1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11. Bác ( bà ) có góp ý gì để nhóm sinh viên cần giúp kinh nghiệm cho những lần thực hành sau?
………
…
………
……
………
………
12. Bác ( bà ) có góp ý gì để xây dựng CLB ngày càng vững mạnh và phát triển hơn?
………
……
………
………...
………
2. Bảng lượng giá kết quả sinh hoạt nhóm
Thời
gian Nội dung Kết quả đạt được
19/4/20 17
-Tổ chức buổi tổng kết báo cáo kết quả đạt được trong suốt thời gian vừa qua của CLB: những thành tựu, làm được và chưa làm được
- Sinh viên là người điều phối chương trình và phát huy sự tương tác giữa nhóm sinh viên và các thành viên trong CLB.
Để các thành viên CLB phát biểu suy nghĩ cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình sau quá trình sinh hoạt CLB cùng nhóm sinh viên
- Phát bảng hỏi đến tất cả các thành viên CLB và hướng dẫn cách trả lời - Thu thập thông tin kết quả bằng cách công khai: Hài lòng là giơ tay và không hài lòng là không giơ tay
- Các thành viên CLB tham gia đông đủ, luôn cười nói vui vẻ và có thái độ rất tích cực thân thiện với nhóm sinh viên
- Buổi tổng kết diễn ra thành công đúng đủ thời gian , tất cả các nội dung đều được thông qua
- Thu được tất cả số phiếu hỏi phát ra và nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực. Thậm chí nhiều thành viên còn từ chối không làm phiếu hỏi vì bảo tất cả các cháu sinh viên làm các bà vừa lòng hết hoặc các cháu cứ thấy tốt, có hoặc rất vừa lòng thì tích vào hộ bà ( bác )
- Buổi tổng kết diễn ra nhận được sự tương tác cao giữa các thành viên với nhóm sinh viên
- Các thành viên CLB đều nhất trí cao và quyết tâm với việc duy trì sự hoạt động của nhóm
- Kết quả tổng hợp phiếu hỏi được tổng hợp dưới bảng bên dưới ( *) 34
20/4/201 7
- Liên hoan, tổng kết, chia tay giữa CLB và nhóm sinh viên
- Giao lưu văn nghệ, ca hát, đọc thơ…
- Liên hoan ngọt cùng với các thành viên CLB
- Các thành viên CLB tham gia đông đủ, luôn cười nói vui vẻ và có thái độ rất tích cực thân thiện với nhóm sinh viên
- Buổi liên hoan giao lưu văn nghệ diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ giữa nhóm sinh viên và các thành viên CLB từ đó ghi dấu được rất nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi người
KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU HỎI KẾT QUẢ KIỂM TRÊN 20 PHIẾU
1. Bà ( bác ) có cảm thấy hài lòng với sự trợ giúp của nhóm sinh viên với CLB Người cao tuôi “ Sống vui – Sống khỏe”?
A. Không hài lòng B. Hài lòng C . Rất hài lòng
0 4 16
2. Các kiến thức về sức khỏe nhóm sinh viên trang bị cho bà ( bác ) có hữu ích với bản thân bà ( bác ) hay không? A. Có B. Không C. Bình thường 20 0 0
3. Sự hướng dẫn của nhóm sinh viên trong quá trình tập luyện như thế nào? A. Khá tốt B. Tốt C. Rất tốt 0 2 18
4. Bà ( bác ) có cảm thấy các bài tập dưỡng sinh phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình hay không? A. Có B. Không 19 1
5. Bà ( bác ) có thích tham gia vào các hoạt động của CLB hay không?
A. Có B. Không
20 0
6. Bà ( Bác ) có nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe của mình qua 2 tuần sinh hoạt hay không? A. Có B . Không C. Bình thường 17 0 3
7. Bà ( Bác ) có cảm thấy hài lòng với cách ứng xử của nhóm sinh viên với các thành viên CLB ? A. Không hài lòng B. Hài lòng C. Rất hài lòng 0 0 20
8. Mức độ tham gia các buổi sinh hoạt CLB của bà ( bác ) là như thế nào? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất hiếm 15 4 1
9. Nếu để cho điểm về mức độ hài lòng của bà ( bác ) với nhóm sinh viên sẽ là bao nhiêu? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0 0 0 0 0 0 0 0 6 14
10. Nếu để cho điểm về mức đồ hài lòng của bà ( bác ) với các hoạt động sinh hoạt của
CLB Người cao tuỏi “ Sống vui- Sống khỏe” sẽ là bao nhiêu? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
0 0 0 0 0 0 0 0 7 13
HÌNH ẢNH BUỔI TỔNG KẾT CHIA TAY GIỮA NHÓM SINH VIÊN VÀ CLB
36
Buổi liên hoan chia tay với cac thành viên trong CLB
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Các kết quả đạt được
1. Đối với nhóm thân chủ
- Đã đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người dân thôn Lục Xuân, đặc biệt là nhóm người cao tuổi tại cộng đồng :
+ Được tập luyện các bài tập thể dục dưỡng sinh phù hợp với độ tuổi, thể trạng cơ thể
+ Tình hình sức khỏe một số thành viên CLB ngày một cải thiện hơn, bớt đau mỏi xương khớp và vận động dẻo dai có sức bền hơn.
+ Các thành viên CLB có không gian được giao lưu chia sẻ trò chuyện với mọi người sau một ngày lao động cực nhọc, các thành viên đều cảm thấy rất háo hứng mong chờ đến mỗi tối để được đi sinh hoạt CLB
+ Các thành viên biết được thêm các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân thông qua các buổi tập huấn mỗi cuối tuần
38
+ Các thành viên có không gian và cơ hội để giao lưu văn nghệ, ca hát trao đổi thơ ca với nhau.
- Đời sống tinh thần của các thành viên CLB được cải thiện, vui vẻ và tươi trẻ hơn. Trong mỗi buổi sinh hoạt tiếng cười nói của các thành viên CLB luôn diễn ra qua đó những chuyện muộn phiền lo lắng trong đời sống thường ngày phần nào được giải tỏa trong tâm trí mỗi thành viên.
- Sự gắn kết giữa các thành viên CLB cũng được xây dựng và ngày một cố kết vững mạnh hơn. Các thành viên luôn có sự trao đổi bàn bạc và thống nhất trong mọi hoạt động mà chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn.
- Với sự xuất hiện của nhóm sinh viên đời sống của các thành viên CLB được tươi trẻ hơn và được tiếp cận đến nhiều cái mởi mẻ.
Sơ đồ tương tác giữa các thành viên khi tham gia CLB
Nguyễn Thị
Hàn Hoàng Thị
Loan Lê Thị Viện
Trương Thị
Tịch Lê Thị Dung (nhóm
trưởng)
Lê Thị Thanh (nhóm phó)
Lê Thị Lạm
Lê Thị Chấp Khuất Thị
Bình
Lê Thị Năm
Ghi chú:
Quan hệ thân thiết
Có giao tiếp nhưng không thân thiết Không giao tiếp
2. Đối với sinh viên
Sau một tháng ở tại xóm Đò với việc thành lập CLB dưỡng sinh “ Sống vui – Sống khỏe”.Nhóm sinh viên đã đạt được các kết quả như :
- Thành lập thành công nhóm thân chủ : CLB Người cao tuổi sống vui sống khỏe thôn Lục Xuân với 10 thành viên dưới sự công nhận và tạo điều kiện giúp đỡ tối đa từ phía chính quyền địa phương và người dân trong thôn.
- Cùng đi vào hoạt động sinh hoạt CLB 2 tuần liên tiếp với các buổi sinh hoạt được diễn ra với sự tham gia của đông đủ của các thành viên.
- Nhóm sinh viên đã tạo được lòng tin và gây dựng được ấn tượng tốt cũng như những tình cảm quý mến trân trọng với người dân địa phương nói chung và các thành viên CLB người cao tuổi nói riêng.
- Trau dồi và rèn luyện được các kỹ năng đã được trang bị : Kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng kết nối giao tiếp các thành viên trong nhóm, kỹ năng huấn luyện, kỹ năng làm mẫu…
- Sau một tháng ở tại địa phương được ăn, ở, làm việc cùng người dân nhóm sinh viên đã hoàn thành được phương châm đặt ra “ Đi dân nhớ, ở dân thương” thông qua những tình cảm, hành động việc làm, lời nói mà người dân nơi đây thể hiện với nhóm sinh viên. Đó là bước đệm quan trọng trong hành trang sắp ra trường của nhóm sinh viên. Đã hiểu được người dân cần gì, muốn gì và phần nào giúp đỡ được cho họ
- Củng cố những kiến thức học được trên giảng đường và đề cao tính quan trọng của việc học đi đôi với hành, kết nối giữa các thành viên trong quá trình làm việc nhóm và cộng đồng.
40
II. Đề xuất, kiến nghị
1. Đối với cán bộ địa phương và cộng đồng người dân
- Luôn sẵn sàng tạo các điều kiện tốt nhất để CLB luôn được sinh hoạt đều đặn và nhận được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ quan tâm khích lệ từ phía chính quyền địa phương để họ có thêm niềm tin và quyết tâm tập luyện mỗi ngày.
- Cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của câu lạc bộ. Thường xuyên tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong câu lạc bộ hiện với cán bộ để có thể nắm bắt các thành viên hiện đang gặp khó khăn gì trong quá trình hoạt động hay có nhu cầu mong muốn gì.
- Tổ chức các cuộc thi thường xuyên giữa các thôn với nhau, cuộc thi cụm, thi toàn xã để nâng cao phong trào thể dục thể thao.
- Tổ chức các lớp cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân một đến hai lần trong một tháng.
- Trang bị công cụ hỗ trợ cơ bản cho câu lạc bộ như chùy, nón, dải lụa …..
2. Đối với các thành viên trong câu lạc bộ
- Nhóm trưởng và các thành viên trong ban trưởng nhóm cần:
+ Trang bị và trau dồi thêm các kỹ năng trong quá trình giải quyết công việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng lãnh đạo …..
+ Quan tâm hơn nữa đến đời sông tâm tư tình cảm của các thành viên trong câu lạc bộ, hiểu được những nhu cầu và các vấn đề cần chia sẻ của các thành viên để có thể kịp thời giúp đỡ.
+ Thường xuyên vận động các thành viên CLB tham gia sinh hoạt đầy đủ và nhiệt tình
- Các thành viên trong CLB luôn tham gia sinh hoạt CLB đầy đủ với tinh thần hăng say và cởi mở. Luôn giúp đỡ nhắc nhở nhau nếu ai đó quên động tác hoặc bận rộn…
- Nghiêm túc thực hiện những quy định mà câu lạc bộ đề ra và tuân thủ thời gian sinh hoạt của CLB
3. Đối với giáo viên hướng dẫn & khoa Công tác xã hội
- Thay bằng các loại báo cáo trên giấy tờ của nhóm sinh viên về các hoạt động diễn ra với nhóm thân chủ, thầy cô và kiếm huấn viên cơ sở thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp và giám sát tại địa phương trong các hoạt động. Từ đó có cái nhìn trực quan về phong cách làm việc, ứng xử của từng sinh viên một đến các thành viên CLB trong mọi hoạt động. Không cần thiết phải đến kiểm tra liên tục mà có thể bất chợt dựa trên thời gian biểu lịch hoạt động của mỗi nhóm đã đăng ký trước đó. Việc làm này vừa làm giảm ghánh nặng báo cáo viết lách cho sinh viên để sinh viên có thời gian nhiều hơn tập trung
cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của CLB diễn ra hiệu quả tối ưu nhất thay vì việc phân nhau hàng ngày người này người nọ phải hoàn thành xong bản báo cáo này hay phần này phần kia trên giấy tờ. Bởi đôi khi sự thật không phải phản ánh hoàn toàn dựa trên các bản báo cáo trên giấy tờ mà do từ chính các hoạt động hàng ngày của nhóm sinh viên với nhóm thân chủ. Hơn thế nữa thầy cô sẽ bớt được thời gian chấm các báo cáo dài của các nhóm sinh viên mà lại đánh giá một cách trực quan xác thực và đúng về tư duy, kiến thức, kỹ năng, ứng xử của từng sinh viên một với thân chủ và hoạt động nhóm với thân chủ.
- Có sự thống nhất giữa các giáo viên về nội dung, yêu cầu trong quá trình thực hành.
- Đề cao hoạt động thực hành tại cộng đồng này của sinh viên hơn nữa. Tổ chức thêm nhiều lớp thực hành tại cơ sở cho sinh viên không chỉ trong năm tư mà ngay từ những năm hai để sinh viên có thể bổ sung thiếu xót và hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu.
4. Đối với sinh viên
- Chuẩn bị kỹ càng về kiến thức cũng như kỹ năng trước khi đi thực hành tại cơ sở.
- Luôn năng nổ và nhiệt huyết với các công việc tại địa phương với phương châm
“ cho đi là để nhận lại” và “ Đi dân nhớ, ở dân thương”.
- Luôn ứng xử với người dân một cách khéo léo và chân thật nhất để họ thấy được tình cảm sự trân trọng của mình với họ. Từ đó gây dựng được niềm tin yêu và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực hành của nhóm sinh viên.
KẾT THÚC
Sau gần 4 tuần thực hành môn công tác xã hội nhóm tại thôn Lục Xuân, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, tp Hà Nội nhóm chúng em đã thu được rất nhiều kinh nghiệm về cả học tập lẫn giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Đây thực sự là một môi trường tốt để chúng em tự hoàn thiện bản thân, thông qua các hoạt động các thành viên trong nhóm
42