CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Thời gian nghiên cứu
2.4.1. Phư ng pháp thu thập số liệu
Để nghiên cứu sinh trưởng, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến về thực vật học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14] và Vũ Tiến Hinh (2003), các bước cụ thể như sau:
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu có liên quan đến cây trồng, trong đó có loài Kim giao (Nageia fleuryi) do các đề tài nghiên cứu khoa học và các số liệu do cán bộ của Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc thu thập trong thời gian từ năm 2001-2010.
Phương pháp thu thập số liệu:
Đo chiều cao cây
Chiều cao là chỉ tiêu điều tra quan trọng, nó phản ánh kích thước cây, là một nhân tố để tính thể tích cây, để phân chia sản phẩm gỗ...
Những cây có chiều cao dưới 4 m được đo trực tiếp bằng thước sào có chia vạch đến 0,1 m. Những cây cao hơn 4 m đƣợc đo bằng máy Blume – leiss có kiểm tra bằng phương pháp đo trực tiếp.
Các thông số cần thu thập gồm: Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc).
Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước sào khắc vạch đo trực tiếp, hoặc máy đo chiều cao cây Blume – leiss. Vị trí đo chiều cao vút ngọn nhƣ trong hình 1.
Hình 3. Cách đo chiều cao v t ng n Hvn
Hvn Hvn
Đo chiều cao dưới cành (Hdc)
Chiều cao dưới cành là chiều cao thân cây từ dưới đất lên đến độ cao của cành sống mà có tán lá tham gia vào tán cây đứng.
Đo đường kính cây
Dụng cụ đo đường kính thân cây thường được sử dụng gồm:
(1) Thước kẹp đo đường kính theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy trị số bình quân.
(2) Thước dây: Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân cây theo chu vi cây ở vị trí 1,3 m. Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn lên thước để người sử dụng đọc trực tiếp giá trị đường kính cây. Nếu dùng thước dây khắc vạch cm thông thường thì tính đường kính bằng cách lấy chu vi chia cho 3,1416.
Hình 4. Cách đo đường kính thân cây
Đo đường kính tán
Đường kính tán cây được đo thông qua hình chiếu của nó trên mặt đất.
Sử dụng thước dây đo hai đường vuông góc qua gốc cây theo hình chiếu tán cây trên mặt đất, sau đó lấy giá trị bình quân.
1,3m 1,3m
1,3m d=(d1 + d2)/2
Thu thập số liệu sinh trưởng:
Căn cứ vào sơ đồ và số hiệu cây trồng, thực hiện đo các chỉ tiêu về sinh trưởng chiều cao, đường kính. Các nội dung thu thập được ghi theo mẫu sau:
ảng 2: ảng mẫu thu thập số liệu
STT Tuổi
(năm) HDC (m) D (cm)
Độ tàn che của TTV
(%)
Chất
lƣợng Ghi chú
1.
2.
3.
Trong đó:
HVN: Chiều cao vút ngọn HDC: Chiều cao dưới tán D : Đường kính
2.4.2. Phư ng pháp ử lý số liệu
Phân tích số liệu điều tra để mô tả các đặc điểm hình thái và sinh thái:
phân bố (phân bố địa lý: độ cao, độ vĩ, đặc điểm địa hình, địa phương nơi có cây sinh trưởng), sinh cảnh (kiểu thảm thực vật), cấu trúc quần thể…
Sử dụng phần mềm excel để xử lý và tính toán số liệu.
Đánh giá tình trạng bảo tồn của loài cây theo sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục đỏ IUCN 2009.
Đánh giá chất lƣợng cây trồng theo 3 cấp:
Cây tốt: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
Cây trung bình: Cây có đặc điểm nhƣ thân hơi cong, tán lệch, có thể có u biếu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
Cây xấu: Là những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn…) hầu nhƣ không có khả năng lợi dụng gỗ;
hoặc những cây chưa trưởng thành có nhiều khiếm khuyết (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trưởng không bình thường…) khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.
Sử dụng các phương trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.