Nhận thức và thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ để cải thiện dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 42)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nhận thức và thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ

 Nuôi con bằng sữa mẹ

 Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

 Dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi..v.v.

4.3.1. Đặc điểm của bà mẹ

Chọn ngẫu nhiên 70 bà mẹ ở xã Mai Đình thuộc các đối tượng đã nêu ( bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi, bao gồm cả bà mẹ đang cho con bú ) tham gia vào khảo sát, đặc điểm của các bà mẹ về tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con như sau:

Bảng 4.2. Đặc điểm của các bà mẹ trong nghiên cứu

Độ tuổi Nghề nghiệp Số con Trình độ học vấn

<20 2,9% Làm ruộng 31,4% 1 con 29,5% Mù chữ 0 20 - 30 65,7% Công nhân 48,6% 2 con 68,6% Tiểu học 0 30 - 40 27,1% Dịch vụ 8,6% >2 con 1,9% THCS 15,7

>40 4,3% Viên chức 11,4% THPT 75,7

≥Đại học 8,6

Như vậy là độ tuổi của các bà mẹ trong nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lứa tuổi 20 -30; Gần 1/3 trong số đó có 2 con; tỷ lệ có trên 2 con không lớn ( 1,9%);

Đa số các bà mẹ này làm công nhân trong các khu công nghiệp; trình độ học vấn của các bà mẹ tối thiểu từ cấp THCS, trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao, số bà mẹ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 8,6%.

4.3.2. Kiến thức và kĩ năng thực hành dinh dưỡng cho trẻ em của bà mẹ

1. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ

Bảng 4.3: Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cùa bà mẹ Chỉ tiêu theo dõi Nhận thức đúng Thực hành đúng

N % N %

Nuôi con bằng sữa mẹ 70 100 70 100

Cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh 61 87,1 58 82,9 Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6

tháng đầu

35 50,0 16 22,9

Thời điểm thôi bú ( 18-24 tháng ) 67 95,7 41 58,6

Khuyến cáo chuyên môn: Cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh; không cho trẻ ăn/uống bất kỳ thức ăn/thức uống nào khác ngoài sữa mẹ;

cho trẻ bú sữa non; trẻ được bú mẹ theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

không cho trẻ bú bình với núm vú giả. [ 7]

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy:

 Về chỉ tiêu nuôi con bằng sữa mẹ có 100% bà mẹ nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề và thực hành đúng, không có trẻ em nào bị nuôi bằng sữa ngoài ngay từ sau sinh.

 Cho trẻ bú sớm trong vòng 60 phút sau khi sinh là vô cùng cần thiết, trẻ bú mẹ sớm sẽ nhận được từ sữa non nguồn dinh dưỡng và lượng kháng thể đáng kể, đó sẽ là nguồn năng lượng quan trọng cho những tháng đầu sau sinh của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn, giảm được nguy cơ bệnh tật, do vậy khả năng suy dinh dưỡng của trẻ sẽ thấp hơn. Mặc dù gần đây các phương tiện truyền thông liên tục

tuyên truyền song tỷ lệ các bà mẹ nhận thức đúng chỉ đạt 97,1%, tỷ lệ thực hành đúng 82,9 %.

 Về chỉ tiêu cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kết quả rất đáng ngạc nhiên, một xã vùng ngoại thành khá phát triển song tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ đạt xấp xỉ 23%, tuy nhiên nhận thức về vấn đề này thì có khá hơn, đạt 50,0%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2009 tại 10 tỉnh/thành phố: khoảng 60% bà mẹ cho con ăn/uống các thức ăn/thức uống khác ngoài sữa mẹ trong vòng 3 ngày đầu; 30%

bà mẹ mang theo sữa hộp khi đến cơ sở y tế để sinh con, đặc biệt ở Hà Nội tỷ lệ này là 80%. [ 14 ].

 Về thời điểm thôi bú: đa số bà mẹ trẻ nhận thức được sữa mẹ luôn luôn có giá trị đối với trẻ, song chỉ có hơn một nửa số bà mẹ có đủ điều kiện duy trì thời gian cho trẻ bú đến sau 18 tháng. Mà nguyên nhân chính ở đây là nhiều chị em sau thời gian nghỉ thai sản phải làm ca kíp trong các khu công nghiệp, thời gian mẹ, con gần nhau ít, trẻ bú thất thường dẫn đến sữa cạn sớm. Việc kéo dài thời gian cho trẻ bú mẹ cũng gây bất tiện cho các bà mẹ phải lao động kiếm sống, buôn bán… Điều tra dinh dưỡng năm 2009 tại 10 tỉnh/thành phố [14], cũng cho biết chỉ khoảng 60% đến 90% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đến 12 tháng tuổi và hầu hết các bà mẹ ngừng cho con bú ở tháng 15 – 18.

2. Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn dặm của bà mẹ

Khuyến cáo chuyên môn: Trẻ được bắt đầu cho ăn dặm từ tháng thứ 6; trẻ ăn đủ số bữa được khuyến nghị mỗi ngày; đáp ứng được yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị; trẻ được ăn các thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng;

trẻ được ăn thực phẩm đa dạng; trẻ được ăn những thực phẩm giàu sắt hoặc được

bổ sung sắt hàng ngày; trẻ được ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày; trẻ được hỗ trợ và khuyến khích ăn.[7].

Bảng 4.4: Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn dặm của bà mẹ

Chỉ tiêu theo dõi Nhận thức đúng/biết Thực hành đúng

N % n %

Thời điểm bắt đầu ăn dặm 55 78,6 17 24,3

Số bữa ăn dặm tối thiểu ( 3-4 bữa )

67 95,7 61 87,1

Số nhóm thức ăn ( đa dạng ) 64 91,4 58 82,9

Chế biến hợp lí ( độ đậm đặc, mùi, vị …)

61 87,1 55 78,6

 Nhận thức cần cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi được nhiều bà mẹ biết đến, chiếm 78,6%, tuy nhiên phần lớn bà mẹ lại cho con ăn dặm trước thời điểm được khuyến cáo. Chỉ có 24,3% cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Thậm chí có bà mẹ còn thừa nhận cho trẻ bắt đầu cho ăn bổ sung rất sớm từ 2 – 3 tháng.

 Có 95,7% bà mẹ biết không thể cho trẻ nhỏ ăn một lượng quá nhiều cho một bữa. Việc phân chia số lần ăn trong ngày cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ để điều chỉnh. Trẻ càng nhỏ thì số bữa ăn cần phải chia ra nhiều lần. Đồng thời với trẻ nhỏ trong một ngày, mỗi bữa ăn cần phải có sự phân bổ hợp lí để phù hợp với khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ, nhưng vì một số lí do nên thực hành đúng chỉ đạt 87,1%. Ví dụ gánh nặng công việc, nhất là ở vùng nông thôn nên các bà mẹ ít có thời gian trực tiếp chăm sóc ăn uống cho con, kinh tế khó khăn…

 Có trên 90% bà mẹ nhận thức được cần cho trẻ ăn uống đa dạng thực phẩm, song thực hành đúng mới đạt trên 80%. Thật vậy, thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ là quan trọng cho sự phát triển thể chất, nhất là sự cân bằng thích

hợp 4 nhóm thực phẩm cơ bản, nhưng từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình.

 Riêng về chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm thì vẫn tồn tại những nhận thức và thực hành không đúng. Ví dụ: bổ sung quá nhiều bột gạo nếp để nấu bột cho trẻ với ý nghĩ là bột càng sánh trẻ càng thích ăn, vẫn còn nhiều bà mẹ sử dụng mì chính trong thức ăn của trẻ hoặc thức ăn của trẻ bị nấu quá đặc.

Ở Việt Nam, theo số liệu của mạng lưới giám sát dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng-2002) [ 16 ], trẻ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ rất sớm, khoảng 50% số trẻ dưới 6 tháng phải ăn các loại thực phẩm bổ sung trong khi lẽ ra chúng được bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung sớm, bắt đầu từ 3 tháng còn cao, 30-80%, tuỳ theo từng địa phương. Những sai lầm về thời điểm ăn bổ sung, chất lượng thức ăn bổ sung có thể dẫn tới hậu quả rõ rệt là tỷ lệ trẻ em gầy còm (có chỉ số cân nặng/chiều cao thấp) tăng nhanh sau 5-6 tháng tuổi và cao nhất vào khoảng 13-17 tháng tuổi. Có nhiều lý do để giải thích về việc cho trẻ ăn thêm trong độ tuổi dưới 6 tháng. Theo tập quán lâu đời ở địa phương, các gia đình vẫn quen cho trẻ ăn bột, ăn cơm từ rất sớm để cứng cáp nên việc tuyên truyền, hướng dẫn cho các bà mẹ thay đổi tập quán này là rất khó khăn. Ngoài ra các yếu tố khác ảnh hưởng như việc bà mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ ít sữa…

3. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi

Hiện nay, mức sống của chúng ta đã được nâng cao, số trẻ em bị thiếu dinh dưỡng đã giảm nhiều, song số trẻ em thừa dinh dưỡng dẫn đến bệnh béo phì lại tăng cao. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một quá trình đòi hỏi nhiều công phu. Vì vậy cần phải có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, biết khắc phục những sai lầm để tránh tình trạng suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì ngay từ năm đầu tiên của trẻ. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các bà mẹ và khảo

sát những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng cho trẻ em, kết quả như sau:

Bảng 4.5. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho trẻ 2-5 tuổi của các bà mẹ

Kiến thức và thực hành dinh dưỡng

Ý kiến của các bà mẹ (%) Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến 1. Khẩu phần và thức ăn

Cân đối là quan trọng nhất 71,4 0 28,6

Ngon miệng quan trọng nhất 28,6 60,0 11,4

Nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm...) giúp trẻ chóng lớn, thông minh hơn

61,4 24,3 14,3

Trẻ có thể ăn quả chín thay rau xanh 80,0 10,0 10,0 Thực phẩm chức năng, cháo dinh dưỡng tốt đối

với trẻ

78,6 21,4 0

Biểu đồ tăng trưởng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

71,4 0 28,6

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm của trẻ là số 1 100 0 0 Đã và đang dùng thực phẩm an toàn cho trẻ 80,0 20,0 0 3. Thực hành chế biến thức ăn cho trẻ

Hầm nhừ thực phẩm lấy nước cho trẻ ăn 60,0 30,0 10,0 Chế biến thức ăn một lần, ăn nhiều bữa hoặc ăn

trong nhiều ngày rất phổ biến

58,6 41,4 0

4.Chế độ ăn của trẻ

Trẻ ăn càng nhiều càng tốt 78,6 7,1 14,3

Cho trẻ ăn mọi thứ trẻ thích 61,4 32,9 5,7 Mẹ ấn định việc ăn uống của trẻ 44,3 35,7 20,0 Trẻ biếng ăn có nên cai sữa sớm để ăn khá hơn 41,4 48,6 10,0

Mặc dù số chỉ tiêu theo dõi chưa nhiều, có thể chưa đại diện, tuy nhiên kết quả bảng 4.5 cũng chỉ ra một số kiến thức và thực hành không phù hợp trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

 Nhiều bà mẹ an tâm rằng trẻ không thích ăn rau thì có thể ăn thay bằng quả chín. Tuy nhiên các nhà dinh dưỡng học đã chỉ ra vai trò không thể thay thế được của rau xanh. Ăn thiếu rau, cùng với việc thiếu dầu mỡ làm cho trẻ thiếu vitamin A dẫn đến khô loét giác mạc. Thiếu vitamin D dẫn tới còi xương.

 Nhiều bà mẹ tin tưởng thực phẩm chức năng là hoàn hảo, lo rằng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thực tế của con em mình không được đầy đủ, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, nên họ mua một số thực phẩm chức năng được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông….Họ cho rằng những thức ăn này là thuốc bổ và có thể hỗ trợ sinh trưởng của trẻ. Tuy nhiên giá trị thực tế của các loại này thì còn nhiều vấn đề cần xem xét.

 Tương tự các chị cũng tin tưởng vào món cháo dinh dưỡng “hè phố”, họ xem đó là loại thực phẩm có chất lượng hơn thức ăn họ chế biến cho con mình vì sự đa dạng thực phẩm.v.v..

 Trẻ biếng ăn thường được khuyên cai sữa sớm để ăn khá hơn. Trên thực tế thì những trẻ này sau khi cai sữa tình trạng SDD càng trở nên nghiêm trọng. Do trẻ vẫn biếng ăn, lại bị mất đi 300 - 400ml sữa mỗi ngày nên sức khỏe của trẻ càng suy giảm. Do vậy WHO khuyến cáo trẻ cần được bú mẹ kéo dài tới 2 năm tuổi.

Chỉ nên ngưng bú khi trẻ đã ăn được nhiều, 4-5 bát trong một ngày.

 Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên hay bị ốm. Nhiều bà mẹ thấy con bị bệnh (tiêu chảy, sốt,...) lại cho trẻ ăn uống kiêng khem quá mức, khiến trẻ rơi vào tình trạng SDD quá nặng. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, tép, tôm, trứng... sợ trẻ bị dị ứng, tiêu chảy... tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.

 Một sai lầm khác rất phổ biến là các bà mẹ chỉ nấu cháo với nước hầm xương, nước hầm thịt, nước rau, họ nghĩ rằng thế là đủ chất, thật ra các chất đạm và các chất dinh dưỡng khác đều nằm trong xác thịt hoặc xác rau.

 Về quan niệm cho rằng trẻ ăn nhiều chất đạm ( thịt, cá, tôm...) sẽ chóng lớn, thông minh cũng không chính xác, ngược lại cho trẻ ăn quá nhiều, vượt nhu cầu và khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ sẽ làm cho trẻ khó tiêu, chán ăn và làm quá tải cho thận còn non yếu của trẻ.

 Tất cả các bà mẹ đều nhận thức được vệ sinh an toàn thực phẩn là quan trọng nhất với trẻ tuy nhiên chỉ có 80,0% trong số đó cho rằng thức ăn của con mình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này cũng hợp lí vì tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là nỗi lo của hầu hết các bà nội trợ Việt Nam.

 Thiếu kiến thức cơ bản khi chế biến thức ăn cho t:rẻ vẫn còn tồn tại ở nhiều bà mẹ: Một trong những khuyết điểm thường gặp của các bà mẹ là nấu một nồi đủ các chất dinh dưỡng rồi đem xay nhuyễn, bảo quản trong tủ lạnh và cho trẻ ăn ngày này sang ngày khác. Đây là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn kéo dài, dẫn đến tình trạng sụt cân thiếu chất dinh dưỡng và tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

 Con ăn được nhiều là tốt: một số phụ huynh hiểu một cách sai lầm rằng, trẻ thích ăn một loại thức ăn nào thì có nghĩa là trẻ thiếu loại dinh dưỡng trong thức ăn đó, nên thấy con ăn ngấu nghiến mà không ngăn cản. Đây là một nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị béo phì. Cũng có nhiều gia đình ở kinh tế khá giả, đủ

điều kiện để chăm con, nhưng vì thiếu kiến thức nên lại cho con ăn uống không theo chuẩn nào, khiến bé vẫn SDD, dù ăn rất nhiều.

 Cho trẻ ăn mọi thứ trẻ thích cũng được xem là sai lầm. Hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh đều rất chiều chuộng con cái, thường con cái đòi cái gì là cha mẹ cố gắng đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là việc lạm dụng thức ăn nhanh, đồ uống có gas, chất béo, tinh bột mà hạn chế sự vận động khiến trẻ dễ béo phì.

Khi được hỏi về cách chăm sóc con hằng ngày ra sao, nhiều bà mẹ cho biết: cũng không có gì đặc biệt , cả nhà ăn gì, thì trẻ con ăn nấy…Thiếu hiểu biết nên con mình có bị SDD hay không các bà mẹ đều không biết, chỉ biết con ốm quá thì đi khám bác sĩ, cho uống thuốc hết ốm là được…

4.4. Nâng cao kĩ năng thực hành dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ

Kiến thức và thực hành dinh dưỡng trẻ em của các bà mẹ xã Mai Đình còn nhiều bất cập, ở tất cả các thời kỳ phát triển của trẻ. Từ việc trẻ được cho ăn bổ sung sớm, cai sữa sớm đến khẩu phần ăn bổ sung không cân đối, chế biến chưa phù hợp, v.v….Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do các bà mẹ áp dụng thói quen dinh dưỡng lạc hậu, sử dụng kiến thức kiểu truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học,…

Nếu bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tư vấn tốt và được cung cấp các thông tin phù hợp thì cũng sẽ tự nguyện thay đổi từ hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ chưa đúng sang những hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đúng đắn và tích cực hơn. Vì vậy can thiệp để nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ là rất quan trọng.

Mô hình can thiệp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết chuyển đổi hành vi [1 ].

Sự thay đổi hành vi thói quen của con người xẩy ra khi có tác động đến các yếu tố: tập tính sinh học, kiến thức, và trải nghiệm của bản thân. Tập tính sinh học được xác định là yếu tố thuộc về di truyền và tự nhiên khó có thể thay đổi, do vậy, các biện pháp can thiệp chủ yếu nhắm tới thay đổi về mặt kiến thức và cung cấp các trải nghiệm.

Mô tả can thiệp

Thái độ

Điều kiện Trải nghiệm

Kiến thức Sinh học

Hành vi, thói quen dinh dưỡng không

phù hợp

Hướng dẫn thực hành Truyền thông qua

sách báo

Thăm điển hình tích cực

Trải nghiệm Kiến thức

Giáo dục

Hành vi, thói quen dinh dưỡng tốt

Hỗ trợ, tư vấn

Trình tự can thiệp

Sau đây là một số kết quả thu được:

1. Giáo dục dinh dưỡng

Giáo dục dinh dưỡng được tổ chức với sự tham gia của nhóm đối tượng là phụ nữ có con dưới 5 tuổi. Nội dung nhắm vào cung cấp kiến thức về thực trạng ăn uống hiện nay và các nguy cơ đối với sức khoẻ ( ăn bẩn, độc hại, sự lãng phí và mất cân đối trong ăn uống); hướng dẫn và phân tích về các thói quen hành vi dinh dưỡng không hợp lý ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của bà mẹ trẻ em. Giáo dục dinh dưỡng cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về suy dinh dưỡng và phòng chống thiếu vi chất, thừa cân, béo phì. Từ đó làm cho người nghe thấy được tính cấp thiết của việc phòng chống các bệnh do thiếu dinh dưỡng cho trẻ em và họ tự giác góp công góp của vào thực hiện phòng chống thiếu dinh dưỡng cho trẻ em ngay tại cộng đổng.

Phương pháp

 Trực tiếp trao đổi với đối tượng cần truyền thông.

 GDDD thông qua biểu đồ phát triển

 Đến thăm các gia đình để trao đổi trực tiếp với các bà mẹ.

 Quan sát việc làm thực tế của người mẹ ( hoặc người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ ): Chuẩn bị thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn như thế nào? Có chu đáo kỹ

Điều tra thực hành dinh dưỡng của các

bà mẹ

Phát hiện kĩ năng cần thay đổi

Phát hiện điển hình tốt

Xây dựng nội dung tuyên truyền, tư vấn…

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ để cải thiện dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)