Phần thơ trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (Tập một, Bộ cơ bản)

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn THIẾT kế một số bài dạy THƠ TRUNG đại VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 10 (tập một, bộ cơ bản) (Trang 21 - 26)

1. Vài nét v thơ trung đại Vit Nam trong sách giáo khoa Ng Văn 10 (Tp mt, B cơ bn).

1.1 Đặc đim v ni dung.

a. Ch nghĩa yêu nước:

Yêu nước là truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam. Suốt một quá trình dài chống giặc phương Bắc với những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc. Cùng với tinh thần chiến đấu bất khuất là tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, là ý thức trách nhiệm đối với đất nước, đối với nhân dân, một lòng phụng sự cho dân cho nước. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng mà còn làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam, nhất là trong thơ trung đại. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước.

Chủ nghĩa yêu nước là nội dung xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam nói chung và trong thơ trung đại Việt Nam nói riêng.

Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng “Trung quân ái quốc” và không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện rất phong phú, đa dạng, là giọng điệu khí thế, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, là nỗi niềm trăn trở cho vận mệnh đất nước cho số phận con người, là thái độ bất bình trước hiện thực xã hội. Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện tập trung ở một số phương diện: Ý thức độc lập, chủ quyền, niềm tự hào dân tộc, ý thức được trách nhiệm của kẻ bề tôi đối với xã tắc, nỗi lòng trăn trở, xót xa trước hiện thực xã hội và vận mệnh đất nước.

b. Ch nghĩa nhân đạo:

Khát vọng hòa bình, đấu tranh để bảo vệ cho nền hòa bình, độc lập, bảo vệ cho quyền lợi của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến. Lên tiếng tố

cáo tội ác của các thế lực bất nhân, bất nghĩa, đề cao, ca ngợi vẻ đẹp nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của con người lao động. Nói cách khác văn học trung đại Việt Nam thể hiện rõ đặc điểm của một nền văn học luôn gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người.

Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một trong những nội dung lớn của thơ trung đại Việt Nam. Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ được bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn của văn học dân gian, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn vốn có của Phật giáo và Nho giáo.

Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ trung đại Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của con người. Khẳng định, đề cao phẩm chất tốt đẹp, tài năng của con người, những khát vọng chân chính về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa, đề cao những quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người và người.

c. Cm hng thế s:

Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét trong thơ trung đại Việt Nam, thể hiện nỗi niềm trăn trở cho vận nước, bộc lộ sự phản kháng đối với triều đình phong kiến, các thế lực thống trị trong xã hội.

Cảm hứng thế sự trong thơ hướng đến hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội, hướng đến người lao động, hướng đến quần chúng nhân dân thông qua những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, giản dị, gần gủi, quen thuộc. Ngoài ra thơ truung đại Việt Nam còn thể hiện ý thức hệ, ý thức con người cá nhân trong thơ. Đó là những tiền đề cơ bản đã góp phần cho sự ra đời của thơ mới cũng như văn học hiện thực trong thời kì sau.

1.2 Đặc đim v ngh thut:

a. Tính quy phm và s phá cách trong thơ trung đại Vit Nam:

Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật trong thơ trung đại Việt Nam, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu:

- Về quan niệm sáng tác: Thơ trung đại Việt Nam là sản phẩm của tầng lớp trí thức trong xã hội và các tầng lớp trí thức này luôn chịu ảnh hưởng của Nho học. Văn dĩ ti đạo (Văn để ch đạo), Thi ngôn chí (Thơ để nói chí) là quan niệm sáng tác của các

tác giả lúc bấy giờ. Tác phẩm phải thực sự chân thành, phải thống nhất trong một hình thức thì nội dung mới hay và nội dung phải là tiếng nói xuất phát từ đáy lòng của người sáng tác.

- Về thể thơ: Thể thơ Đường luật là thể thơ phổ biến nhất, tuy nhiên trong quá trình tuyển chọn và giới thiệu các tác giả đã có sự lựa chọn và sắp xếp vào các thể thơ tiêu biểu khác như: thất ngôn xen lục ngôn, thất ngôn tứ tuyệt.

- Về việc sử dụng điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ: Thơ trung đại với những quy định chặt chẽ đã trở thành công thức, vì vậy mà việc sử dụng nhiều điển cố, điển tích và những hình ảnh tượng trưng ước lệ sẽ làm tăng thêm tính liên tưởng, tính hàm súc, khả năng khơi gợi sâu sắc, tăng cường tính thuyết phục và tính hàn lâm, uyên bác trong thơ. Quan điểm tượng trưng, ước lệ trong thơ trung đại Việt Nam không chú ý đến logic đời sống và mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức: Tả cảnh thiên nhiên thì phải có: núi, sông, mây, nước và không thể thiếu ông Tiều, ông Ngư, chú Mục, …

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, thơ Đường luật biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn để phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tình cảm, tâm lí của dân tộc, một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặc khác lại phá vỡ tính quy phạm, phát huy tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.

b. Tính bình dân trong thơ trung đại Vit Nam:

Cách sử dụng điển cố và những hình ảnh tượng trưng ước lệ đã tạo nên phong cách trang trọng, tính chất uyên bác trong thơ trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thơ trung đại có xu hướng ngày càng gắn bó với hiện thực chuyển từ phong cách trang trọng, tao nhã sang gần gủi với đời sống hiện thực, gần gủi với nông thôn và nông dân, thơ không chỉ dùng để truyền tải những nội dung lớn lao, cao cả mà thơ còn là những gì gần gủi, quen thuộc, tự nhiên và bình dị, gắn liền với cuộc sống của quần chúng nhân dân.

c. Tiếp thu và dân tc hóa thơ nước ngoài:

Thơ trung đại Việt Nam phát triển theo quy luật vùa tiếp thu vừa dân tộc hóa tinh thần văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Trung Quốc.

Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc thông qua việc dùng chữ Hán trong quá trình sáng tác, tiếp thu thể thơ Đường luật và sử dụng điển cố, điển tích, hình ảnh tượng trưng ước lệ trong thơ trung đại Việt Nam.

Quá trình dân tộc hóa đã sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ nôm được hình thành trên cơ sở những thành tố của chữ Hán biểu đạt nghĩa tiếng Việt. Chữ Nôm ra đời và dùng để sáng tác. Việt hóa thể thơ Đường luật thành thể thơ Nôm Đường luật, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thành thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác.

2. Nhng đim khó giáo viên cn lưu ý:

Đối với thơ trung đại Việt Nam, tính quy phạm là một trong những đặc điểm nổi bật và tính quy phạm trong thơ trung đại thiên về sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.

Vì vậy mà khi tiếp cận với thơ trung đại, ta bắt gặp các điển tích, điển cố xuất hiện với tầng số rất cao. Đây không chỉ là đặc trưng tiêu biểu của thơ trung đại Việt Nam mà còn là rào cản đối với việc tiếp thu của học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải có lượng kiến thức phong phú về ngôn ngữ, về sử học, đặc biệt là những hiểu biết về lịch sử và văn chương Trung Quốc, … trong quá trình dạy học giáo viên cung cấp thêm những thông tin về thời đại lịch sử, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm kết hợp với phương pháp đọc diễn cảm tác phẩm (giáo viên hướng dẫn học sinh) để thể hiện được tâm trạng của tác giả, mạch cảm xúc của bài thơ; đồng thời giáo viên giải thích nghĩa những từ cổ, điển tích, điển cố, từ địa phương, …. Giúp học sinh hiểu rõ hơn nôi dung của bài học.

Bên cạnh đó, những tác phẩm thơ trung đại Việt Nam có một khoảng cách nhất định về thời gian đối với giáo viên cũng như đối với học sinh nên việc tiếp nhận cũng gặp không ít khó khăn nhất là về quan điểm thẩm mỹ giữa nhà nho thời phong kiến và quan điểm thẩm mỹ của con người hiện đại. Đó chính là rào cản trong quá trình cảm thụ thơ trung đại đối với cả người dạy và người học. Không chỉ vậy, mà tâm lí chung của học sinh là ngại khó cho nên việc tìm hiểu trước tác phẩm thơ trung đại Việt Nam rất hạn chế, học sinh thường có thái độ ngán ngẩm khi học những tác phẩm này. Từ đó, giáo viên phải là một người thật sự yêu nghề, thật sự yêu thích thơ trung đại Việt Nam, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc, dạy bằng tất cả tình cảm, cảm xúc chân

thực của mình. Đồng thời vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học hiện đại, giúp học sinh thấy rõ tính chất và tầm quan trọng cũng như vai trò của thơ trung đại Việt Nam trong nền văn học dân tộc, góp phần tích cực trong việc dạy học, tạo ra bầu không khí sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh, trở thành tấm gương điển hình, thuyết phục trong quá trình giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

3. Khuynh hướng la chn bài thiết kế:

Phần thơ trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Tập một, Bộ cơ bản) bao gồm bốn bài đọc hiểu chính thức và ba bài đọc thêm, thuộc hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Tuy nhiên trong giới hạn cho phép của đề tài Thiết kế mt s bài dy thơ trung đại Vit Nam trong sách giáo khoa Ng Văn 10 (Tp mt, B cơ bn), tôi chọn và thiết kế tất cả nhũng bài đọc hiểu chính thức nhằm đưa ra những phương pháp tích cực hơn để học sinh tiếp cận, tiếp thu văn học trung đại Việt Nam dễ dàng, năng động, sáng tạo hơn. Qua đó giúp học sinh hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, long tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng, yêu quý,giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc mình, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống cao đẹp cho học sinh

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn THIẾT kế một số bài dạy THƠ TRUNG đại VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 10 (tập một, bộ cơ bản) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)