Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm 6 và 9 GSXL, mật số khuẩn lạc nấm của các nghiệm thức xử lý với dịch trích xạ khuẩn phát triển trên môi trường PDA kháng sinh cao hơn so với đối chứng và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.
Tại thời điểm 12 GSXL, nghiệm thức xử lý với dịch trích xạ khuẩn 21 có biểu hiện khả năng giết chết bào tử nấm với log (mật số bào tử sống cfu/ml) là 5,90 thấp hơn so với đối chứng là 6,11 và có ý nghĩa khác biệt so với đối chứng.
Bảng 3.4. Mật số bào tử nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum TV2 còn sống qua các thời điểm 6, 9 và 12 GSXL với dịch trích xạ khuẩn
Log (mật số bào tử sống cfu/ml)
STT Code
6 GSXL 9 GSXL 12 GSXL
1 2 3 4
4 19 21 ĐC
6,12 6,13 6,08 6,00
5,97 6,08 6,16 5,77
6,01 ab 6,03 ab 5,90 b 6,11 a Mức ý nghĩa ns ns *
CV (%) 1,87 4,58 1,63 Ghi chú:
* Khác biêt ở mức ý nghĩa 5% ; ns: không khác biệt ý nghĩa
Các số trung bình trong cùng một cột được theo sau bằng một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.
Nhìn chung, những nghiệm thức được xử lý với dịch trích xạ khuẩn có khả năng giết chết bào tử nấm nhưng ở mức độ thấp. Tại các thời điểm 6, 9 GSXL các nghiệm thức được xử lý với dịch trích xạ khuẩn không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Tại thời điểm 12 GSXL, dịch trích xạ khuẩn 21 có hiệu quả giết chết bào tử nấm và có sự khác biệt ý nghĩa so với đối chứng.
Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy: chỉ có chủng xạ khuẩn 21 thể hiện khả năng giết chết bào tử nấm F. oxysporum f.sp. niveum, còn xạ khuẩn 4 và 19 chưa đủ mạnh để giết chết bào tử nấm F. oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện in-vitro.
Như vậy, có thể dịch trích xạ khuẩn cần có thời gian thích hợp để giết chết bào tử nấm.
Vi khuẩn Pseudomonas sp. phân lập từ vùng rễ của cây chickpea có hiệu quả đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. ciceris bằng cách trực tiếp ức chế tăng trưởng sợi nấm và dịch trích của nó cũng vừa có khả năng ức chế bào tử nẩy mầm vừa ức chế tăng trưởng sợi nấm trong điều kiện in-vitro (Landa và ctv., 1997) (trích Trần Thị Kim Đông, 2010). Từ kết quả bảng 3.4 có thể cho rằng trong quá trình sống, có thể xạ khuẩn tiết ra những chất như chất kháng sinh, enzym có tác dụng ức chế bào tử nấm F. oxysporum f.sp. niveum nẩy mầm hoặc có thể giết chết bào tử nấm.
Xạ khuẩn actinomycetes tổng hợp nhiều loại men phân giải như: chitinases (Blaak và ctv., 1993; Gupta và ctv., 1995; Mahadevan và Crawford, 1996), glucanases (Harchand và Singh, 1997; Thomas và Crawford, 1998), peroxidases (Ramachandra và ctv., 1998) và những men phân giải khác có thể phân hủy nấm hại (trích Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
Theo Campbell (1989), một loài vi sinh vật có khả năng cạnh tranh mạnh và lấy được chất dinh dưỡng nhiều hơn thì phát triển tốt, trong khi đó loài khác với khả năng cạnh tranh yếu hơn sẽ chết (trích Trần Bảo Châu, 2010).
Đánh giá tổng kết khả năng đối kháng của 3 chủng xạ khuẩn có triển vọng đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum TV2
Qua bảng tổng hợp khả năng đối kháng (bảng 3.5) của 3 chủng xạ khuẩn đối kháng triển vọng cho thấy cả 3 chủng xạ khuẩn cho hiệu quả đối kháng với nấm F.
oxysporum f.sp. niveum cao biểu hiện ở các chỉ tiêu BKVK, HSĐK, khả năng ức chế bào tử nẩy mầm, khả năng giết chết bào tử. Các chủng xạ khuẩn này có BKVK trung bình cao (5,8 mm - 6,79 mm), HSĐK trung bình khá cao (24,93% - 29,77%) và có khả năng ức chế sự nẩy mầm của bào tử nấm nhưng ở mức độ thấp (6 GSXL và 9 GSXL) đồng thời xạ khuẩn 21 có khả năng giết chết bào tử nấm với log (mật số bào tử sống cfu/ml) là 5,90.
Bảng 3.5. Khả năng đối kháng của 3 chủng xạ khuẩn triển vọng đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum TV2
STT Code BKVKtb (mm)
HSĐKtb (%)
Khả năng ức chế bào tử nẩy mầm (6 GSXL, 9 GSXL)
Khả năng giết chết bào tử (12 GSXL)
1 2 3
4 19 21
6,40 6,79 5,80
24,93 27,43 29,77
+ + +
_ _ +
Ghi chú:
BKVKtb: Bán kính vô khuẩn trung bình HSĐKtb: Hiệu suất đối kháng trung bình
+: Có khả năng ức chế bào tử nấm nẩy mầm hoặc giết chết bào tử nấm
- : Không có khả năng ức chế bào tử nấm nẩy mầm hoặc giết chết bào tử nấm.
Nhìn chung 3 chủng xạ khuẩn 4, 19, 21 đều là những xạ khuẩn có triển vọng trong phòng trừ sinh học bệnh héo rũ trên cây dưa hấu do có nhiều cơ chế đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum.
Streptomyces được nghiên cứu rộng rãi và sử dụng như biện pháp sinh học phòng trừ những mầm bệnh nấm trong đất bởi vì những hoạt động đối kháng mạnh mẽ thông qua những sản phẩm hữu cơ diệt nấm đa dạng (trích Shimizu và ctv., 2008).
Xạ khuẩn đối kháng được ứng dụng trong phòng trị sinh học bệnh cây có khả năng kháng nấm tốt bằng một hoặc nhiều cơ chế. Theo Crawford và ctv. (2005), báo cáo xạ khuẩn Streptomyces lydicus WYEC 108 có 5 đặc tính liên quan đến phòng trừ nấm bệnh: (1) có tiềm năng ở vùng rễ, (2) sự kháng sinh, (3) kí sinh lên nấm, (4) tạo men phân giải celulose và chitin và (5) tạo vùng siderophore cô lập phân tử lượng của sắt (ion), giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời cạnh tranh về thức ăn, nơi ở (trích Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
Thật vậy, từ kết quả ở bảng 3.5 cho ta thấy: mỗi chủng xạ khuẩn có thể có nhiều cơ chế đối kháng với nấm F. oxysporum f.sp. niveum. Cả 3 chủng đều có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty, sự nẩy mầm bào tử, riêng chủng 21 còn có thể tiêu diệt bào tử nấm.
CHƯƠNG 4