IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUẬT ĐA
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật đa dạng sinh học Việt Nam trong thực tế
Đưa ra các quy định, quy chế xử phạt vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học, đảm bảo yếu tố nghiêm minh, răn đe của Luật.
Tăng cường các văn bản pháp luật liên ngành để điều chỉnh cơ chế phối hợp trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
Cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn để việc thực thi Luật được cụ thể hóa, minh bạch.
Về quy hoạch bảo tồn ĐDSH: (i) nhất thể hoá các loại quy hoạch có chung tính chất bảo tồn các nguồn TNTN và ĐDSH. Không nên tiếp cận việc xây dựng quy hoạch theo hướng chia cắt các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước như trước đây mà nên xây dựng theo hướng xác định các mức độ cần thiết, mức độ ưu tiên bảo tồn ĐDSH; (ii) trong trường hợp chưa đạt được việc nhất thể hoá các loại quy hoạch thì cần phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các quy hoạch bảo vệ rừng, QHBT đất ngập nước, QHBT đất ngập nước chuyên ngành, QHBT biển nêu trên với QHBT ĐDSH thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ. (Khoản 2 Điều 10 Luật Đa dạng sinh học 2008)
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật đa dạng sinh học Việt Nam trong thực tế thực tế
Nâng cao hiệu biết của các cơ quan nhà nước, cán bộ và người dân về Luật.
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động giám sát thi hành Luật và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
Thống nhất cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong việc thực thi Luật.
Đối với các nguồn lực cho ĐDSH: Thành lập Quỹ bảo tồn ĐDSH quốc gia để sử dụng vào việc quản lý và bảo tồn ĐDSH; xây dựng cơ chế thu và sử dụng Quỹ; tăng cường phát huy tác dụng của Quỹ BVMT Việt Nam; xây dựng đề án 1% ngân sách cho công
Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân Trang 27
tác BVMT và các nguồn thu từ các dịch vụ ĐDSH; quy định cơ chế thu và chi Quỹ cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH.
Cần có sự học hỏi, tiếp thu pháp luật các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ĐDSH: ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống còn đối với trái đất. ĐDSH có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào ba nhóm: giá trị kinh tế, giá trị nhân văn, và giá trị tài nguyên và môi trường. Việc bảo vệ các giá trị của ĐDSH là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, các nước có Luật ĐDSH đã quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên ĐDSH, đồng thời hạn chế các hoạt động làm suy giảm các nguồn TNTN và ĐDSH. Vì vậy, việc tham khảo pháp luật nước ngoài về ĐDSH là hết sức cần thiết cho việc xây dựng pháp luật về ĐDSH ở Việt Nam.
Bổ sung chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh. Quy định hình thức xử phạt với các hành vi sử dụng làm xói mòn đất đai, sa mạc hoá đất đai, hành vi làm ô nhiễm đất trong thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc sản xuất gạch ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn sử dụng các công cụ kinh tế cho quản lý nguồn tài nguyên. Theo quy định này, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách và văn bản pháp luật sau:
Luật Thuế BVMT. Nội dung chính của Luật này là phải khoanh vùng được các đối tượng nộp thuế và mức thuế phải phù hợp để vừa phải đảm bảo phát triển ngành khai thác các loại TNTN vừa đảm bảo khai thác trong khả năng tái tạo đối với các loại tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được và BVMT. Chính vì thế tất cả các tổ chức kinh doanh không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm hay không có địa điểm cụ thể, sử dụng và khai thác các thành phần môi trường, TNTN của đất nước đều phải nộp thuế (phí) và mức phí có thể nên thay đổi theo hướng từ sản lượng thành phần môi trường được khai thác sang trữ lượng các thành phần môi trường được khai thác, có như thế mới khuyến khích các hoạt động khai thác, sử dụng các biện pháp tận thu, vừa tiết kiệm được TNTN, vừa bảo vệ được môi trường.
Các khoản thuế thu được phải được trích một phần xứng đáng để đầu tư trở lại cho việc khắc phục và tái tạo môi trường. Điều này có thể thực hiện được khi hình thành cơ chế hoạt động của hệ thống quỹ môi trường và các loại thuế sử dụng các thành phần môi trường sẽ là một trong nguồn cơ bản của quỹ môi trường.
Nghị định về hạn ngạch khai thác tài nguyên, ví dụ khai thác, đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản... Hạn ngạch khai thác này có thể chuyển nhượng thông qua các giấy phép.
Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân Trang 28
Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc - hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích BVMT nói chung và bảo vệ ĐDSH nói riêng.
Nhóm: Phương Dung – Lê Hằng – Ánh Hồng – Hà Vân Trang 29