Trong chăn nuôi quảng canh, thức ăn thô cho trâu bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ dại mọc ven đường, trong rừng, trên đất hoang không trồng trọt và phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch. Cỏ tự nhiên có rất ít cây cỏ họ đậu, vì vậy thành phần protein của thảm cỏ rất thấp. Các bãi chăn tự nhiên với các giống cỏ tự nhiên không được quản lí và chăm sóc vì vậy thảm cỏ thoái hóa dần, năng xuất và chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho những giống gia súc đã được cải tiến có năng suất cao [3].
Có rất nhiều giống cỏ khác nhau đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ nhiều năm qua nênkhi lựa chọn giống cỏ trồng cho một đồng cỏ chăn thả cần chú ý đến các yếu tố như: giá trị dinh dưỡng, đặc điểm sinh trưởng, khả năng duy trì qua các năm, dễ dàng thiết lấp, và có thể trồng xem với các giống cỏ khác [8].
1.4.2. Lựa chọn giống cỏ trồng thâm canh [15]
Đồng cỏ chăn thả chỉ giải quyết được một phần cỏ xanh cho đàn bò vào mùa mưa. Trồng cỏ thâm canh để cung cấp thêm thức ăn xanh tại chuồng khi bò thu nhận cỏ trên đồng cỏ chăn thả thấp hơn so với yêu cầu. Mặt khác trồng cỏ thâm canh để có cỏ dư thừa dự trữ cho bò vào mùa khô hạn.
Trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao (như cây cỏ voi, cây ngô, cao lương…) là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với những vùng
khan hiếm đất đai hoặc những vùng mà việc sửdụng đất hiện tại còn kém hiệu quả.
1.4.3. Phụ phẩm nông nghiệp [15]
Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng làm thức ăn cho bò thịt như:
Thân cây ngô sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32% xơ thô; 68,7%
NDF; tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ: 53,3% và năng lượng trao đổi cho trâu bò:
7,46 MJ/kg chất khô. Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng thân cây bắp sau thu hoạch là khô cứng vì vậy cần thiết bị cán dập, chặt ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần.
Rơm, lúa giàu kali nhưng thiếu canxi, còn có thành phần lignin thấp (6- 7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%). Khẩu phần thức ăn chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp, vì vậy cần ủ với urea để tăng tỷ lệ tiêu hóa.
Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25-40% trong khẩu phần.
Cám gạo loại tốt thì có ít vỏ trấu nên hàm lượng xơ tổng sốthấp (khoảng 6-7%) giá trị TDN khoảng 70% và protein thô từ 13-14%, Năng lượng trao đổi từ 12-12,5 MJ/kg chất khô. Cám gạo chất lượng xấu thì hàm lượng xơ có thể lên đến 20%.
Hèm bia của các nhà máy bia của ta theo phân tích có 32% protein;
18% xơ (theo chất khô); tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt 68% và giá trị năng lượng trao đổi 12 MJ/kg chất khô (tương đương với cám gạo loại tốt).
Hay một số phụ phẩm khác như: khô dầu, hạt vải bông, rỉ mật, xác mì, bã thơm.
1.4.4. Dự trữ thức ăn [17]
- Ủ thức ăn xanh: nguyên liệu thức ăn xanh được cắt ngắn và nén kĩ trong hố không cho không khí và nước lọt vào. Khi ủ, quá trình lên men yếm khí tạo thành các axít (axít lactic, axít axêtic) làm cỏ chua, nhờ vậy mà cỏ được bảo quản an toàn trong thời gian dài. Số lượng cỏ ủ cho mỗi bò trưởng thành từ 20-25kg mỗi ngày.
- Làm cỏ khô: tất cả các loại cỏ hòa thảo, cỏ họ đậu, các loại cây thức ăn xanh được cắt đúng thời điểm làm khô bằng phơi hoặc sấy để làm thức ăn cho bò gọi chung là cỏ khô. Cỏ khô sử dụng được cho mọi đối tượng bò và ở mọi lứa tuổi. Cỏkhô già chất lượng kém hơn thì cho ăn kèm với cỏ xanh non thay cho rơm. Loại cỏ khô đạm cao cho ăn kèm với cỏ hòa thảo hoặc rơm theo một tỷ lệ thích hợp.
1.4.5. Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung [1]
Thức ăn tinh cho bò thịt không cần có hàm lượng protein cao như đối với bò sữa. Trung bình 13-14% protein thô là phù hợp. Trong thức ăn của bò thịt thiếu chất dinh dưỡng thì ta nên làm hỗn hợp thức ăn bổ sung cho chúng.