- Chuyện thứ nhất, Bác 56 tuổi là Chủ tịch nước chính thức, Bác đi Pháp với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, cuộc đi dài ngày kéo dài mấy tháng liền, gọi là thượng khách của Chính phủ Pháp nhưng không phải, đó là những cuộc đấu đối diện, đấu trí, đấu lực căng thẳng để giữ nền hòa bình mỏng manh đang sắp tan vỡ đến nơi.
- Lúc đi ngổn ngang trăm mối, Bác cân nhắc bao nhiêu điều thấu đáo rồi Bác mới quyết định, bao nhiêu người Đảng viên cộng sản Bác có giao đâu, Bác giao quyền Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ Huỳnh cảm động, ngưỡng mộ thương Bác quá nhưng cũng rất lo cho công việc, Bác đi dài ngày thế này bây giờ trăm sự đất nước trông vào tay mình, bây giờ giải quyết thế nào, cũng lo. Tiễn Bác đi hỏi Bác một câu là: Bây giờ Cụ đi vắng dài ngày mà việc trong nước nhiều thế này tôi biết xử làm sao, xin Cụ cho tôi một lời khuyên? Bác bảo: Tôi vì việc quốc gia đại sự nên phải đi vắng dài ngày, ở trong nước gánh nặng này đặt lên vai Cụ và anh em, chỉ xin cụ nhớ cho 1 câu thôi “dĩ bất biến ứng vạn biến”; sau này Bác còn nói rõ là biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự.
- Các đồng chí có nghĩa rằng những điều Bác dặn bây giờ là kim chỉ nam trong việc ứng xử của chúng ta với Trung Quốc trên Biển Đông “dĩ bất biến ứng vạn biến”, Đại hội Đảng XII nhấn đi nhấn lại khái niệm “kiên quyết” và “kiên trì”, đều là thấm thía tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh.
- Trong bữa cơm tiễn Bác đi, cụ Huỳnh cảm động quá còn đọc bài thơ để chúc thọ Bác lên đường bình an, đồng thời cũng kín đáo giục Bác lấy vợ:
Năm mươi sáu tuổi vẫn chưa già
Cụ ông thì có cụ bà thì không
Bác biết, nên trả lời: Bao giờ kháng chiến thành công thì tôi xin vâng lời cụ.
Nhưng có bao giờ có đâu, toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước.
Thế mà ở Pari, bận như thế Bác vẫn không quên cụ Huỳnh, Bác gửi thơ cho cụ Huỳnh có mấy câu thôi:
Cụ Huỳnh nhớ lắm cụ Huỳnh ơi Nghĩ chẳng ra thơ để trả lời
Giang sơn đất nước cùng nhau gánh Độc lập xong rồi lấy vợ thôi
Ta mới thấy thêm phần nhân văn, nhân sinh của Hồ Chí Minh là như vậy.
- Bác trả lời phỏng vấn rất mưu lược, trí tuệ mà lại gây được cả thiện cảm và kinh ngạc, có bao nhiêu chuyện về điều này.
+ Các đồng chí đều biết chuyện Bác phong tướng cho ông Giáp, có một lần duy nhất từ chỉ huy du kích lên thẳng Đại tướng lúc 37 tuổi. Trước đó 3 năm khi đồng chí Võ Nguyên Giáp 34-35 tuổi, Bác đã bố trí làm Bộ trưởng Nội vụ trong Chính quyền Cách mạng để thay Chủ tịch nước (là Bác) ký các sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ, Bác dùng người như thế đấy!
+ Khi phong Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp năm 1948 trong cánh rừng Trần Hưng Đạo để chuẩn bị cho bước đi sau, lâu dài tổng tiến công - Điện Biên Phủ. Phương Tây đã bình luận: Phong tướng mà độc đáo nhất đời này chỉ có ông Hồ, Ông phong từ du kích lên Đại tướng.
+ Họ hỏi bác một câu thế này: Chủ tịch, vui lòng cho biết nguyên tắc phong tướng của Chủ tịch cho ông Giáp là thế nào? Bác biết ngay là câu hỏi xỏ xiên. Bác trả lời ngay: Nguyên tắc của tôi rất đơn giản và dễ áp dụng. Thắng cấp nào tôi phong cấp đó, có thế thôi! Võ Nguyên Giáp phải phong nhiều lần Đại tướng mới xứng đáng, tôi phong có một lần thôi! Đời Đại tướng, 11 danh tướng lỗi lạc thế giới bị thua.
+ Bác tiễn ra Điện Biên Phủ chỉ có một câu thôi: Ngoài biên ải tướng quân toàn quyền - Tướng quân tại ngoại thắng thì đánh, chưa chắc thắng chưa đánh. Chỉ được báo về với Bác đã thắng trận, không được báo một tin gì khác.
+ Lo chứ các đồng chí, 11 ngày đêm thức trắng, chít khăn trên đầu lót toàn lá ngải cứu - Đại tướng của chúng ta đấy. Phải bài binh bố trận lại, ông gọi “đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời làm tướng của tôi” cơ mà!
+ Bác trả lời tiếp: Chúng tôi đang làm chiến tranh du kích vì các ngài đã xâm lược lại Việt Nam. Cho nên, phong tướng của tôi cũng là phong kiểu du kích mà thôi!
Nói ngay mà không có giấu giếm gì.
+ Bác giải thích phong kiểu du kích là Phong kiểu gì? Tức là Võ Nguyên Giáp đánh thắng Đại tướng thì Võ Nguyên Giáp dĩ nhiên phải là Đại tướng, có thế thôi!
Thế gọi là khiêm nhường đấy các đồng chí! Triết lý như thế là tâm phục khẩu phục, không thể cải được. Đấy là một sự kiện để nói về mưu lược của Hồ Chí Minh. Cách trả lời phỏng vấn của Bác là một phong cách trí tuệ của Hồ Chí Minh.
- Nhưng chúng ta lại biết thêm một chi tiết thế này: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng đầu tiên có hàm cao nhất trong lịch sử Quân Đội cách mạng Việt Nam thôi chứ hóa ra không phải là người đầu tiên được phong hàm sĩ quan.
Người đầu tiên được phong hàm sĩ quan lại là người cận vệ của Bác từ năm 1946 (năm 1948 mới xong cho ông Giáp). Năm 1946 Bác đã cần có sĩ quan để đi hộ vệ, hộ tống Bác trong chuyến đi Pháp, đó là ông Vũ Đình Huỳnh. Bộ Ngoại giao của mình cũng rất lo, hỏi ý kiến Bác là nước mình mới có độc lập chưa có phong hàm cho ai cả, bây giờ bác đi nước ngoài như Tổng thống thế này thì phải có cận vệ, phải có sĩ quan có hàm, có lon đi hộ tống cho Bác, tháp tùng cho Bác thì bây giờ giải quyết như thế nào xin ý kiến Bác.
+ Bác cười, Bác bảo: Thế nếu là cận vệ của Chủ tịch nước như Bác hay của Tổng thống đi nước ngoài thì hàm gì hả chú? Bộ Ngoại giao trả lời Bác: thưa Bác ít nhất cũng là Đại tá. Bác cười Bác bảo có gì đâu! Chú Huỳnh là cận vệ của Bác đây.
Từ giờ phút này chú Huỳnh là Đại tá Vũ Đình Huỳnh. Bác phong ngay lập tức. Tất cả lấy nguyên tắc cao nhất là vì dân, vì nước, không vì một cái gì riêng tư thì có thể vượt qua tất cả mọi ràng buộc hành chính, nghi lễ. Đây cũng chỉ là một phép tắc ngoại giao thôi, có sĩ quan cận vệ đi cho nó sang trọng, quý tộc chứ cũng có là gì đâu! Bác phong ngay mà! Thế nếu bây giờ lại máy móc nghiên cứu hồ sơ, xin ý kiến cấp ủy thì đến bao giờ! Bác hành động như thế đấy các đồng chí à!
- Người ta gọi Bác là một con người phá cách, cách tân, khoáng đạt, nhưng mà giữ nguyên tắc thì rất là quan trọng, còn những việc này nằm trong bến bờ bình yên của hành lang pháp lý, không có chuyện gì cả, quan trọng nhất là động cơ có vì dân, vì nước hay không, lấy đó làm thước đo cao nhất chứ không phải vì riêng tư, vì lợi ích nhóm gì cả, đấy là vì dân, vì nước.
- Để tóm tắt lại, xin các đồng chí nhớ cho mấy câu này rất là cô đúc. Bác dặn chúng ta là:
+ “Dĩ công vi thượng” - việc dân, việc nước lên trên hàng đầu. Trái lại là “Dĩ công dinh tư” - biến việc công thành việc riêng, biến công sản thành tư sản. Cái này trong cuộc sống nhiều tấm gương phản diện lắm!
+ Thứ hai, phải tinh thành đoàn kết! Tinh tức là tinh tế, thành là thành thật.
Nhiều đồng chí không đọc bài gốc của Bác cứ chữa thành chân thành là không đúng. Bác nói là tinh thành! Bác nói là lối làm việc, ta cứ thêm từ lề lối làm việc cũng không đúng.
+ Thứ ba, phải “Quang minh chính đại” - không có việc gì khuất tất cả, tất cả vì dân, vì nước. Riêng Ngành Tư pháp phải “Phụng công thủ pháp” - phụng công là phụng sự việc công, thủ pháp là thực hiện pháp luật để đạt đến một văn hóa là trọng dân, trọng pháp.
* Đây là tất cả những điều chúng ta nói về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác cuối cùng nó quy vào mấy công thức đó. Mà mục đích cũng chỉ là vì dân, vì nước, không vì mình.
+ Ta nhớ là bác không nhận huân chương cũng chỉ là vì dân, vì nước. Bác bảo:
Bác mới chỉ đi đến nơi thôi chứ chưa về đến chốn, đừng tặng huân chương cho Bác, chỉ tặng cho bác Tôn Đức Thắng thôi, đại diện cho miền Nam, còn với Bác hoãn lại.