CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh theo các yếu tố liên quan
3.3.1. Về tình hình hiện mắc NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình
3.3.2.4. Thể trạng dinh dưỡng và thể trạng miễn dịch của trẻ
Suy dinh dưỡng không chỉ làm cho sức đề kháng giảm mà còn làm chậm lại sự phục hồi niêm mạc ruột đã bị tổn thương, vi khuẩn sẽ lại xâm nhập gây tiêu chảy, các đợt tiêu chảy kéo dài hơn [9].Từ đó mà hình thành mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ mắc tiêu chảy.
Trong 4 thôn tại Xã Mai Đình có 62 trẻ bị suy dinh dưỡng thì có 95,16%
trong số đó mắc bệnh tiêu chảy.
Trẻ viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa… là đã bị nhiễm khuẩn, nếu không điều trị triệt để, rất có thể vi khuẩn đi vào và gây ra tác
Qua nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức của bà mẹ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con trẻ. Thật vậy, tại 4 thôn của xã Mai Đình, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là con của các bà mẹ mù chữ, biết đọc, biết viết cao nhất (79,16%) và là con của các bà mẹ có học vấn THPT và trên THPT thấp nhất ( 54,48%).
Tương tự như vậy, nghề nghiệp của bà mẹ có ảnh hưởng ít nhiều đến điều kiện vật chất và thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con trẻ. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế cho thấy, không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ làm ruộng, buôn bán nội trợ hay là cán bộ công chức. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là con của các bà mẹ là giáo viên, cán bộ công chức là thấp nhất (63,5%).
Bên cạnh đó, tuổi của bà mẹ cũng có thể là yếu tố có ảnh hưởng đến kinh nghiệm của bà mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con trẻ.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ trong các độ tuổi khác nhau. Chỉ có thể thấy rằng tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là con của các bà mẹ dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%) và thấp nhất là con các bà mẹ trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi (62,68%).
3.3.2.6. Mức độ kinh tế của gia đình
Ở gia đình có mức kinh tế nghèo thì tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là 92,31% trong khi đó tỷ lệ này ở các gia đình có mức kinh tế trung bình khá là 66,22%. Kinh tế là động lực để đẩy lùi các tập quán lạc hậu liên quan đến các bệnh truyền nhiễm trong đó có phòng chống tiêu chảy. Vì vậy những trẻ sống trong các gia đình có mức thu nhập kinh tế thấp thì có khả năng mắc tiêu chảy cao hơn những trẻ sống trong gia đình có mức kinh tế trung bình khá trở lên.
3.3.2.7. Tình trạng vệ sinh nhà ở
Xã Mai Đình là xã có nền kinh tế khá ổn định tuy nhiên vẫn còn có 2,19 % hộ dân vẫn ở trong nhà ẩm thấp, không hợp vệ sinh. Ở những hộ gia đình này, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy khá cao (72,78%). Hơn thế nữa, việc không sử dụng nhà vệ sinh tự hoại còn làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ lên rất cao (90,74 %). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Esrey .SA và cộng sự (1985 ) đã phân tích số liệu ở 67 cuộc điều tra tại 28 nước, thấy rằng việc cải thiện nhà vệ sinh hợp lý, xử lý phân hợp vệ sinh đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy từ 22 – 27%, giảm tỷ lệ chết do tiêu chảy 21 – 30%.[11]
Theo số liệu thống kê của UBND Xã Mai Đình, năm 2011, xã có 98,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, điều tra thực tế vẫn còn có nhiều hộ gia đình chỉ dùng nước sạch để nấu thức ăn, nước uống, còn dùng nước ao hồ để giặt quần áo, chăn màn và rửa thực phẩm.
Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy tại các hộ gia đình này rất cao (86,67%). Black. RE, Lopez de Roman và cộng sự ( 1989) cho rằng yếu tố nguy cơ chính gây tiêu chảy là do thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. [12]
Tại 4 thôn nghiên cứu, khi điều tra, tôi quan sát thấy hầu như gia đình nào cũng có một vườn rau tại nhà. Và kết quả điều tra cho thấy phần lớn trong số những vườn rau ấy được bón bằng phân tươi. Đây là yếu tố có nguy cơ rất cao làm tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy lên đến mức đáng báo động (97,85%)
3.3.2.8.Thời gian cai sữa và tiêm chủng
Sữa mẹ và vacxin tiêm chủng là hai loại kháng thể rất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, trẻ cai sữa dưới 12 tháng
(66,44%). Rõ ràng, thời gian cai sữa và tiêm chủng là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
3.3.2.9.Thói quen rửa tay
Theo nghiên cứu của tác giả Khan M.U trong một chương trình nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy việc rửa tay bằng nước và xà phòng sẽ làm giảm tần suất lây lan của các trường hợp tiêu chảy tại nhà xuống 7 lần [10]. Tuy nhiên, theo điều tra có 84,71% trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 thôn Xã Mai Đình không có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh trong số đó là 89,6%. Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh còn cao hơn ( 94,12 %) nếu người lớn không có thói quen rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn, rất may là rất ít người lớn không có thói quen này.
3.3.2.10. Thái độ của bà mẹ với bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
Các bà mẹ cần nhận thức được rằng: Trẻ mắc tiêu chảy có thể phát hiện tại nhà, có thể phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ và bệnh tiêu chảy được phát hiện sớm sẽ tránh được bệnh nặng và tử vong. Tôi đã điều tra các bà mẹ thuộc 4 thôn nghiên cứu và phỏng vấn các bà mẹ tại mỗi thôn đó, kết quả cho thấy tỷ lệ các bà mẹ tán thành với ý kiến này rất cao ( trên 85%) chứng tỏ các bà mẹ có thái độ rất tích cực với bệnh tiêu chảy ở trẻ.
3.3.2.11. Hiểu biết của bà mẹ về cách phòng chống tiêu chảy cho trẻ
Như đã đề cập ở trên, tập quán dùng phân tươi để bón hoa màu ở 4 thôn thuộc xã Mai Đình vẫn còn rất phổ biến. Tình trạng này có thể là do người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc này với sức khỏe của họ. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ vẫn chưa nhận thức được mối liên quan giữa việc điều trị ngay các ổ dịch: viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa với việc phòng chống bệnh tiêu chảy.
Hơn thế nữa, qua phỏng vấn, tôi được biết có nhiều bà mẹ cho biết sau khi tiêm chủng vacxin phòng tả, tỵ, con họ vẫn bị mắc tiêu chảy. Vì
thế, nhiều bà mẹ đã không còn tin tưởng vào vacxin phòng bệnh. Đây là ý kiến rất cần được tuyên truyền giải thích rõ ràng làm thay đổi tư tưởng cho các bà mẹ.
Rất may là hầu như các bà mẹ đều nhận thức tốt vai trò của việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống đối với việc phòng chống tiêu chảy cho trẻ.
3.3.2.12. Hiểu biết của bà mẹ về cách xử trí khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh: Thứ nhất, trẻ bị tiêu chảy nếu chưa biết rõ nguyên nhân thì không nên cho trẻ dùng thuốc và các loại lá cây chứa Tinin để điều trị cho trẻ vì tưởng rằng rất có hiệu quả do số lần đi ngoài của trẻ giảm đi nhanh chóng nhưng rất có thể đó không phải là hiệu quả thực sự. Khi đó, do tác động của thuốc hoặc Tinin có trong lá cây làm giảm nhu động của ruột già, ngăn cản sự thải phân, giữ phân lại trong đại tràng, rất có thể vi khuẩn gây tiêu chảy sẽ từ phân quay ngược trở lại các bộ phận khác trong cơ thể trẻ để gây hại. Thứ hai, khi trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ ăn đầy đủ, không nhịn ăn, trẻ bú mẹ vẫn bú bình thường, nên cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu năng lượng, hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo quá ngọt, các loại thực phẩm nhiều xơ, khó tiêu, uống các loại nước uống công nghiệp. Theo điều tra, khi trẻ bị tiêu chảy có 70,27% các bà mẹ tự mua thuốc về cho con uống, 13,89 % các bà mẹ dùng các bài thuốc dân gian, lá cây, 10,81% bà mẹ cho trẻ kiêng ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Qua đó có thể nhận thấy hầu hết các bà mẹ đều có nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến chủ quan trong việc điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ.Chỉ có 5,02% bà mẹ đưa con đến trạm y tế để thăm khám và diều trị thì không ít
3.3.2.13. Hiểu biết của bà mẹ về cách sử dụng dung dịch Oresol cho trẻ Theo điều tra,chỉ có 16,84 % đọc kỹ và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn mác và thực hiện đúng theo chỉ định của nhân viên y tế.
Số bà mẹ còn lại đều mắc sai lầm khi sử dụng dung dịch Oresol cho trẻ.
Điều này cũng xuất phát từ nhận thức không đầy đủ dẫn đến chủ quan trong việc cách sử dụng dung dịch Oresol cho trẻ.