TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án Đẩy mạnh ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử (Trang 31 - 35)

I. Lộ trình triển khai

Từ hiện trạng, định hướng xây dựng và kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Ninh như đã phân tích ở trên lộ trình xây dựng CQĐT tỉnh Bắc Ninh được phân kỳ theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Giai đoạn 1: 2016 - 2017

Mục tiêu: xây dựng nền tảng CQĐT tỉnh Bắc Ninh Cụ thể:

- Triển khai phần mềm “Nền tảng chỉnh quyền điện tử” (eGov Platform) để làm nền tảng tích hợp và phát triển các ứng dụng nhằm xây dựng hệ thống CQĐT tỉnh theo kiến trúc đã đưa ra.

- Xây dựng các dịch vụ nền tảng dùng chung toàn tỉnh.

- Xây dựng các CSDL dùng chung toàn tỉnh, ưu tiên các CSDL nền tảng.

- Nâng cấp, phát triển các phần mềm lõi dùng chung đảm bảo tính liên thông nghiệp vụ theo Kiến trúc, tích hợp để hình thành “Cổng thông tin chính quyền điện tử”

cho cán bộ CB CCVC.

- Rà soát, nâng cấp các DVCTT hiện có, xây dựng mới các DVCTT và ứng dụng chuyên ngành ưu tiên, tích hợp để hình thành “Cổng dịch vụ công trực tuyến” cho công dân, doanh nghiệp, tổ chức.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm trung tâm tích hợp dữ liệu và đường truyền mạng.

- Triển khai thí điểm CQĐT tại một số sở, quận/ huyện và phường/ xã để làm cơ sở nhân rộng toàn tỉnh trong giai đoạn sau.

b) Giai đoạn 2: 2018 – 2020

Mục tiêu: xây dựng CQĐT tỉnh Bắc Ninh Cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành

- Hoàn thiện cổng dịch vụ công trực tuyến, phát triển các DVCTT từ mức 3 lên mức 4 cho các lĩnh vực thường xuyên có giao dịch

- Xây dựng các ứng dụng chuyên ngành ở mọi lĩnh vực

- Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê tổng hợp, hỗ trợ ra quyết định của chính quyền các cấp

- Xây dựng các hệ thống tương tác với người dân, như hệ thống phần mềm Góp ý, Trung tâm Dịch vụ công

c) Giai đoạn 3: sau năm 2020

Mục tiêu là đến hết năm 2020 tỉnh Bắc Ninh xây dựng hoàn thành hệ thống CQĐT, sau năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn thiện và hướng đến xây dựng tỉnh thành thông minh.

II. Tổ chức triển khai II.1. Tổ chức quản lý

Việc tổ chức thực hiện Dự án được thống nhất từ cấp tỉnh đến các địa phương. Về chủ trương: UBND Tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh để thống nhất nhận thức và tư duy, chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện.

Về quản lý:

Thành lập Ban quản lý dự án của Tỉnh để đảm bảo tốt công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án theo đúng lộ trình, quy định.

II.2. Phân công nhiệm vụ II.2.1.Ban chỉ đạo

- Xây dựng và hoàn thiện Dự án Chính quyền điện tử Tỉnh Bắc Ninh.

- Tham mưu thành lập tổ chuyên trách.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, triển khai Dự án; hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ, giám sát, đôn đốc các đơn vị

thực hiện Dự án đảm bảo tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo UBND Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, phòng ban, đơn vị có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách trình UBND Tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thiết lập CSDL về thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh.

- Hàng tháng, quý, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện Dự án và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện thành công Dự án.

II.2.2.Văn phòng UBND tỉnh

- Là cơ quan chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của tỉnh, chịu trách nhiệm phối hợp triển khai Dự án.

- Phối hợp, cung cấp toàn bộ sơ đồ mạng, cấu trúc hệ thống CNTT để phục vụ cho triển khai Dự án.

- Duy trì, cập nhật thông tin thường xuyên và đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt trên cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Giải đáp, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công thông qua bộ phân hỗ trợ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện nhiệm vụ quảng bá, truyền thông đến người dân và tổ chức về chính quyền điện tử.

II.2.3.Sở Nội vụ

- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc cải tiến, chuẩn hóa và áp dụng các quy trình công việc chung, bảo đảm đồng bộ quy trình công việc giữa các cơ quan nhà nước.

- Tham mưu, đề xuất về nhân sự triển khai Dự án trình UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cán bộ để đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu của hệ thống.

Đảm bảo cho các phòng ban, đơn vị hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT.

- Tổ chức các cán bộ chuyên trách về CNTT tham quan, khảo sát một số địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT và triển khai hệ thống Chính quyền điện tử.

- Đưa nội dung đào tạo về Chính quyền điện tử vào chương trình đào tạo, ngoại khóa về CNTT trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức đào tạo CNTT cho thanh niên tại các Chi đoàn cơ sở để ứng dụng, phát triển CNTT và hỗ trợ người dân khai thác Chính quyền điện tử.

II.2.4.Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các sở, phòng ban, đơn vị tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định.

- Hướng dẫn các sở, phòng ban, đơn vị các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện Dự án.

II.2.5.Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền chính quyền điện tử và tổ chức thực hiện sau khi ban hành.

- Quảng bá, truyền thông sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp về việc triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh. Tổ chức thông qua bằng nhiều hình thức, biện pháp.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá về Chính quyền điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình, đài phát thanh...) nhằm đưa

Một phần của tài liệu Tóm tắt đề án Đẩy mạnh ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w