Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên khi dự án đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường quận thanh xuân (Trang 41 - 51)

VI. BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẨM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

VI.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên khi dự án đi vào hoạt động

VI.4.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

VI.4.1.1. Hệ thống thoát nước thải tổng mặt bằng

Trong giai đoạn đầu khi quy hoạch chung chưa được xây dựng thì nước thải trong khu vực dự án sẽ được thu gom tập trung về cống thoát nước thải chung của khu vực.

Kiểu hệ thống thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt thoát riêng.

Khu đất được san nền đảm bảo cho thoát nước mưa của khu vực theo các tuyến cống đặt dọc theo mạng lưới đường giao thông và thoát vào hệ thống thoát nước chung.

* Tiêu chuẩn thải nước

- Tiêu chuẩn thoát nước bẩn: lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước.

- Nước ngầm thẩm thấu vào mạng lưới thoát nước lấy bằng 10% nước thải.

- Hệ số không điều hòa ngày Kngày = 1,2.

- Hệ số không điều hòa giờ Kgiờ = 2,5.

- Số giờ tính toán trong ngày : 24 h.

* Mạng lưới thoát nước:

Mạng lưới thoát nước thải sử dụng cống BTCT D400 và D600 thoát nước đặt bên hè để thu nước thải từ các hộ dân và công trình công cộng (sau khi xử lý qua bể phốt tại các công trình).

Nước thải trong khu vực Dự án sẽ được thu gom theo các tuyến ống chính và được chảy vào ga thu và sau đó thoát ra hệ thống cống dẫn đến trạm xử lý nước thải sau đó thoát chung vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực.

* Tính toán thuỷ lực đường ống:

Hệ thống thoát nước thải sẽ được tính toán thuỷ lực theo lưu lượng giây lớn nhất (Điều 2.3.1-20TCN-51-84)

Hệ thống đường ống thoát nước là hệ thống tự chảy, được tính toán dựa trên công thức : Q = (V

Trong đó: Q - Lưu lượng dòng chảy tính toán, (m3/s) ( - Diện tích mặt cắt ướt, (m2)

V - Vận tốc trung bình, (m/s) V = C*(R*I)1/2

Trong đó: C - Hệ số Chezy liên quan đến độ nhám và bán kính thuỷ lực.

R - Bán kính thuỷ lực dựa trên hình dạng ống, m2 I - Độ dốc thuỷ lực

Theo nghiên cứu của Viện sỹ N.N. Pavloski, hệ số Chezy được tính theo công thức sau: C = 1/n*Ry

Trong đó: y= hàm số của độ nhám và bán kính thuỷ lực = 2,5n1/2 - 0,13 - 0,75R1/2 (n1/2 - 0,1) n = độ nhám, phụ thuộc vào loại chất liệu.

- Kết cấu hệ thống thoát nước bẩn:

+ Hệ thống đường ống thoát nước bẩn đặt trên dải đất phân cách vỉa hè và chỉ giới xây dựng công trình, tim cống cách mép trong vỉa hè 1-1.5 m.

Cống BTCT đúc sẵn có đường kính từ D400, D600 mm, độ sâu chôn cống đầu tiên (tính từ đỉnh cống đến mặt đất) 0,5 m; Cống chịu tải trọng BH-13. Đế cống bằng BTCT #400 đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ tuỳ theo điều kiện thi công thực tế.

+ Hố ga thu nước thải trên mạng lưới được xây BTCT cách nhau trung bình 25 - 50 m. Miệng ga, hố thăm giằng BTCT #200, đáy đổ BTCT #200

+ Độ dốc đặt cống Imin = 1/D

+ Hố ga thoát nước bẩn được xây dựng bằng bê tông #200. đổ tại chổ.

Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước thải

STT Danh mục Đơn vị Khối lượng

1 2 3 4

Đường ống D = 600 Đường ống D = 400 Hố ga thu nước thải Trạm xử lý nước thải

m m cái m3

30 828

24 800

VI. 4.1.2. Xử lý nước thải sinh hoạt

a) Xử lý nước thải tại các khu nhà, công trình công cộng

Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất bẩn lớn: xí, tiểu... được xử lý làm sạch cục bộ bằng bể tự hoại trước khi cùng với các loại nước thải từ: tắm, rửa, giặt... (có nồng độ bẩn thấp hơn) đưa vào các tuyến thoát nước và về trạm thu gom và xử lý của Dự án. Nước thải qua bể tự hoại được lắng cặn và lên men cặn lắng (chủ yếu là chất hữu cơ không tan). Cặn lắng được giữ lại trong bể 6- 8 tháng, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, cặn được phân hủy thành các chất khí và khoáng hòa tan. Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chuyển đi bằng xe hút bể phốt chuyên dụng. Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30 - 35% theo BOD và 50 - 55% đối với cặn lơ lửng.

Tuỳ theo dung tích của bể phốt để tiến hành thiết kế 2 ngăn, 3 ngăn hoặc nhiều ngăn hơn nữa. Bể phốt có càng nhiều ngăn thì chất lượng nước ra càng sạch. Thông thường, bể phốt có dung tích (10m3 sẽ được thiết kế 2 ngăn, trên 10m3 sẽ được thiết kế từ 3 ngăn trở lên). Đối với các nhà chung cư cao tầng lớn, đông người sẽ được thiết kế nhiều bể phốt cho cùng một công trình.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại 3 ngăn được trình bày tại hình sau:

Hình VI.1. Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự ngoại 3 ngăn

Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị phân huỷ, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ hũa tan. Nước thải khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra ngoài, đảm bảo hiệu quả xử lý cao.

Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3

Việc xây dựng các bể phốt tự hoại sẽ được tiến hành song song với công tác xây dựng các khu nhà ở ký túc xá, khu văn phòng, khu nhà ở của chuyên gia, giảng viên, sinh viên và các công trình công cộng...

Khi các công trình này được đưa vào sử dụng thì các bể phốt tự hoại cũng sẵn sàng cho việc xử lý chất thải.

b. Pnương pháp tiêu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải từ các nhà vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại. Bể tự hoạt là công trình được trình bày phần trên, đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Bể tự hoại sẽ được xây dựng theo từng cụm khác nhau theo thiết kế chi tiết.

Nước thải phát sinh do hoạt động sinh hoạt cá nhân sẽ được lọc rác và được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý chung với nước thải sau bể tự hoại.

Nước thải phát sinh do hoạt động ăn uống và tắm rửa từ các căn hộ - văn phòng sẽ được lọc rác và được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý chung với nước thải sau bể tự hoại.

Nước thải sau bể xí tự hoại sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải, sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, sẽ được thu gom và cho xả ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.

c. Xử lý sơ bộ và bể điều hòa

Nước thải chảy vào các bể tự hoại sẵn có. Từ bể tự hoại, nước thải theo hệ thống đường ống chảy vào bể gom, bể này được xây dựng tại một vị trí thuận lợi cho việc thu gom nước thải. Tại đây, tất cả các rác thô có kích thước lớn như giấy, bao nylon, que, gỗ…được giữ lại ở hố tách bằng inox và được đưa tới điểm tập trung rác. Từ bể gom, nước thải được bơm về bể điều hòa tại khu xử lý để làm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời

thực hiện quá trình làm thoáng sơ bộ. Tại đây, nước thải được bổ xung một lượng chế phẩm sinh học nhằm thủy phân sơ bộ các chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hóa tiếp theo.

Để nâng cao mức độ đồng đều hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải, tránh lắng cặn và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, ở trong bể điều hòa được lắp hệ thống sục khí. Nước thải được gom thường xuyên bằng bơm lên container để xử lý với một lượng ổn định không đổi. Để đảm bảo quá trình xử lý được liên tục được lắp thêm một bơm dự phòng cùng công suất.

d. Phương án công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ sinh học hoàn toàn được mô tả tóm tắt như sau:

Nước thải sinh hoạt được loại tách các tạp chất rắn kích thước lớn bằng các công trình xử lý cơ học như: song chắn rác, bể lắng cát. Sau đó chuyển sang bể phân huỷ yếm khí bậc I. Tại đây, xảy ra quá trình sinh học phân huỷ một phần các tạp chất hữu cơ dạng keo và hoà tan trong nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật yếm khí. Hiệu suất làm sạch của bể phân huỷ yếm khí có thể đạt đến 50-55% theo BOD. Sau khi đó qua bể lắng đợt I để loại tách các tạp chất lơ lửng, dễ lắng với hiệu quả đạt 60% theo SS, nước thải tiếp tục được xử lý sinh học bậc II tại bể Aeroten. Tại đây, tập hợp các vi sinh vật (bùn hoạt tính) sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí sẽ tiếp tục phân huỷ triệt để các thành phần hữu cơ trong nước thải. Hiệu suất làm sạch nước thải đạt 85 - 90%. Điều kiện hiếu khí trong bể được duy trỡ ổn định bằng hệ thống bơm không khí. Tiếp theo, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt II. Bể lắng đợt II có chức năng lắng giữ lại bùn hoạt tính trôi theo dòng chảy từ bể Aeroten do quá trình tăng sinh khối của bùn hoạt tính và do chế độ thuỷ lực.

Bùn hoạt tính từ bể lắng II được tuần hoàn một phần về bể Aeroten để duy trì ổn định nồng độ sinh khối. Nước thải tiếp theo được khử trùng bằng dung dịch Clo tại bể tiếp xúc khử trùng trước khi xả vào kênh thoát nước của khu vực.

Phương án lựa chọn này do có ưu điểm sau:

- Chi phí đầu tư và vận hành thấp - Dễ xây dựng và sử dụng

Như vậy, trạm xử lý nước thải sẽ được thiết kế gồm 2 đơn nguyên với công suất mỗi đơn nguyên là 500 m3/ngày đêm. Thông số thiết kế kỹ thuật một số hạng mục công trình chủ yếu của trạm được nờu trong bảng dưới đây:

Chất lượng đầu vào (sau khi đó xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn) và chất lượng nước đầu ra sau trạm xử lý tập trung như sau (các thông số chính):

Bảng IV.3: Chất lượng đầu vào và chất lượng nước đầu ra sau trạm xử lý tập trung

TT Các thông số Đơn vị Đầu vào Đầu ra QCVN 14-2008,

mức B

TCVN 5945-2005,

mức B

1 PH 7,2-7,5 6,8-7,2 5-9 5,5 - 9

2 Hàm lượng cặn lơ lửng

mg/l 200 < 30 100 100

3 Tổng chất rắn hũa tan

mg/l 800 <300 500 -

4 BOD5 mg/l 150 <20 50 50

5 Nitrat (NO3-) mg/l 60 <15 50 -

6 Dầu mỡ thực phẩm

mg/l 40 < 18 20 -

7 Tổng coliform MNP/100ml 15.000 < 10 5.000 5.000 Như vậy, với công nghệ đề xuất như trên, nước thải sau khi được xử lý sinh học II bậc và khử trùng tiếp xúc sẽ đạt các tiêu chuẩn về nồng độ chất bẩn theo QCVN 14-2008, mức B và TCVN 5945 - 2005, mức B.

Ngoài ra, cần tăng cường một số biện pháp sau để tăng hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải:

- Đảm bảo tuõn thủ các quy định, yêu cầu về quản lý vận hành và nồng độ các chất bẩn không vượt quá giới hạn cực đại theo Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 51 - 84 của Bộ Xây dựng (Giới hạn cực đại cho phép vượt 20%).

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện háng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại của từng công trình để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

- Trạm xử lý nước thải vận hành đúng chế độ, thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị, công trình đơn vị, cũng như của toàn hệ thống. Đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong trạm xử lý để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí, nước, đất của khu vực.

VI. 4.1.3.Hệ thống thoát nước mưa của tổng mặt bằng

Nước mưa chảy tràn trên phần mặt bằng sẽ cuốn theo đất, cất, chất cặn bã rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước mưa này theo quy ước là nước sạch nên sẽ được thu gom bằng hệ thống thu gom nước mưa riêng.

Nước mưa chảy tràn trên khu vực có thành phần chủ yếu là bụi và rác thải. Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn từ khu vực sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực.

Nước mưa được coi là nước sạch, tuy nhiên khi chảy tràn trên mặt đất chúng bị ô nhiễm do chất thải và do vậy chúng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng đến dòng chảy thoát nước của khu vực, làm ngập úng cục bộ nếu hệ thống cống thoát không đảm bảo.

Đây là nguồn phát sinh có tính phân tán và không liên tục. Với tổng diện tích bề mặt của khu đất là 19.108m2, với lượng mưa lớn nhất của Hà Nội là 388,3 mm/tháng vào tháng 9, lượng nước chảy tràn trên bề mặt khu vực lớn nhất có thể được ước tính như sau:

Tổng lượng nước rửa trôi = 19.108 x 388,3/1000 = 7420 m3/tháng

Xét về lưu lượng, lượng nước chảy tràn trên bề mặt là lớn. Và lượng mưa thường không liên tục và thời gian của một trận mưa không quá dài, mặt khác, đây là dòng nước khá sạch bởi bề mặt khu đất đã được bê tông hóa cũng

như được vệ sinh, tưới rửa hàng ngày nên không có hoặc có rất ít các chất bẩn như rác, chất hữu cơ ít bị cuốn trôi theo nước mưa.

Do có chất lượng khá sạch và phát sinh không thường xuyên nên nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án hầu như không gây tác động đáng kể tới môi trường và các công trình lân cận.

Theo số liệu của WHO (Geneva, 1993), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa rơi trực tiếp xuống (direct rainfall) như sau:

- Tổng Nitrogen: 0,5 - 1,5 mg/l.

- Tổng Photpho: 0,004 - 0,03mg/l

- Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS): 10 - 20 mg/l.

- Nhu cầu ô-xy hoá học (COD): 10 - 20 mg/l.

Nước mưa chảy tràn của khu vực tòa nhà đi theo hệ thống thoát nước mưa chung của thành phố. Do nước mưa trong khu vực được qui ước sạch nên không gây tác động đáng kể tới nguồn tiếp nhận.

Toàn bộ nước mưa của khu vực được thu bằng các ga thu nước mưa trực tiếp đổ vào các ga thăm hoặc bằng các ga thu kết hợp ga thăm được vận chuyển đi bằng các tuyến cống BTCT D300, D600, D800, D1000, D1500, đặt dưới lòng đường và thoát vào hệ thống thoát nước chung.

e. Kết cấu hệ thống thoát nước mưa

Ga thu, hố thăm dưới lòng đường được xây bằng gạch đặc. Miệng ga, hố thăm giằng BTCT #200, đáy đổ BTCT #200.

Nắp ga thu nước và nắp ga thăm dùng loại gi gang đúc sẵn .

Cống BTCT sử dụng cống chịu tải trọng BH-13. Đế cống bằng BTCT

#200 đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ tuỳ theo điều kiện thi công thực tế.

- Cống BTCT đặt trên vỉa hè dùng cống tải trọng A.

- Cống BTCT đặt dưới lòng đường hè dùng cống tải trọng C.

Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa

STT Danh mục Đơn vị Khối lượng

1 Cống thoát nước BTCT D1500 m 25

2 Cống thoát nước BTCT D1000 m 205

3 Cống thoát nước BTCT D800 m 170

4 Cống thoát nước BTCT D600 m 662

5 Cống thoát nước BTCT D300 m 24

6 Hố ga xây gạch 1000x1000 cái 32

7 Hố ga xây gạch 1200x1200 cái 3

8 Hố ga xây gạch 1400x1400 cái 6

9 Hố ga xây gạch 2000x2000 cái 1

VI.4.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Khi dự án đi vào vận hành, tiếng ồn chủ yếu là tiếng ồn do các phương tiện giao thông lưu thông quanh khu vực. Có những qui định rõ ràng đối với các phương tiện giao thông vận tải ra vào Dự án như:

- Quy định giờ chạy đối với từng loại xe

- Cấm bấm cũi vào các giờ cần yên tĩnh (từ 11h - 13h và từ 22h - 6h) - Kiểm tra và không cho phép lưu hành các loại xe có mức ồn phát ra ở ống xả cao.

- Không cho phép lưu hành các loại xe có mức ồn phát ra ở ống xả cao.

- Trồng các dải cây xanh tại vỉa hố, khu công cộng...

VI.4.3. Giảm thiểu khí thải và bụi thải

Như trên đã trình bày khi dự án đi vào vận hành các tác động tới môi trường không khí trong giai đoạn vận hành chủ yếu là bụi, tiếng ồn và khí thải động cơ phát sinh do hoạt động của trạm bảo dưỡng, bảo trì ôtô, bãi thử xe, trạm bán lẻ xăng dầu, nhà hàng, nhà nghỉ và khu dịch vụ khác.

Lượng bụi, tiếng ồn và khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực dự án, khu bán lẻ xăng dầu và trên tuyến đường Quang Trung và một lượng khí nhỏ từ quá trình nấu ăn bằng bếp gas.

Tất cả các lượng bụi, tiếng ồn và khí thải này phát sinh không lớn và tùy thuộc và khối lượng cũng như mật độ các phương tiện giao thông được sử

Một phần của tài liệu Cam kết bảo vệ môi trường quận thanh xuân (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w