CHƯƠNG III CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ PHẢI ĐÁP ỨNG
III.2: CÁC NHU CẦU ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG
a. Khối lượng: Tính toán cho năm sản suất đạt 100%
Công suất thiết kế: 52.400 tấn clanhke (60.000 tấn xi măng)
Bảng III.3: Bảng nhu cầu nhiên, nguyên vật liệu đầu vào TT Nguyên, nhiên,
vật liệu
Đơn vị tính Định mức TH
Khối lượng (tấn)
Nguồn cung cấp
1 Đá vôi T/TCLK 1,24 64.976 Bắc Kạn
2 Đất sét - 0,297 15.563 Bắc Kạn
3 Quặng sắt - 0,017 891 Thái Nguyên
4 Phốt pho rit - 0,022 1.153 Thái Nguyên
5 Gạch chịu lửa Kg/TCLK 1,5 78,6 Hà Bắc
6 Than cám 4A T/TCLK 0,23 12.052 QuảngNinh
7 Thạch cao T/TXM 0,04 2.400 Đông Hà
8 Bi đạn, tấm lót Kg/TXM 2,0 120 Hà Nội
9 Phụ gia xỉ lò cao T/TXM 0,1 6.000 Thái Nguyên
10 Bao giấy Kraff cái/TXM 20,5 1.230.000 Hà Nội
11 Dầu Diezel Kg/TXM 0,15 9 Bắc Kạn
12 Mỡ công nghiệp Kg/TXM 0,033 1,98 Bắc Kạn
13 Xăng Kg/TXM 0,3 18 Bắc Kạn
14 Điện KW/TXM 108 6.480.000 Bắc Kạn
15 Nước m3/TXM 2,5 150.000 Bắc Kạn
16 Dầu nhờn Kg/TXM 0,12 7,2 Bắc Kạn
b. Quy cách gia công
Bảng III.3: Quy cách gia công nguyên vật liệu và bán sản phẩm trong dây chuyền công nghệ.
TT Công đoạn gia công Kích thước, mm Độ ẩm,%
Vào Ra Vào Ra
1 Đập đá vôi bằng kẹp hàm
300 50 1÷2 1÷2
2 Đập đá vôi bằng đập búa
50 ≤ 20 1÷2 1÷2
3 Cắt đất sét 20 7÷11 7÷11
4 Đập phụ gia 50 20 1÷2 1÷2
5 Sấy than, sét 20 7÷11 1÷2
6 Nghiền phối liệu 20 10% còn lại trên sàng 1÷2 1÷2
7 Vê viên 8÷12 10÷12
8 Đập Clanhke 100 20
9 Đập thạch cao 200 20 1÷2 1÷2
10 Nghiền xi măng 20 12%còn lại trên sàng
Bảng III.4: Thống kê sức chứa của silô và bunke theo yêu cầu công nghệ TT Loại nguyên
vật liệu
Công trình
Kích thước (m)
Số lượng Sức chứa (tấn)
Thời gian dự trữ (ngày)
1 Đá vôi Silô φ6x10 2 840 4
2 Đất sét Silô φ6x10 0.5 210 4
3 Than Silô φ6x10 0.5 210 5,5
4 Quặng sắt Bunke 3x2,5x10 1 150 50
5 Phốt pho rít Bunke 3x2,5x10 1 120 21
6 Bột liệu Silô φ6x10 4 1350 4,5
7 Clanhke Si lô φ6x10 3 1100 6,3
8 Thạch cao Si lô φ6x10 0,5 210 30
9 Phụ gia xỉ Si lô φ6x10 0,5 100 5,6
10 Xi măng Silô φ6x10 3 1099 5,5
III.2.2: Nguồn cung cấp và giải pháp cung ứng
1.Đá vôi:
Nhà máy sử dụng đá vôi của mỏ đá Suối Viền do một phân xưởng của nhà máy tổ chức khai thác. Vị trí mỏ đá nằm ngay sát hàng rào nhà máy, cự ly đến kho đá của nhà máy 100-300m. Tổ chức khai thác đá, vận chuyển về kho bằng ôtô tự đổ.
Lượng đá dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trong vòng 5 ngày.
2. Đất sét:
Nhà máy sử dụng đất sét của hai quả đồi ngay sát khu sản xuất. Cự ly vận chuyển đất đến kho đất của nhà máy dưới 100m, nên có thể khai thác và vận chuyển bằng cơ giới, máy đào, xe ủi hay băng tải.
Lượng đất dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trong thời gian hơn 15 ngày.
Do hàm lượng MgO trong đá và đất tương đối lớn nên cần kiểm soát và khống chế tốt trong các khâu chuẩn bị phối liệu và nung luyện.
3. Quặng sắt:
Nhà máy sử dụng quặng sắt Trại Cau Thái Nguyên làm phụ gia điều chỉnh môdun p (môdun Aluminat) cho phối liệu.
Nhà máy áp dụng phương thức mua của Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Chất lượng quặng sắt đảm bảo Fe2O3≥ 70%.
Lượng quặng sắt dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trên 45 ngày.
4. Phụ gia khoáng hoá:
Nhà máy sử dụng phụ gia phốt pho rit La Hiên Thái Nguyên làm phụ gia khoáng hoá cho quá trình nung luyện.
Nhà máy áp dụng phương thức mua nguyên liệu với cơ sở sản xuất cung ứng của Thái Nguyên, yêu cầu hàm lượng P2O5 =13÷19%.
Lương dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trên 30 ngày.
5. Thạch cao:
Nhà máy sử dụng thạch cao Đồng Hến (Lào) cung cấp tại Đông Hà (Quảng Trị) làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng. Nhà máy áp dụng phương thức mua qua các công ty chuyên doanh vật tư xi măng.
Hàm lượng SO3 =38- 43%. Lượng dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trên 30 ngày.
6. Than:
Nhà máy sử dụng than cám 4A, hoặc tham cám 3 Quảng Ninh làm nhiên liệu cho công đoạn sấy, nung. Nhà máy áp dụng phương thức mua qua các công ty chuyên doanh than, chất lượng than theo TCVN 170:84.
Cỡ hạt: 0÷15mm
Nhiệt trị : 6000÷6700 kCal/kg Chất bốc : 6÷8%
Độ tro: 13÷17%
Hàm lượng: SO3≤ 0,5%
Lượng dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất hơn 30 ngày.
7. Phụ gia khoáng hoạt tính cho xi măng:
Nhà máy sử dụng xỉ lò cao Thái Nguyên làm phụ gia khoáng hoạt tính cho việc sản xuất xi măng pooclăng hỗn hợp PCB30. Nhà máy áp dụng phương thức mua xỉ lò cao với Công ty Gang thép Thái Nguyên. Lượng xỉ dự trữ tại nhà máy đảm bảo cho sản xuất trên 20 ngày.
8. Các loại vật tư phụ tùng khác:
Các loại vật tư phụ tùng khác cho sản xuất như bao giấy, bi đạn, tấm lót, gạch chịu lửa, xăng, dầu mỡ, phụ tùng thiết bị... sẽ được cung cấp từ các công ty chuyên doanh đảm bảo cho sản xuất thường xuyên ổn định
III.3: Các giải pháp về kết cấu hạ tầng 1. Nhu cầu cấp điện:
Đường dây cấp điện cho nhà máy là mạng điện quốc gia 35KV qua hợp đồng lắp đặt của Điện lực Bắc Kạn. Hạng mục này do UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định đơn vị làm chủ đầu tư.
2. Nhu cầu cấp nước:
Nhu cầu nước dùng trong sản xuất và sinh hoạt của nhà máy ước tính khoảng 571m3/ngày đêm, gồm:
- Nước cho sản xuất: 392 m3 - Nước cho sinh hoạt: 24 m3 - Nước cho cứu hoả: 135 m3
- Nước cho tưới đường, tưới cây: 20 m3
Nguồn cấp nước cho nhà máy là nước suối cách nhà máy 1200 m, cần đầu tư trạm bơm và trạm xử lý nước. Hạng mục này do UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định đơn vị làm chủ đầu tư.
3 3. Giao thông vận tải:
4 Đường bộ: Sử dụng quốc lộ 3.
Đường từ quốc lộ 3 vào nhà máy dài 1200 m được tỉnh Bắc Kạn đầu tư xây dựng đến hàng rào nhà máy. Hạng mục này do UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định đơn vị làm chủ đầu tư.
Khối lượng vận chuyển ra là 60.000T/n.
Thoát nước từ nhà máy ra suối Viền. Hạng mục này do UBND tỉnh Bắc Kạn quyết định đơn vị làm chủ đầu tư.
4. Giao thông liên lạc:
Thông tin ngoài nhà máy sử dụng mạng thông tin của thị xã Bắc Kạn cho việc thông tin với bên ngoài.
Thông tin trong nhà máy: Sử dụng thông tin hữu tuyến, bộ đàm và các tín hiệu âm thanh để phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất và liên lạc nội bộ.
CHƯƠNG IV