOPHYIDAE
1.6.1 Ký chủ
Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) gây hại trên các loài cây thuộc giống cam chanh (Citrus), nhất là chanh, cam, bưởi, quất, quýt, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Ngoài ra cũng được ghi nhận gây hại trên cây Fortunella, hoàng bì (Clausena lansium), (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
1.6.2 Phân bố
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), nhện vàng được ghi nhận tại hầu hết các vùng có khí hậu ấm trên thế giới như Italia, Malta, Yugoslavia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Cyprus, Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Jodan, Lebanon, Malaysia, Philippines, Syria, Thái Lan, Việt Nam, Châu Phi, Bermuda, Brazil, Chile, Colombia, Cuba, Ecuado, Guatemala, Jamaica, Mexico, Peru, Puerto Rico, Triniđa, Tobago, Uruguay, Hoa kỳ và New Zealand...
Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) được coi là một trong các loài gây hại cam chanh quan trọng nhất trên thế giới (Meyer, 1981). Phân bố tại nhiều nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Là loại bản địa của vùng Đông Nam Á (Meyer, 1981) – nơi là nguồn gốc của cây cam chanh (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Theo Jeppson và ctv. (1975), phạm vi phân bố của nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) là trên toàn thế giới, (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
1.6.3 Đặc điểm hình thái
Theo ghi nhận của Keifer (1938) thì thành trùng cái của nhện vàng Phyllocoptruta oleivora (Ashmead) cú hỡnh thoi, dẹp, dài từ 150 - 165àm, rộng 53àm và cú màu vàng rơm.Thành trựng đực thõn hỡnh thoi, dài 135àm, rộng 54àm, với hình dạng bên ngoài tương tự con cái, ngoại trừ các cấu trúc sinh dục, (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
Nhện có kích thước cơ thể rất nhỏ, màu vàng, không nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ thể có hình củ cà rốt và hơi dẹt, dài 0,15 - 0,17mm. Có 2 đôi chân hướng về phía trước. Vuốt bàn chân có 5 lông. Trứng hình cầu, màu trắng hơi vàng, trứng được đẻ rải rác trên quả hoặc gần gân chính của lá. Nhện non có 2 tuổi, xác lột màu trắng, khi nhiều tạo nên đám trắng bạc, (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), đây là loài nhện có kích thước cơ thể nhỏ, dài khoảng 2mm, cơ thể có dạng thon dài như củ cà rốt, màu vàng nhạt, phần đầu có 4 chân hướng về phía trước nằm khuất phía dưới đầu, phần đuôi
nhọn có 2 lông dài. Chân có dạng rất đặc biệt, gồm nhiều đốt, có nhiều lông tơ và đốt bàn có dạng răng cưa.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), thành trùng có mầu vàng tươi, cơ thể dẹp, thon dài có hình dạng củ cà rốt, có kích thước rất nhỏ, con cái dài khoảng 0,1mm.
Nhện chỉ có 2 cặp chân. Phần đuôi nhọn có 2 lông dài. Trứng rất nhỏ, tròn, mầu trắng. Ấu trùng nhện vàng cũng rất nhỏ, mầu vàng nhạt, có dạng củ cà rốt với 2 cặp chân ngắn đưa ra phía trước đầu.
1.6.4 Tập quán sinh sống và cách phát sinh
Nhện thích chích hút trên trái ở ngoài trảng và có đường kính khoảng 1 – 1,5cm hay to hơn. Nhện thường thích trú ẩn trên trái, (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Yothers và Mason (1930) và Ebeling (1959), nhện cái đẻ trứng ở các vùng trũng của vỏ trái hay trên lá. Tại 320C trứng phát triển hoàn toàn trong 3 ngày và thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 là 1,8 ngày; tại 220C trứng phát triển trong 5,5 ngày và thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 là 4,3 ngày. Vào mùa hè, một thế hệ phát triển trong 7 - 10 ngày và vào mùa đông trong khoảng 14 ngày. Con cái sống ít hơn 20 ngày và đẻ tổng cộng 20 – 30 trứng, (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) ghi nhận sự phân bố của nhện vàng trên 2 mặt của lá và trên các đợt lộc khác nhau là khác nhau. Mật độ của nhện có liên quan khá chặt đối với lượng mưa. Khi cây chưa ra hoa kết trái nhện sống ở tầng lá bánh tẻ là chính, sau khi quả đậu chúng di chuyển từ các lá dưới lên các lá trên và lên quả. Các tuổi cam khác nhau tỷ lệ hại và chỉ số hại khác nhau rõ rệt, tuổi càng cao tỷ lệ hại và chỉ số hại càng cao. Trên 3 loại lá, lá non, lá bánh tẻ, lá già và quả mật độ nhện hại cao nhất ở lá bánh tẻ và quả.
Nhện vàng có thời gian các pha phát triển ngắn, tại nhiệt độ 300C thời gian phát triển các pha ngắn hơn ở 250C (Jeppson và ctv. 1975) và Meyer (1981) cho rằng thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 ở 320C là 1,8 ngày và ở 220C là 4,3 ngày còn thời gian phát dục của nhện tuổi 2 ở hai nhiệt độ tương ứng là 1,3 và 6,4 ngày. Vòng đời yếu tố quyết định sức tăng quần thể nhện vàng ở 300C ngắn hơn ở 250C là 5,6 ngày, (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Đĩnh, 2005).
Theo Swirski và Amitai (1958), nhện vàng là một loài sống lang thang, trên lá và quả của tất cả các loài cây có múi, tái tạo nồi giống bởi sinh sản đơn tính Arrhenotokous (sinh sản toàn đực), (Trích dẫn bởi Vincenzo Vacante, 2010).
1.6.4 Triệu chứng và mức độ gây hại
Nhện chích hút vỏ trái làm cho trái bị nám, có màu nâu sáng tới màu đồng đen. Vết chích làm hư tế bào của vỏ trái và tạo thành mày trắng bạc trên trái chanh và có màu đỏ hồng trên trái cam chín và màu đen trên trái cam còn xanh. Khi mật số cao nhện chích hút làm cho trái và cả lá như có một lớp bụi bám trên mặt, trái mất đẹp, giãm giá trị thương phẩm, (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2005) ghi nhận thì cả nhện non và nhện trưởng thành tập trung chích hút dịch vỏ quả, làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu “xi măng” hoặc màu nâu đen. Triệu chứng hại điển hình là khi quả đủ lớn, vỏ quả có màu xám bạc, mất màu xanh hoặc vàng đặc trưng, toàn bộ vỏ quả hay một diện tích lớn phía dưới quả có màu thâm hơi nâu hoặc thâm đen, làm giảm đáng kể giá trị thương phẩm. Nếu bị hại từ lúc nhỏ, quả không lớn được, có khi bị khô đét và rụng. Mặt dưới lá khi bị hại thường có màu nâu hơi đen hoặc hơi vàng. Cành nhỏ màu nâu hơi tím hoặc thâm đen.
Nhện có thể gây hại trên trái, lá và cành nhưng gây hại quan trọng nhất trên trái. Nhện gây hại từ khi trái vừa mới tượng cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên Nhện tập trung mật số rất cao trên trái non. Sự ăn phá của Nhện trên vỏ trái làm trái bị nám và có hiện tượng Da lu (mầu nâu, nâu đen, hoặc mầu đồng đen) và da cám (vỏ hơi bị sần sùi hoặc không không trơn láng, mầu nâu xám, xám trắng hoặc xám bạc.
Khi mật số Nhện cao, vỏ trái và lá như bị phủ một lớp lông sần sùi. Trái bị gây hại thường có vỏ dầy hơn bình thường và có kích thước nhỏ hơn các trái không bị gây hại. Khi mật số cao, Nhện vàng cũng gây hại trên lá và cành non.
(http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/ppd/thayHai/unicode/sauhai/citrus/nhenvang.h tm)
CHƯƠNG 2