Định hướng phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển tài chinh vi mô tại việt nam (Trang 26 - 29)

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

3.2. Định hướng phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam

- Định hướng phát triển tài chính toàn diện là xu hướng không thể tránh khỏi trong bối cảnh có sự phát triển của công nghệ thông tin, các dịch vụ, sản phẩm tài chính dựa trên nền tảng công nghệ cũng rất đa dạng từ thẻ ngân hàng đến ngân hàng Internet, ngân hàng di động. Trước xu thế đó, sự phát triển hoạt động tài chính vi mô của các TCTCVM phải đi theo hướng phát triển tài chính toàn diện vì tài chính vi mô chính là một phần then chốt của tài chính toàn diện.

- NHNN vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô (TCVM). Trong đó, các tổ chức TCVM phải đáp ứng đủ 5 điều kiện để được cấp phép hoạt động. Thứ nhất, có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Thứ hai, có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Thông tư này. Thứ ba, có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Thông tư này. Thứ tư, có Điều lệ phù

hợp với quy định tại Điều 31 Luật Các TCTD và quy định của pháp luật có liên quan. Và thứ năm, có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 3 năm đầu hoạt động.

Thông tư cũng quy định rõ các điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức TCVM.

- Việc xây dựng khung pháp lý phù hợp sẽ tạo cơ chế để thúc đẩy TCVM phát triển rộng khắp. Đề ra những giải pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của tổ chức TCVM theo quy định của pháp luật, định hướng cho các tổ chức TCVM phát triển an toàn, bền vững cũng là mục tiêu đặt ra trong Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg.

Tại Việt Nam, định hướng phát triển TCVM đã được Chính phủ xây dựng theo Quyết định số 2195/2011/QĐ – TTg ngày 06/12/2011 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM tại Việt Nam đến năm 2020. Theo đó Đề án này được xây dựng bao gồm 05 nội dung chính:

- Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù hoạt động TCVM;

- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước;

- Nâng cao năng lực của các TCTCVM,

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM và - Các giải pháp hỗ trợ khác.

Ngày 30/3/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 572/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015, và giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020. Theo đó, Đề án tổng thể giai đoạn 2011-2020 đã cho thấy một lộ trình cải cách ngành TCVM theo định hướng thị trường, thúc đẩy sư tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính tự lực và bền vững. Vai trò của Chính phủ là xây dựng một môi trường phát triển thuân lợi về mặt khung khổ pháp lý về quản lý giám sát, nâng cao năng lực và phát triển cơ sở hạ tầng tài chính để hỗ trợ cho việc phát triển TCVM. Mặt khác, việc thực hiện phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam đang trở thành một yếu tố định hướng quan trọng để thực hiện phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam. Tài chính toàn diện được thực hiện qua 5 nội dung chính (liên quan đến tài chính vi mô) gồm phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính; phát triển cơ sở hạ tầng tài chính; bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính; và phổ biến kiến thức tài chính.

3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động của các TCTCVM

Dựa trên thực trạng hoạt động của các TCTCVM, tỷ lệ lớn số người có thu nhập thấp tại Việt Nam chưa tiếp cận được các khoản tài chính từ nguồn chính thức, xu hướng phát triển hoạt động TCVM trên thế giới và khu vực, xu hướng phát triển tài chính toàn diện (bao gồm tài chính vi mô), TCTCVM tại Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm tài chính vi mô đến nhóm các đối tượng này. Tuy nhiên, các TCTCVM cũng gặp không ít thách thức trong việc phát triển hoạt động. Dó đó, việc phát

triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam phải hướng tới sự phát triển tự lực và bền vững nhằm đa dạng hóa về loại hình tổ chức cũng như sản phẩm; có khả năng cạnh tranh cao với các định chế tài chính, hay tổ chức phi ngân hàng có hoạt động tài chính vi mô v.v.

Định hướng phát triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam:Phát triển cơ cấu bộ máy của TCTCVM, đa dạng sản phẩm cung cấp; cải tiến quy trình, kênh phân phối, áp dụng công nghệ, minh bạch, định hướng bền vững.

3.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với các TCTCVM trong việc phát triển hoạt động

Một là, các TCTCVM phải tập trung phát triển cơ cấu bộ máy theo hướng chuyên nghiệp hóa, có sự liên kết, sáp nhập để phát triển bền vững. Các TCTCVM bán chính thức cần xác định rõ mô hình phát triển, có kế hoạch chuyển đổi hay sáp nhập để lớn mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, có nguồn nhân lực mạnh… Việc phát triển cơ cấu bộ máy phù hợp sẽ đem lại nhiều cơ hội về khả năng tiếp cận các nguồn vốn thương mại, khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn…

Hai là, các TCTCVM phải đa dạng sản phẩm cung cấp. Trong một bối cảnh phải cạnh tranh về lãi suất các định chế tài chính khác (NHCSXH, Ngân hàng HTX và nhiều ngân hàng thương mại) đang có các hoạt động tài chính vi mô, các TCTCVM cần có kế hoạch phát huy thế mạnh ở những sản phẩm truyền thống, đặc biệt chú trọng vào tiền gửi tiết kiệm tự nguyện để có thể tăng nguồn vốn để tồn tại, hoạt động có lợi nhuận và phát triển bền vững.

Ba là, việc đa dạng hóa được sản phẩm của các TCTCVM phải đi cùng với việc cải tiến quy trình, mở rộng kênh phân phối, xác định phân khúc thị trường hợp lý (tập trung vào khách hàng tiềm năng, ưu tiên doanh nghiệp siêu nhỏ, khách hàng tham gia chuỗi nông nghiệp sạch…) và đặc biệt phải áp dụng công nghệ (thanh toán qua điện thoại di động, kết hợp giữa công nghệ di động và những kênh phân phối mới, chẳng hạn như sử dụng các cửa hàng bán lẻ làm đại lý ngân hàng v.v.. Điều này đòi hỏi các TCTCVM phải có nguồn vốn dồi dào trong khi hiện nay các TCTCVM đều đang cần tăng vốn, nhưng đây là định hướng then chốt để các TCTCVM có thể tự tồn tại và phát triển được. Bốn là, để phát triển bền vững, trước mắt, các TCTCVM phải tuân thủ những quy định pháp luật hiện hành về vấn đề minh bạch (thông tin tài chính, lãi suất, bảo vệ khách hàng v.v.), và cần xây dựng và thực hiện theo lộ trình các chuẩn mực quốc tế và khu vực. Việc các TCTCVM có sự tiếp cận tốt và sự bền vững trong hoạt động của mình, có chiến lược/kế hoạch phát triển sẽ thu hút được các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước hỗ trợ các tổ chức này trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển hoạt động của cả hệ thống các TCTCVM.

3.2.3. Định hướng chính sách hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động của các TCTCVM

Để các TCTCVM có thể phát triển hoạt động theo các yêu cầu và định hướng trên, cần có một môi trường pháp lý hoàn thiện cũng như sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đây chính là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển hoạt động của các TCTCVM giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025:

Thứ nhất, đối với việc xây dựng khung khổ pháp lý hoàn thiện để phát triển TCVM, Chính phủ cần thường xuyên rà soát để cập nhật các quy định, chính sách nhằm đảm bảo một sân chơi công bằng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động của các TCTCVM. Cụ thể, liên quan đến hình thức pháp lý về mô hình tổ chức, về cơ cấu bộ máy, Chính phủ nên cho phép các TCTCVM:

được lựa chọn một trong nhiều mô hình tổ chức; không bị hạn chế số thành viên và loại hình tổ chức góp vốn. Các TCTCVM cần được tạo điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm, hỗ trợ về thuế, lãi suất thông qua việc sửa Luật Kinh doanh Bảo hiểm và ban hành các quy định về Tài chính số và các quy định liên quan khác để hỗ trợ về thuế, lãi suất v.v cho các TCTCVM.

Thứ hai, Chính phủ cần có chính sách nâng cao năng lực giám sát và quản lý đối với các TCTCVM và bảo vệ khách hàng TCVM để việc phát triển hoạt động của các TCTCVM theo kịp với xu hướng phát triển TCVM trên thế giới và khu vực.

Thứ ba, Chính phủ, chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ về vốn, về cơ sở hạ tầng tài chính cho các TCTCVM để phát triển ngành TCVM như một công cụ đắc lực của Chính phủ trong việc xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu phát triển tài chinh vi mô tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w