ĐIỀU CHỈNH CÔNG SUẤT LÒ HỒ QUANG
5. Sơ đồ điều khiển dịch cực lò hồ quang dùng hệ MĐKĐ – Đ
- Trong khối ĐKBV) Nhiều khí cụ điều khiển, kiểm tra và bảo vệ khác cũng được nối với máy biến điện áp TU và các máy biến dòng 1TI, 2TI.
- Biến áp lò BAL dùng để hạ áp và điểu chỉnh điện áp.
- Phía sơ cấp BAL còn có các dụng cụ đo lưỡng, kiểm tra như : vonkế, ampe kế, công tơ điện, pha kế v.v...
- Phía thứ cấp cũng có các máy biến dòng 2TI nối với các ampe kế đo dòng hồ quang, cuộn dòng điện của bô điêu chình tự động và rơle dòng điện cực đại.
- Mạch ngắn (MN) hay dây dẫn dòng thứ cấp có dòng điện làm việc rất lớn, tới hàng chục và ngay cả hàng trăm nghìn Ampe.
- Máy điện khuếch đại MĐKĐ cấp điện cho động cơ Đ để dịch cực và có 3 cuộc kích từ :
- Cuộn phản hổi âm áp CFA. Cuộn này có s.t.đ ngược chiểu với cuộn trên.
- Cuộn điều chỉnh CĐC2 để khống chế tự động.
- Cuộn CĐC1 để khống chế bàng tay.
* Nguyên lí làm việc tổng quát của sơ đồ dịch cực lò hồ quang.
-Ở chế độ tự động: cầu dao 1CD hở, 2CD đóng và tay gạt 5-6 và 7-8 đóng. Điện áp ra ở chỉnh lưu 1CL tỉ lệ với dòng điện hồ quang đặt lên chiết áp 3R. Điện áp ra của cầu chỉnh lưu 2CL tỉ lệ với điện áp hồ quang đặt lên chiết áp 4R.
-Điện cực hạ: Sức từ động sinh ra trong cuộn CĐC2 có chiều để MĐKĐ phát ra điện áp có cực tính để động cơ Đ quay theo chiều hạ điện cực đi xuống với tốc độ chậm vì lúc này dòng hồ quang bằng không nên rơle dòng RD chưa tác động, điện trở 5R nối tiếp với cuộn CĐC2, mặt khác điot 3CL thông làm ngắn mạch điện trở 7R nên dòng trong cuộn phản hồi âm điện áp CFA tăng lên
-Sức từ động tổng trong các cuộn kích thích sẽ giảm xuống, kết quả là điện cực được hạ xuống chậm.
- Khi điện cực chạm vào phôi liệu (hiện tượng ngắn mạch làm việc), dòng hồ quang có trị số cực đại , còn điện áp hồ quang bằng không . Mặt khác rơ le dòng RD tác động nên điện trở 5R bị ngắn mạch, điện áp đặt trên cuộn CĐC2 bằng điện áp đặt lên điện trở R3.
- Trong chế độ nâng: điôt 3CL khoá, điện trở 7R được nối tiếp với cuộn CFA làm giảm sức từ động ; đồng thời điôt 4CL thông nên rơle điện áp RA tác động làm cuộn dây rơle thời gian mất điện. Sau thời gian mở
chậm, tiếp điểm RTh mở ra đưa điện trở 10R vào nối tiếp với cuộn kích thích CKĐ của động cơ làm giảm từ thông để tăng tốc động cơ trên tốc độ cơ bản.
- Sức từ động do cuộn dây CĐC2 đảo chiều, máy điện khuếch đại phát ra điện áp có cực tính ngược lại, làm cho đông cơ đảo chiều quay kéo điện cực lên nhanh.
- Kết quả là sức từ động tổng trong các cuộn kích từ tăng lên để điện cực được kéo lên nhanh khỏi phôi liệu và sau thời gian chỉnh định () từ
thông động cơ giảm để tốc độ tăng trên tốc độ cơ bản.
- Khi điện áp máy phát của máy điện khuếch đại nhỏ hơn ngưỡng tác động của RA, RA không tác động nên RTh có điện để ngắn mạch điện trở 10R làm tăng dòng của cuộn CKĐ đến giá trị định mức, tốc độ động cơ lại càng giảm đến thời điểm thời điểm khi điện áp trên 3R và 4R cân bằng về trị số, điện áp trên cuộn CĐC2 bằng không, điện áp phát ra
của máy điện khuếch đại bằng không động cơ ngừng quay, ngọn lửa hồ quang cháy ổn định.
- Khi điện cực nâng khỏi phôi liệu, ngọn lửa hồ quang xuất hiện, quá trình mồi hồ quang hoàn tất. Trong quá trình điện cực di chuyển theo chiều đi lên, dòng điện hồ quang giảm, điện áp hồ quang tăng lên.
- Trong quá trình nấu luyện, do sự bắn phá của các điện tử lên bề mặt điện cực, làm cho điện cực bị mòn dần, hệ truyền động sẽ tự động hạ điện cực theo chiều đi xuống để duy trì độ dài cung lửa hồ quang không đổi.