Hiệu quả phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân Dydimella bryoniae trên dưa hấu bằng các chủng vi khuẩn ở vụ Đông Xuân 2010-2011

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH đốm lá CHẢY NHỰA THÂN (didymella bryoniae)TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG ở QUẬN ô môn THÀNH PHỐ cần THƠ vụ ĐÔNG XUÂN (Trang 36 - 45)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.2. Hiệu quả phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân Dydimella bryoniae trên dưa hấu bằng các chủng vi khuẩn ở vụ Đông Xuân 2010-2011

Về tỉ lệ bệnh, qua bảng 3.1 ta thấy ngay lần ghi nhận chỉ tiêu đầu tiên vào 14 ngày sau khi gieo (NSKG) thì bệnh đốm lá chảy nhựa thân đã bắt đầu xuất hiện ở hầu hết các nghiệm thức, tuy nhiên bệnh chỉ mới xuất hiện với tỉ lệ bệnh rất thấp. Mặc dù có sự khác biệt giữa NT4 (2,75%), NT6 (1,63%) với nghiệm thức đối chứng NT7 (7,63%) về mặt thống kê; nhưng khó nhận ra được sự khác biệt này khi quan sát bằng mắt thường vì tỉ lệ bệnh còn rất nhỏ.

Sang giai đoạn 21 NSKG, tỉ lệ bệnh ở tất cả các nghiệm thức đều tăng lên.

Trong đó các nghiệm thức NT1, NT2, NT4, NT5, NT8 có tỉ lệ bệnh lần lượt là 14,04%, 13,20%, 15,21%, 9,88%, 12,50% và tương đương với nghiệm thức đối chứng NT7 có tỉ lệ bệnh là 13,24%. Riêng chỉ có NT6 và NT3 là có tỉ lệ bệnh lần lượt là 6,77% và 7,81% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Ở giai đoạn 28 NSKG, tỉ lệ bệnh tiếp tục tăng ở tất cả các nghiệm thức.

Trong các nghiệm thức có xử lý, ngoại trừ NT4 có tỉ lệ bệnh 22,90% là không khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ bệnh 23,62%;

các nghiệm thức còn lại đều có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó tỉ lệ bệnh thấp nhất là ở NT6 (10,55%), kế đến là NT3 với tỉ lệ bệnh là 14,10% và NT5 là 16,02%. Các nghiệm thức còn lại NT1, NT2, NT8 cũng có tỉ lệ bệnh thấp hơn nghiệm thức đối chứng nhưng cũng khá cao (từ 19,54 đến 20,63%).

Giai đoạn 35 NSKG, có 4 nghiệm thức có tỉ lệ bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với NT đối chứng là NT3, NT5, NT6 và NT8. Trong đó, NT6 có tỉ lệ bệnh thấp nhất (16,51%), kế đến là NT8, NT5 và NT3 có tỉ lệ bệnh lần lượt là 26,42%, 27,65% và 29,27%. Các nghiệm thức còn lại là NT1, NT2 và NT4 có tỉ lệ bệnh tương đương với NT đối chứng (36,42%).

Giai đoạn 42 NSKG, NT6, NT3 và NT8 vẫn tiếp tục thể hiện hiệu quả với tỉ lệ bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Các nghiệm thức còn lại NT1, NT2, NT4, NT5 không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng.

Giai đoạn 49 NSKG, tỉ lệ bệnh của NT1, NT4, NT5 lần lượt là 41,72%, 42,93%, 38,79% và tương đương với nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ bệnh là 45,49%. Nghiệm thức 6 và 8 có tỉ lệ bệnh thấp nhất và tương đương nhau lần lượt là 28,93% và 27,26%. Nghiệm thức 2 và 3 cũng có hiệu quả với tỉ lệ bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với NT đối chứng, nhưng hiệu quả thấp hơn NT6 và NT8.

Giai đoạn 56 NSKG, tỉ lệ bệnh tăng cao ở tất cả các nghiệm thức do gặp điều kiện thuận lợi để phát triển. Tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng lên đến 91,88%. Các nghiệm thức có xử lý đều thể hiện sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng, nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, hiệu quả nhất là nghiệm thức 8 (nghiệm thức nông dân) với tỉ lệ bệnh 38,38%, kế đến là NT2, NT4 và NT6 có tỉ lệ bệnh lần lượt là 56,62%, 62,85% và 58,78%. Ba nghiệm thức còn lại là NT1, NT3 và NT5 cũng thể hiện hiệu quả giảm bệnh, nhưng hiệu quả tương đối thấp.

Như vậy, từ kết quả thống kê tỉ lệ bệnh ở bảng 3.1 ta thấy

Nghiệm thức 3 (xử lý đơn thuần vi khuẩn 151) cũng thể hiện được hiệu quả hạn chế bệnh đốm lá chảy nhựa thân khá tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của NT3 có phần thấp hơn so với NT6, và khi áp lực bệnh tăng cao (56 NSKG) hiệu quả hạn chế bệnh cũng giảm xuống thấp.

Nghiệm thức 5 (xử lý với hỗn hợp 4 chủng vi khuẩn) cũng giúp hạn chế được bệnh đốm lá chảy nhựa thân tương đương với nghiệm thức 3 (xử lý đơn thuần vi khuẩn 151).

Nghiệm thức 6 (xử lý với hỗn hợp 4 chủng vi khuẩn + một lượng nhỏ thuốc hóa học) đã hạn chế được bệnh đốm lá chảy nhựa thân tốt hơn các nghiệm thức còn lại trong cả vụ, ngoại trừ giai đoạn áp lực bệnh tăng cao (56 NSKG). Ở giai đoạn 56 NSKG, NT6 vẫn có hiệu quả nhưng không cao bằng hiệu quả của NT8. Ngoài ra, khi phối hợp thêm lượng nhỏ thuốc hóa học giúp tăng hiệu quả phòng trị bệnh hơn so với phun đơn thuần hỗn hợp 4 chủng vi khuẩn (NT5).

Nghiệm thức 8 (xử lý theo nông dân) không thể hiện rõ hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng hiệu quả chặn bệnh rất tốt khi áp lực bệnh tăng.

Các nghiệm thức còn lại là NT1, NT2 và NT4 cũng thể hiện hiểu quả giảm tỉ lệ bệnh, tuy nhiên hiệu quả không cao và không ổn định.

25

Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh (%) đốm lá chảy nhựa thân trên dưa hấu do nấm D. bryoniae của các nghiệm thức qua các thời điểm ở điều kiện ngoài đồng vụ Đông Xuân 2010 – 2011

Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan.

* : khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Thời điểm đánh giá (NSKG)

STT Nghiệm thức

14 21 28 35 42 49 56

1 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 3,63 ab 14,04 a 20,14 b 31,74 abc 31,85 a 41,72 ab 70,11 b

2 Ngâm hạt, tưới đất với HPVK 89 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 3,00 ab 13,20 ab 20,63 b 33,62 ab 31,16 a 38,23 bc 56,62 c

3 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 151 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 3,83 ab 7,81 c 14,10 d 29,27 bc 25,59 bc 34,65 cd 76,07 b 4 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 187 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 2,75 b 15,21 a 22,90 a 33,97 ab 32,64 a 42,93 ab 62,85 c

5 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187

(108 cfu/ml) định kỳ 10 ngày lần 3,50 ab 9,88 bc 16,02 c 27,65 c 27,33 ab 38,79 abc 75,22 b 6 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187

(108 cfu/ml) + lượng nhỏ thuốc hóa học định kỳ 10 ngày lần 1,63 b 6,77 c 10,55 e 16,51 d 21,63 c 28,93 de 58,78 c

7 Đối chứng không xử lý 7,63 a 13,24 ab 23,62 a 36,42 a 31,38 a 45,49 a 91,88 a

8 Xử lý theo nông dân 3,42 ab 12,50 ab 19,54 b 26,42 c 25,53 bc 27,26 e 38,38 d

Mức ý nghĩa * * * * * * *

CV (%) 79,09 20,01 6,18 11,94 11,76 11,50 6,37

Về hiệu quả giảm bệnh (HQGB), dựa vào bảng 3.2 cho thấy NT6 luôn có HQGB cao nhất ở nhiều thời điểm, NT3 có HQGB cao ở giai đoạn đầu và giảm dần về các giai đoạn sau, NT8 có HQGB không cao ở giai đoạn đầu nhưng HQGB tăng cao ở giai đoạn cuối. Các nghiệm thức còn lại NT1, NT2, NT4 và NT5 có HQGB thấp hơn so với 3 NT trên.

Giai đoạn 21 NSKG, NT6 và NT3 có HQGB lần lượt là 49,55% và 41,05% cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức NT1, NT2, NT4 và NT8, không khác biệt ý nghĩa với NT5. Nghiệm thức xử lý theo nông dân (NT8) có HQGB rất thấp 4,74%.

Giai đoạn 28 NSKG, NT6 có HQGB cao nhất 55,63%. Kế đến là NT3 và NT5 có HQGB tương đương nhau lần lượt là 40,43% và 32,28%, cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với NT8 (17,29%). Các nghiệm thức còn lại có hiệu quả giảm bệnh thấp.

Giai đoạn 35 NSKG, NT6 vẫn có HQGB cao nhất 54,64% và khác biệt ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức còn lại. NT3, NT5 và NT8 có hiệu quả tương đương nhau nhưng không cao lắm (từ 19,70% đến 27,03%).

Giai đoạn 42 NSKG, HQGB của các nghiệm thức tương đối thấp và đã giảm xuống so với giai đoạn 35 NSKG. Tuy nhiên, HQGB cao nhất vẫn là NT6 (28,93%) tương đương với NT3 (17,10%) và NT8 (16,97%), và khác biệt ý nghĩa so với NT1, NT2, NT4

Giai đoạn 49 NSKG, HQGB của NT6 và NT8 là tương đương nhau lần lượt là 36,15% và 39,45%. NT3 có HQGB không cao lắm (23,13%).

Giai đoạn 56 NSKG, tất cả các nghiệm thức đều thể hiện HQGB, trong đó NT8 có HQGB cao nhất là 58,14% khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là NT2, NT4 và NT6. Cuối cùng là NT1, NT3 và NT5.

Như vậy, qua kết quả về HQGB ở bảng 3.2 cho thấy: trong giai đoạn đầu NT6 và NT3 cho hiệu quả giảm bệnh cao hơn các nghiệm thức còn lại. Đến giai đoạn áp lực của mầm bệnh tăng cao thì cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất là NT8.

Nghiệm thức 5 cho hiệu quả giảm bệnh ở mức trung bình. Còn các nghiệm thức 1, 2 và 4 cũng có thể hiện hiệu quả giảm bệnh nhưng không ổn định.

27

Bảng 3.2. Hiệu quả giảm bệnh (%) bệnh đốm lá chảy nhựa thân trên dưa hấu do nấm D. bryoniae của các nghiệm thức qua các thời điểm ở điều kiện ngoài đồng vụ Đông Xuân 2010-2011

Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa, * : khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Thời điểm đánh giá (NSKG)

STT Nghiệm thức

14 21 28 35 42 49 56

1 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 36,36 -7,57 c 14,63 c 12,76 bc -4,24 c 7,37 d 23,47 c 2 Ngâm hạt, tưới đất với HPVK 89 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 46,76 0,16 bc 12,53 c 7,34 c -3,18 c 15,39 cd 38,26 b 3 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 151 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 38,10 41,05 a 40,43 b 19,70 bc 17,10 ab 23,13 bc 17,18 c

4 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 187 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 42,30 -14,10 c 2,90 d 6,42 c -7,05 c 4,37 d 31,51 b 5 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187

(108 cfu/ml) định kỳ 10 ngày lần 34,26 24,42 ab 32,28 b 24,41 b 12,13 b 14,94 cd 18,14 c 6 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187

(108 cfu/ml) + lượng nhỏ thuốc hóa học định kỳ 10 ngày lần 78,70 49,55 a 55,63 a 54,64 a 28,93 a 36,15 ab 35,95 b

7 Xử lý theo nông dân 49,85 4,74 bc 17,29 c 27,03 b 16,97 ab 39,45 a 58,14 a

Mức ý nghĩa ns * * * * * *

CV (%) 37,98 40,94 20,67 32,79 19,93 22,73 14,25

Năng suất vụ dưa

Mặc dù tỉ lệ bệnh đốm lá chảy nhựa thân ở mỗi nghiệm thức đều có sự khác biệt nhau nhưng qua kết quả thống kê ở bảng 3.3, ta thấy rằng năng suất của các nghiệm thức có xử lý đều không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Điều này có thể là do trong vụ Đông Xuân thời tiết không thích hợp cho bệnh đốm lá chảy nhựa thân phát triển đủ mạnh, cụ thể là cho đến thời điểm 49NSKG tỉ lệ bệnh còn tương đối thấp và bệnh chỉ thật sự phát triển mạnh ở thời điểm 56NSKG, chính vì vậy mà bệnh đã không gây ảnh hưởng đến năng suất của các nghiệm thức.

Bảng 3.3. Năng suất vụ dưa (tấn/ha)

STT Nghiệm thức Năng suất (tấn/ha)

1 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12 (108 cfu/ml) định kỳ 10

ngày lần 22,09 ab

2 Ngâm hạt, tưới đất với HPVK 89 (108 cfu/ml) định kỳ 10 ngày lần 17,47 b 3 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 151 (108 cfu/ml) định kỳ 10

ngày lần 21,33 ab

4 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 187 (108 cfu/ml) định kỳ 10

ngày lần 22,22 ab

5 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187 (108 cfu/ml)

định kỳ 10 ngày lần 20,09 ab

6 Ngâm hạt, tưới đất, phun lá với HPVK 12, 89, 151, 187 (108 cfu/ml)

+ lượng nhỏ thuốc hóa học định kỳ 10 ngày lần 22,77 a

7 Đối chứng không xử lý 22,43 ab

8 Xử lý theo nông dân 18,74 ab

Mức ý nghĩa *

CV (%) 14,57

Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử Duncan

* : khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Thảo luận chung:

Theo như kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Đông (2010), khi khảo sát khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ đối với nấm D. bryonae trong điều kiện in vitro đã ghi nhận khả năng đối kháng của chủng vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) với bán kính vòng vô khuẩn là 9,9mm. Và kết quả thí nghiệm

của Trần Hữu Thông (2010) đã ghi nhận khi áp dụng biện pháp phối hợp áo hạt + tưới đất + phun lá với chủng vi khuẩn 151 đã hạn chế được sự xâm nhiễm của nấm D. bryonae trong điều kiện nhà lưới. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy chủng vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) là chủng vi khuẩn có triển vọng để ứng dụng trong phòng trị ngoài đồng đối với bệnh đốm lá chảy nhựa thân.

Qua kết quả thống kê tỉ lệ bệnh (bảng 3.1) và hiệu quả giảm bệnh (bảng 3.2) của bệnh đốm lá chảy nhựa thân. Ta thấy khi áp dụng đơn thuần vi khuẩn 151 (nghiệm thức 3) để phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân đã cho hiệu quả phòng trị cao, tuy nhiên hiệu quả hạn chế bệnh đã giảm khi áp lực mầm bệnh ngày càng tăng cao ở các giai đoạn sau. Điều này có thể là do trong điều kiện tự nhiên thì vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) chưa thể định vị và nhân mật số đủ mạnh để khống chế được mầm bệnh. Và theo Phạm Văn Kim (2006) thì biện pháp phòng trừ sinh học chủ yếu là để ngừa bệnh hơn là trị bệnh, do đó hiệu quả phòng trị sẽ không cao khi mầm bệnh đã xâm nhiễm và phát tán.

Ngoài nghiệm thức 3 có hiệu quả thì khi áp dụng biện pháp phòng trị theo NT6 (ngâm hạt, tưới đất và phun lá với huyền phù 4 chủng vi khuẩn + xử lý thuốc hóa học) còn đem lại hiệu quả phòng trị cao hơn. Nghiệm thức 6 có hiệu quả phòng trị cao trong phần lớn thời gian của vụ dưa. NT6 có hiệu quả phòng trị tốt hơn NT3 có thể là do việc sử dụng một lượng nhỏ thuốc hóa học đã giúp làm giảm áp lực của mầm bệnh xuống. Việc áp dụng một lượng nhỏ thuốc hóa học giúp giảm áp lực mầm bệnh trong điều kiện khí hậu thuận hợp cho mầm bệnh phát triển là điều rất cần thiết (Phạm Văn Kim, 2006). Biện pháp phòng trị ở NT6 tuy có hiệu quả trong nhiều giai đoạn nhưng khi áp lực mầm bệnh tăng lên quá cao (giai đoạn 56 NSKG) thì chỉ có việc áp dụng biện pháp hóa học như ở NT8 (xử lý theo nông dân) mới đem lại hiệu quả phòng trị tốt nhất. Nhưng dựa vào kết quả thống kê tỉ lệ bệnh, hiệu quả giảm bệnh và lịch phun thuốc trừ bệnh ở NT8 (bảng 2.3) ta thấy trong giai đoạn 35NSKG trở về trước ở NT8 có 4 lần phun thuốc hóa học ở các thời điểm 8, 19, 23 và 33 NSKG nhưng hiệu quả phòng trị rất thấp, trái lại ở NT6 chỉ có 3 lần xử lý thuốc hóa học ở 10, 20 và 30 NSKG với thuốc Amistar 250SC liều lượng ẳ khuyến cỏo nhưng đó đem lại hiệu quả phũng trị cao. Ở thời điểm 42 và 49 NSKG hiệu quả của NT6 và NT8 là tương đương

nhau, tuy nhiên ở NT6 không có xử lý thêm thuốc hóa học còn ở NT8 thì xử lý với thuốc Anvil 5SC.

Kết quả phòng trị bệnh đốm lá chảy nhựa thân (D. bryoniae) trên dưa hấu của chủng vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) phù hợp với kết quả của Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long (2009), khi xử lý vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 231-1 bằng biện pháp phun lá làm giảm bệnh đốm lá chảy nhựa thân (D. bryoniae) trên dưa hấu ở điều kiện ngoài đồng.

Theo Schnider et al. (1996) nhận thấy chi vi khuẩn Pseudomonas có khả năng tổng hợp các kháng sinh phenazine carboxylic acid (PCA), 2-4 DAPG, pyoluterin và pyrrolnitrin. Nhiều chất kháng sinh trên được sản xuất bởi Pseudomonas spp. có tác dụng góp phần ngăn chặn nhiều mầm bệnh trên cây trồng (Keel et al., 1996). Ngoài ra, Nandakumar et al. (2001) khi nghiên cứu về khả năng phòng trừ sinh học của PGPR đối với bệnh đốm vằn (Rhizoctonia solani) trên lúa ở Ấn Độ, cho thấy 2 chủng vi khuẩn Pseudomonas fluorescen viz. PF1 và FP7 có hiệu quả làm giảm bệnh đốm vằn trên lúa khi xử lý bằng biện pháp xử lý giống, nhúng rễ, tưới đất, phun lên lá và áp dụng cùng lúc 4 phương pháp. Cơ chế giảm bệnh được ghi nhận là có liên quan đến việc kích thích tính kháng lưu dẫn chống bệnh trên lúa và kết quả làm gia tăng chitinase và hoạt động của peroxidase (trích dẫn Trần Hữu Thông, 2010). Phun vi khuẩn lên lá còn có thể ức chế mầm bệnh trực tiếp thông qua cơ chế cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi ở vì theo Siddiqui (2006) thì vi khuẩn vùng rễ nhóm Pseudomonas spp. có khả năng tiết ra siderophore (phức chất ái lực với sắt) cũng có tác động ức chế sự phát triển của mầm bệnh xung quanh.

Như vậy, bên cạnh cơ chế kháng sinh do vi khuẩn 151 (Pseudomonas sp.) có khả năng đối kháng trực tiếp với nấm D. bryoniae, thì hiệu quả giảm bệnh ngoài đồng có thể có sự góp phần của các cơ chế khác như cạnh tranh và cơ chế này mà vi khuẩn 151 đã hạn chế được bệnh đốm lá chảy nhựa thân (D. bryoniae).

NT 7

Hình 3.1: Bệnh đốm lá chảy nhựa thân ở NT6 và NT7 giai đoạn 45 NSKG

NT 6

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH đốm lá CHẢY NHỰA THÂN (didymella bryoniae)TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN NGOÀI ĐỒNG ở QUẬN ô môn THÀNH PHỐ cần THƠ vụ ĐÔNG XUÂN (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)