Một số thông tin chủ yếu về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa

Một phần của tài liệu THÔNG TIN VỀ ĐỢT BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÔNG TY 20 (Trang 25 - 28)

1. Ngành nghề sản phẩm, thị trường

Do nguồn hàng quốc phòng có xu hướng ngày càng giảm và sẽ dần chuyển sang đấu thầu rộng rãi nên bằng mọi biện pháp phải thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm để tập trung thắng thầu cao nhất. Đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về chất lượng và tiến độ giao nộp sản phẩm phục vụ quốc phòng. Ngoài ra cần chú trọng đến những giải pháp sau đây:

Thương hiệu Công ty và nhãn hiệu sản phẩm phải được khẳng định vững chắc trên thị trường nội địa. Về xuất khẩu, Công ty chú trọng các đơn hàng FOB có hiệu quả cao, tiếp tục giữ vững các khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm và ký hợp đồng với khách hàng mới, tập trung vào các chủng loại sản phẩm mà Công ty đang có thế mạnh như quần áo đua môtô, veston, jacket, quần áo, áo sơ mi… trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ và EU với hình thức chuyển dịch từ gia công sang FOB.

Mục tiêu trong giai đoạn này là củng cố ổn định tình hình mọi mặt, thích nghi nhanh chóng với cơ chế quản lý mới, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ từ 2009 trở đi. Đến năm 2010, Công ty tăng tốc trở thành một Công ty đa ngành nghề (dệt, may, kinh doanh và cho thuê địa ốc, đầu tư tài chính…) với dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7-10%.)

Thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, nghiên cứu mẫu mốt. Đặc biệt tập trung củng cố ngành dệt vải, khôi phục và mở rộng thị phần tại thị trường phía Nam.

2. Phát triển nguồn nhân lực:

Tổ chức biên chế hiện tại, tinh giản, gọn nhẹ, giảm tỷ lệ gián tiếp.

Hướng dẫn và định kỳ kiểm tra công tác thanh toán lương đối với các đơn vị thành viên, rà soát điều chỉnh lại hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí khoán, duy trì tốt việc giao đơn giá tiền lương sớm đối với các sản phẩm kinh tế - xuất khẩu.

Thực hiện tiếp các khóa đào tạo công nhân ngành may, tổ chức đào tạo tập trung. Công ty hỗ trợ về giáo viên và kinh phí để các đơn vị chủ động thực

hiện tốt chủ trương đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại chỗ cho người lao động, phối hợp với các trường Đại học để đào tạo nâng cao đối với lực lượng kỹ thuật, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong những năm tới.

3. Đầu tư vào khoa học – kỹ thuật – công nghệ

Triển khai và hoàn thành sớm các dự án: xây dựng nhà xưởng mới tại khu vực Gia Lâm; xây dựng nhà máy dệt tại khu công nghiệp Hòa Xá - Nam Định; đầu tư mua sắm máy nhuộm Jiger cao áp; xây dựng chung cư... Thực hiện kế hoạch tổng thể về nâng cấp trang thiết bị, máy móc đạt trình độ tiên tiến. Từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2009, Công ty sẽ hoàn thành việc bổ sung thiết bị nhuộm hoàn tất cho xí nghiệp dệt kim, bổ sung thiết bị chuyên dùng ngành may, thay thế số máy may một kim đó hết khấu hao. Đến hết 2010, Công ty sẽ hoàn thành việc nâng cấp từ 30-40% thiết bị may các loại.

Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng tại các đơn vị, ứng dụng dụng cụ gá lắp một cách triệt để, phát huy những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong toàn Công ty, nghiên cứu áp dụng cải tiến công nghệ có hiệu quả cao, đặc biệt có những sáng kiến thay đổi về công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.

Thực hiện có hiệu quả kế hoạch trung đại tu thiết bị và tiếp tục thực hiện đổi mới các thiết bị ngành may được đầu tư từ những năm 1996 trở về trước, bổ sung các thiết bị thí nghiệm kiểm tra chất lượng sợi vải.

Nghiên cứu kỹ tình hình thực tiễn, triển khai đầu tư tài chính sang một số lĩnh vực khác như tham gia thị trường chứng khoán, kinh doanh nguyên liệu ngành may, hóa chất, thuốc nhuộm cho ngành dệt và mua cổ phiếu ở một số công ty cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty, tăng cường các biện pháp quản lý để phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước tại Công ty.

4. Điều chỉnh cơ cấu vốn Nhà nước và kế hoạch nguồn vốn

Khi chuyển sang công ty cổ phần, thời kỳ đầu Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong cơ cấu vốn Điều lệ sau đó sẽ điều chỉnh xuống mức phù hợp (Nhà

nước không chi phối). Vào thời điểm đầu năm 2010, thông qua việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, Công ty sẽ dùng một phần lợi nhuận tích luỹ để bổ sung vốn Điều lệ cho phù hợp với quy mô vào năm 2010.

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ các công trình lớn như dự án chuyển Xí nghiệp Dệt sang Khu công nghiệp Hòa Xá, nhà chung cư cao tầng tại Thanh Trì, đổi mới thay thế các máy móc thiết bị đã cũ, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để đủ điều kiện, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát mua sắm, đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh nhưng không gây ứ đọng vốn, thường xuyên rà soát, giải quyết dứt điểm về hàng hóa tồn đọng, tiếp tục duy trì trạng thái lành mạnh trong hoạt động tài chính của Công ty.

Tích cực đôn đốc thanh toán thu hồi nợ, nhất là đối với một số khách hàng xuất khẩu, định kỳ đối chiếu công nợ với từng khách hàng, chủ động khâu xem xét đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế để có được phương thức thanh toán có lợi nhất.

5. Một số giải pháp khác

Công tác kế hoạch: Công ty tiếp tục phát huy vai trò của công tác Kế hoạch - Tổ chức sản xuất, thực hiện xây dựng, phân bổ các chỉ tiêu và điều hành thông suốt mọi hoạt động, tổ chức có nề nếp việc theo dõi thực hiện kế hoạch trong toàn Công ty, điều chỉnh kịp thời khi có những tác động ảnh hưởng tới sản xuất để phù hợp với thực tế của các đơn vị.

Công tác tổ chức quản lý: Ngay trong năm đầu sau khi cổ phần hóa, Công ty ổn định sắp xếp lại mô hình tổ chức theo hướng mới, thực hiện phân cấp quản lý nhằm giảm bớt tập trung và phân định quyền hạn rộng rãi hơn cho các đơn vị thành viên, tiến hành sắp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, kiện toàn mô hình tổ chức biên chế. Trong quá trình hoạt động, Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục điều chỉnh mô hình phù hợp với định hướng phát triển, loại hình kinh doanh và quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý điều hành của các cấp, các ngành trong đơn vị, đáp ứng được yêu cầu phát triển và tính chủ động trong SXKD của đơn vị, không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý mang tính chuyên nghiệp cao.

Qui trình quản lý chất lượng: Áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000;

ISO 9001: 14000; SA 8000 trong toàn Công ty, quán triệt sâu rộng nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy Công ty về nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO, đảm bảo chất lượng hàng nhập kho đạt các yêu cầu của khách hàng.

Giải pháp về nguyên liệu: Công ty thực hiện nghiêm túc các quy định về đấu thầu nguyên liệu cho sản xuất hàng quốc phòng. Lập kế hoạch nguyên vật liệu cho từng tháng, quý, năm sát sao với tình hình sản xuất và tìm những nhà cung cấp ổn định, có uy tín, chủ yếu là các nhà cung cấp trong nước. Có lượng dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để vừa đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất vừa tránh tình trạng ứ đọng vốn ở khâu tồn kho.

Một phần của tài liệu THÔNG TIN VỀ ĐỢT BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG CỦA CÔNG TY 20 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w