MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT Ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa đặc điểm tài NGUYÊN đất và vấn đề cải tạo đất TRONG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ CẢI TẠO NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT Ở ĐBSCL

trồng sinh trưởng và phát triển trong quá trình canh tác, cho nên cần phải có biện pháp cải tạo hợp lí để đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

3.2.1. Biện pháp thuỷ lợi.

Đây là biện pháp đóng vai trò bậc nhất trong công cuộc cải tạo đất ở ĐBSCL nhất là đất phèn, đây cũng là biện pháp mang hiệu quả cao nhất cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế. Biện pháp này có tác dụng làm giảm độ chua thuỷ phân, lượng phân di động, lượng Clo-sunfat độc trong đất giảm xuống đến mức hạn chế lượng phèn nổi lên mặt đất canh tác, hạn chế qui trình bóc chua, mặn, loại trừ tình trạng yếm khí lâu dài trong đất có hại cho cây trồng.

Theo kinh nghiệm của người nông dân trong việc canh tác nông nghiệp, với biện pháp này người ta thường đào kênh mương để cho nước ngập đồng và thoát ra sông, biển mang theo nhiều chất phèn, chua, mặn độc hại ra biển. Với hệ thống này thì phù sa ngọt từ kênh rạch có thể theo đó lên đồng ruộng làm cho đất đai màu mỡ thêm. Biện pháp này thường được tiến hànhở những vùng đất phèn An Giang, vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng tây sông Hậu.

Vấn đề đê, đập, bờ bao xây dựng hệ thống cống giữ thoát nuớc, ngăn mặn cũng là biện pháp thuỷ lợi chủ động. Ở những vùng đồng bằng gần sông biển như Gò Công (Tiền Giang), Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau…Người ta làm thuỷ lợi đắp đê ngăn mặn vào trong đồng ruộng, hoặc đắp đập cống chứa nước ngọt cung cấp cho đồng ruộng vào mùa thiếu nuớc như đập Cầu Ngangở Long An, và một số đập khác ở Bạc Liêu, Cà Mau,…

Đối với vùng phèn- mặn vấn đề đắp đập ngăn mặn chỉ được thực hiện khi có đủ nuớc ngọt để rửa phèn và đủ ngập mặt ruộng suốt mùa khô.Ở đây lên lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để tưới tiêu cho đồng ruộng. Việc xây dựng hệ thống các kênh rạch giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất như kênh Rạch Giá- Hà Tiên thực tế đóng vai trò là kênh điều tiết. Nó vừa hãm triều mặn từ biển vào lại vừa giữ vai trò ngăn chở việc tiêu nuớc ngọt ra biển. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì kênh này cũng giữ vai trò quan trọng về giao thông vận tải. Một khả năng nữa là tăng thêm lượng nước ngọt cho vùng hạ lưu các sông bị ảnh hưởng nước mặn vào sâu, có thể thực hiện bằng phương pháp bơm nước ngọt ở phía trên vùng mặn và xả xuống vùng dưới. Hoặc ở sông Mỹ Thanh người ta đãđắp đập ngăn mặn vào sâu trong đất liền để tranh thủ mở rộng diện tích vào mùa khô.

3.2.2. Biện pháp làm đất.

Trong quá trình canh tác lâu năm, từ mùa này sang mùa khác thì đất ngày càng nghèo đi chất dinh dưỡng. Để cho năng suất cây trồng được tăng lên thì chúng ta phải có những kỹ thuật canh tác đất cụ thể như thế nào để đảm bảo cho quá trình sản xuất nông nghiệp được lâu dài và hiệu quả cao.

Trong kỹ thuật canh tác thì người dân có rất nhiều biện pháp làm đất như cày, xới, phơi ủ đất, luân canh, xen canh hay quảng canh…Tuy nhiên với vùng đất phèn ở ĐBSCL thì biện pháp càyải đất trong mùa khô là biện pháp làm đất đạt hiệu quả nhất.

Càyải là biện pháp làm đất nhằm cắt đứt các mao quản nhàm mục đích chấm dứt việc dẫn các chất độc hại theo nước từ dưới lớp đất sâu lên tích tụ ở tầng mặt. Cày ải còn giúp cho đất được thoáng khí, quá trình oxy hóa diễn ra triệt để hơn, cày ải, cuốc đất và phơi đất giúp cho đất có cấu trúc dạng viên, tăng khả năng thấm nước, giữ cho đất ẩm, giữ vững hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng khác, và tạo cho đất có khả năng chống xói mòn.

Đối với đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng thì ta có thể cày sâu làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm và các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Bên cạnh đó, với phương pháp cày xới, phơi ủ đất làm cũng góp phần làm cho cỏ dại bị chết đi, lâu ngày cung cấp cho đất một lớp mùn và một số loại vi khuẩn có lợi cho cây trồng tồn tại được giúp cho cây trồng pháp triển nhất là lúa và các loại cây rau đậu.

Việc cày xới đất thường được làm vào mùa khô ở các tỉnh như Long An, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang,…Hoặc ở một số nơi khác thì người dân thường tiến hành canh tác một số loại hoa màu trên ruộng để tăng thêm chất dinh dưỡng cho lúa vào mùa sau đó. Đó còn goi là biện pháp luân canh và xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau để tiết kiệm đất và đồng thời bồi dưỡng độ đạm sinh học cho cây, mở rộng thêm diện tích canh tác. Với biện pháp đó thì cả cây trồng chính và phụ đều được canh tác trên một diện tích làm cho đất ngày càng tăng thêm độ màu mỡ.

Biện pháp trồng thêm cây họ đậu trên đất dốc ngoài việc tăng năng suất cho sản xuất nông nghiệp thì cây họ đậu cho phủ kín diện tích bề mặt để chống xói mòn đất và bồi dưỡng cho đất bằng việc tăng lượng mùn và chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, do mật độ canh tác quá dày đặc, dẫn đến hiện tượng sâu bệnh phát triển ngày càng nhiều nên cần phải có biện pháp phòng chống sâu bệnh đồng thời bón thêm phân hữu cơ và vô cơ thích hợp cho đất.

Như vậy với biện pháp này sẽ làm cho nguồn tài nguyên đất ở ĐBSCL sẽ ngày càng được phục hồi nhanh chóng cả chất lượng và số lượng.

3.2.3. Biện pháp bón phân.

Biện pháp này giúp cho năng suất cây trồng ngày càng tăng và đồng thời cũng giúp cho độ mùn trong đất ngày càng cao.

Ở vùng đồng bằng nói chung thì đại bộ phận đất đai có độ phì cao, chứa nhiều

ta bón nhiều Magie, Canxi, Photphat, sau đó bón thêm Supper, lân Apatit giúp cho năng suất cây trồng tăng.

Như vậy, ta thấy rằng khi diện tích đất phèn được mở rộng diện tích cải tạo thì nhu cầu sử dụng lân càng cao nhất những loại lân dễ tiêu trong điều kiện sản xuất nông nghiệp. Và một điều nữa là phân chỉ đạt hiệu quả cao khi đất đãđược rửa phèn, mặn.

Ngoài ra ta còn có thể bón thêm vôi cho đất phèn làm cho cây trồng tăng trưởng nhanh hoặc chậm theo mục đích của người dân. Song một loại lân mà chúng ta không thể thiếu được, rất tốt cho tất cả các loại cây đó là phân đạm. Ở vùng đồng bằng, để cải tạo đất phèn thì không phải loại đạm nào cũng có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Trên thực tế loại đạm mà tốt nhất cho trên đất phèn là Amoclorua, kế đến là Amosufat và Amonotrat.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua vai trò của phân chuồng và phân xanh trong việc cải tạo đất nhằm tăng thêm chất dinh dưỡng và năng suất cho cây trồng. Mặc dù ĐBSCL khai thác chưa được bao lâu, chất hữu cơ trong đất còn nhiều nhưng các thành phần khác trong đất đã có sự biểu hiện thoái hóa, mất cân bằng và chất hữu cơ doảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới và thời gian khai thác. Đặc biệt trong quá trình khai thác thâm canh tăng vụ ngày càng liên tục thì vấn đề trả lại nguồn hữu cơ cho đất nhanh chóng trở thành vấn đề cáp thiết hiện nay. Vì vậy mà vấn đề bón phân để phục vụ đất đai hiện nay ở ĐBSCL là vấn đề cấp thiết đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy sản lượng lương thực của vùng ngày càng tăng nhanh

3.2.4. Biện pháp khai thác mở rộng diện tích.

Đây là biện pháp cơ bản trong việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL khi mà diện tích đất còn để hoang hóa của vùng còn rất nhiều chưa được mang vào khai thác, cải tạo và sử dụng hợp lí. Như chúng ta đã biết diện tích sử dụng trong nông nghiệp của cả vùng chỉ khoảng 63,1% so với tổng diện tích tự nhiên và giảm so với thời gian trước đó (65% năm 1992), bên cạnh đó thì tỉ lệ sử dụng đất trong nông nghiệp ở các tỉnh cũng không cao. Chẳng hạn như: tỉnh Bến Tre chỉ 57,7%, tỉnh Kiên Giang là 69,2%

(đây cũng là tỉnh có diện tích đất chưa được sử dụng cao nhất cả vùng), tỉnh Long An chỉ 67,5%, tỉnh Sóc Trăng 64,7%, tỉnh Bạc Liêu chỉ 37,9%, tỉnh Cà Mau là 26,6%, (NGTK 2008)…Các tỉnh có nhiều đất sử dụng trong nông nghiệp đề nằm ven hai bên bờsông Tiền và sông Hậu như Đồng Tháp có 76,9%, Vĩnh Long là 78%, An Giang là 79,3%, TP. Cần Thơ là 81,3%, Hậu Giang là 82,7%. Do đó diện tích đất hoang còn tập trung rất nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang là 9,6 nghìn ha, Long An khoảng 15 vạn ha,[9]…Và hai vùng đất hoang hóa lớn nhất ĐBSCL là Đồng Tháp Mười và vùng Tứ Giác Long Xuyên.

Yếu tố cơ bản trong việc hạn chế mở rộng diện tích đất canh tác của vùng chủ yếu là bị ngập mặn hoặc đất bị phèn nặng, có nơi cả hai yếu tố đó đều chi phối làm cho

việc khai thác canh tác trở nên khó khăn hơn. Vì vây, điều cơ bản để khai thác mở rộng diện tích là phải làm sao để cải tạo đất phèn và đất mặn hoặc tìm ra những giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.

Ta cũng có thể nhận thấy được tiềm năng kinh tế ở các vùng đất mặn ven biển hoặc cù lao, tại đây diện tích đất hoang hóa người dân có thể khai thác thành đất trồng thuận lợi nhất là trên các loại đất phèn tiềm tàng hoặc than bùn bị phèn tiềm tàng ở vùng U Minh thuộc Cà Mau. Bên cạnh đó ở đây người dân cũng có thể canh tác được lúa một vụ vào mùa mùa và sau đó chuyển qua trồng dừa hoặc nuôi tôm như các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,…một số nơi khác thì có thể trồng hoa màu, đậu, rau, củ,…

Nhìn chung thì hiện nay các tỉnh của ĐBSCL đã vàđang tích cực thực hiện mọi biện pháp để cải tạo mở rộng diện tích đất đai phục vụ cho nông nghiệp là chủ yếu và các ngành khác góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và toàn vùng đồng bằng châu thổ.

3.2.5. Kỹ thuật lâm nghiệp trồng rừng để bảo vệ đất và chống xói mòn.

Ngoài diện tích đất đồng bằng thìĐBSCL còn có một số diện tích đất núi nhỏ do điều kiện kiến tạo giai đoạn tân sinh để lại. Đối với diện tích đất núi thì rừng là lớp phủ thực vật có vai trò quan trọng, có tác dụng ngăn dòng chảy của nước, chống sự xói mòn rửa trôi lớp phủ thổ nhưỡng trên mặt. Ngoài ra rừng còn có tác dụng chắn gió chống hiện tượng cát di động và cát bay ở những vùng ven biển. Với dãy rừng cao 20m, rộng 100m dài 1000m thì có thể làm tốc độ gió giảm còn 20%, bên cạnh đó trong rừng còn có thể điều tiết khí hậu cho nông nghiệp và điều hòa nhiệt độ xung quanh.

Thảm cỏ mùn và rễ cây rừng làm cho mặt đất gồ ghề có thể giữ nước lại và làm cho đất tơi xốp hơn.

Do đó với biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp trồng rừng bảo vệ đất là biệ pháp tối ưu đối với vùng núi. Vì vậy, phải khôi phục rừng tránh hiện tượng phá rừng làm rẫy, tiến hành trồng lại các rừng trên đồi trọc. Hiện nay việc phá rừng làm rẫy ở nước ta đang trong tình trạng báo động thế nên vấn đề bảo vệ hệ sinh thái rừng đang là vấn đề cấp bách nhất. Cònở đồng bằng thì người ta thường trồng đai rừng phòng hộ ven biển trên các vùng đất cát và đất mặn chủ yếu là rừng đước, mắm, vẹt, phi lao, đặc biệt là rừng tràm. Ở vùng ven biển Hà Tiên (Kiên Giang) người ta thường bắt gặp những rừng sú, vẹt, chà là gai,…được trồng để giữ đất. Vùng đất mặn Bạc Liêu, Cà Mau người ta thường trồng các loại rừng tràm, đước, mắm với diện tích xấp xỉ 290.000ha, trong đó rừng đước gần 200.000ha, rừng tràm 90.000haở U Minh Hạ để tận dụng hết phần đất còn lại giữ cho đất luôn luôn có sự sống.

An, Đồng Tháp, Kiên Giang người ta trồng cây bạch đàn để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.

Tóm lại: ta thấy rằng việc cải tạo và phục hồi đất là một dạng khác biệt được phát sinh và phát triển qua quá trình khai thác và sử dụng đất không hợp lí thiếu kế hoạch hoặc sau những cuộc chiến tranh bom đạn, chất hóa học phá hủy môi trường hoặc sau quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa xây dựng đường xá, đặc biệt là sau khi khai thác khoáng sản làm cho đất đai bị thoái hóa và nghèo đi. Vì vậy để phục hồi lại nguồn tài nguyên đất thì chúng ta cần phải thực hiện một cách tổng hợp các biện pháp liên hoàn thâm canh, cải tạo, sử dụng, bảo vệ, làm thủy lợi, bón phân,…Nhằm nhanh chóng phục hồi lại sinh cảnh, đất đai, cộng với những công tác thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa và các biện pháp kĩ thuật sinh học hiện đại như chọn giống có năng suất cao, lai tạo giống, nhập giống mới, xác định cơ cấu cây trồng…Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm các biện pháp kỹ thuật trên thì mỗi chúng ta ai cũng phải có ý thức hạn chế phá rừng và khai thác rừng sao cho hợp lí để nhanh chóng phục hồi lại môi trường sinh thái trên vùng đất đã bị thoái hóa, chú ý cơ cấu cây trồng cho từng loại đất, áp dụng kĩ thuật gieo trồng trên từng loại đất sao cho thích hợp và có hiệu quả.

Nhưvậy, vấn đề phục hồi đất đai và các biện pháp kĩ thuật cải tạo đất có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn, không những là động cơ tác động cho nông nghiệp phát triển mà còn là việc cải tạo lại môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sống cho con người, cũng là một điều kiện rất quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM địa đặc điểm tài NGUYÊN đất và vấn đề cải tạo đất TRONG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)