CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Bước đầu tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Ổi (Psidium L.) ở Việt Nam
Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu, chúng tôi đã thống kê đƣợc các loài thuộc chi ổi (Psidium) có một số giá trị sử dụng sau:
Bảng 1. Thống kê giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Ổi (Psidium) đã biết ở Việt Nam
Giá trị sử dụng P. guajava (ổi)
P. cattleianum (ổi sẻ)
P. cujavillus (ổi cảnh)
Làm thuốc X X X
Quả ăn đƣợc X X X
Làm cảnh X X
Làm gia cụ X
Nhƣ vậy, nhìn chung các loài thuộc chi Ổi (Psidium L.) đều có quả ăn đƣợc (cả 3 loài) và có giá trị làm thuốc (cả 3 loài) chữa một số bệnh liên quan tới đường ruột như: viêm ruột cấp và mãn tính, kiết lị, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy ở trẻ em. Lá non của ổi (P. guajava) dùng chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu và vết loét. Ngoài ra còn có thể làm cảnh 2 loài (P.
cujavillus; P. cattleianum), làm gia cụ nhƣ cán cuốc, xẻng,… 1 loài (P.
guajava).
Nổi bật về giá trị sử dụng của các loài thuộc chi ổi phải kể đến việc sử dụng các loài này làm thuốc và cho quả ăn (hiện đã có giá trị thương mại lớn trên thị trường).
Trên cơ sở các công trình đã nghiên cứu về giá trị làm thuốc của các loài thuộc chi Ổi (Psidium L.), chúng tôi có thể thống kê các loại bệnh có khả năng chữa đƣợc từ các loài ổi cũng nhƣ số lƣợng bài thuốc thu thập ở Việt Nam đƣợc ghi nhận. Chi tiết đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 2. Thống kê các nhóm bệnh chữa trị và số bài thuốc từ loài Ổi (Psidium guajava L.) ghi nhận ở Việt Nam
STT Các nhóm bệnh chữa trị Số bài
thuốc 1 Bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, thổ tả, lỵ, viêm dạ dày ruột
cấp)
1. Tiêu chảy
- Lá ổi vừa non, vừa già, dùng 1 nắm độ 50 gam, đem sắc với 2 bát nước. Sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa sôi từ từ trong 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Có thể thêm đường.( theo Võ Văn Chi, 2012)
- Búp ổi 12 gam; vỏ thân ổi, tô mộc, mỗi vị 8 gam;
gừng 2 gam. Sắc uống ngày 1 thang.( theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Búp ổi 20 gam, lá khổ sâm 12 gam, gừng sống 8 gam. Băm nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.( theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Búp ổi (sao qua) 20 gam, vỏ quýt khô 10 gam, gừng nướng chín 10 gam. Sắc uống ngày 1 thang.( theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Lá ổi, vỏ quả bòng khô, mỗi vị 20 gam; lá chè tươi 10 gam; gừng tươi 2 lát. Sắc uống trong ngày.( theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Búp ổi 8 gam, củ sả 16 gam, củ giềng (thái lát) 8 gam, sao qua sắc đặc uống trong ngày.( theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
9
- Lá ổi 8 gam; vỏ rụt 12 gam; thần khúc, thảo quả, hoắc hương, mỗi vị 8 gam; can khương 6 gam. Tán bột, làm viên, ngày uống 8-10 gam. (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Vỏ rộp ổi, vỏ cây vối, đọt cây hồng xiêm, mỗi vị 20 gam; sao vàng, hạ thổ, sắc đặc uống trong ngày. Có thể dùng dạng bột, mỗi lần uống 15-20 gam. (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
- Búp ổi tàu 5-7 búp nhai với mấy hạt muối. (theo Lê Trần Đức, 1997)
2. Thổ tả
- Vỏ rộp ổi sao đen, lá phèn đen, mỗi vị 40 gam;
hoài sơn sao đen, liên nhục sao đen, mỗi vị 20 gam;
trạch tả sao, trƣ linh, bạch truật sao vàng, bạch linh, hoắc hương, mỗi vị 12 gam. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày 2 lần. (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
3. Lỵ
- Vỏ rộp ổi, hạt mã đề, hoa hòe, rễ mơ lông, mỗi vị 8 gam. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
4. Viêm dạ dày ruột cấp
- Lá ổi 30 gam thái nhỏ và rang với 1 nhúm gạo, thêm nước đun sôi uống, ngày 2 lần. ( theo Võ Văn Chi, 2012).
2 Bệnh ngoài da ( zona, rôm sẩy, lở ngứa) 1. Bệnh zona
2
- Dùng lá búp ổi non 100 gam rửa sạch, phèn chua 10 gam, muối 1 gam, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi. Có thể cho thêm 5-6 gam bột sunfamit càng tốt. (theo Võ Văn Chi, 2012)
2. Bệnh rôm sẩy lở ngứa
- Nấu nước lá ổi tắm rửa (theo Lê Trần Đức, 1997) 3 Bệnh phụ nữ (gồm khí hƣ, bạch đới)
- Vỏ rộp ổi, vỏ cây sắn thuyền, rễ cỏ ranh, mỗi vị 30 gam. Sắc uống ngày 1 thang. (theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003)
1
Về giá trị cho quả ăn, Cả ba loài đều đƣợc ghi nhận cho quả ăn đƣợc, đặc biệt là loài Ổi (P. guajava), hiện đƣợc trồng rộng rãi trong nhân dân. Loài đã được thương mại hóa với nhiều giống cây trồng khác nhau, đi kèm các giống khác nhau là phẩm chất, hàm lƣợng dinh dƣỡng, vị cũng khác nhau.
Ở Việt Nam có một số giống ổi nổi tiếng nhƣ: ổi bo (Thái Bình), ổi chợ Cồn (Nam Định), ổi xá lị, ổi ruột đỏ (Tiền Giang, Đồng Tháp), ổi găng, ổi lê đài loan, ổi mỡ, ổi trâu,…
Ổi bo (Thái Bình): Có vị thơm ngọt man mát, cùi dày, ít hạt. Quả ổi bo có nhiều loại, có loại giống quả cam dẹt, có loại giống nhƣ quả lê (hoặc quả đu đu nhỏ), lại có quả giống nhƣ quả găng có 5 múi và 5 khe. Để nhận biết trái ổi bo Thái Bình thì nhìn bề ngoài quả phải bé chừng nắm tay nhƣng cầm chắc nịch; rốn quả nhỏ xíu không thể lớn hơn hạt đậu.
Ảnh 5. Ổi bo Thái Bình
Ổi xá lị: Đƣợc trồng nhiều ở An Giang, Ninh Thuận và một số tỉnh miền Bắc như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương. Ổi xá lị khác với các giống ổi khác bởi có đường kính lá thường to hơn các giống ổi khác (rộng 5-7 cm, dài 8-12 cm); có kiểu dạng quả dài, vỏ quả màu xanh sáng, thịt quả màu trắng ngà, chắc giòn, có vị hơi chua. Có nhiều loại nhƣ ổi xá lị Island, ổi xá lị ruột trắng, ổi xá lị ruột hồng.
1. Ổi xá lị Island 2. Ổi xá lị ruột trắng 3. ổi xá lị ruột hồng Ảnh 6. Ổi xá lị
Ổi găng: Dọc bờ đê sông Hồng từ xã Đông Dƣ, xã Đa Tốn, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đến vùng đất thuộc xã Cự Khối (quận Long Biên), Hà Nội ta sẽ ngừi thấy mùi thơm phức của giống ổi găng. Quả ổi nhỏ, tròn, khi ăn có vị ngọt, giòn tan.
Ảnh 7. Ổi găng
Ổi mỡ: Ruột màu trắng ngà, da bóng vàng màu mỡ gà, cùi không giòn tan nhƣ lúc còn ƣơng mà cắn sừn sựt, ngọt mát, ăn hết rồi mà mùi thơm ngan ngát còn đọng mãi nơi vòm họng; ổi mỡ được trồng nhiều ở Hải Dương.
Ảnh 8. Ổi mỡ
Ổi Đào: Quả thường hình trứng ngược, ruột màu đỏ hoa đào, vị ngọt mát. Thường được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc.
Ảnh 9. Ổi đào
Ổi trâu: Trái ổi to, hình hơi dài. Ổi trứng gà trứng vịt thon thon, đuôi nhọn chát hơn ổi thường, cùi rắn, ruột chứa đầy hạt... rồi đến ổi nghệ vàng ươm.