Chương II. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng giao kết qua mạng
III. Chứng thực điện tử
2. Nghĩa vụ của các bên liên quan khi sử dụng chứng thực điện tử
“tổ chức cấp chứng thực” cấp một chứng thực điện tử. Qua đó chúng ta có thể xuất trình chứng thực điện tử để các tổ chức, cá nhân khác chấp nhận và cho phép chúng ta thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Chứng thực điện tử được sử dụng trong các ứng dụng giao dịch trên các trang web thương mại điện tử và các ứng dụng của mô hình “ Chính phủ Điện tử.
Các ứng dụng phổ biến nhất là các dịch vụ hành chính công điện tử .... Dịch vụ thanh toán điện tử là một mô hình của thương mại điện tử mà yêu cầu sử dụng chứng thực điện tử là hết sức rõ nét. Chứng thực điện tử còn được ứng dụng trong các ứng dụng thư tín điện tử, chứng thực này cho phép người sử dụng chữ ký điện tử mã hoá toàn bộ thông tin được gửi đi và người nhận tin sẽ xác định được nguồn gốc của thư điện tử, biết rằng nội dung của thư đó có bị thay đổi hay không.
2. NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN KHI SỬ DỤNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ
Để đảm bảo an toàn cho bên sử dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng chữ ký điện tử, các bên tham gia vào giao dịch, Dự thảo 6 pháp lệnh thương mại điện tử quy định các nghĩa vụ phải tuân theo của các bên liên quan khi sử dụng các dịch vụ liên quan đến chữ ký điện tử, đây là điểm khác biệt lớn nhất của Dự thảo 6 pháp lệnh thương mại điện tử so với Bộ luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL, trong khi Bộ luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL không quy định các điều tương tự như thế thì Dự thảo 6 pháp lệnh thương mại điện tử dành hẳn 3 điều (Đ17, 18, 19) để quy định về ba chủ thể:
người ký, Nhà cung cấp chứng thực, bên tin vào chữ ký điện tử.
-Nghĩa vụ của người ký28
28 Điều 17 Nghĩa vụ của người ký
1.Trong trường hợp dữ liệu tạo chữ ký điện tử có thể được sử dụng để tạo ra chữ ký điện tử có hiệu lực pháp lý, người ký có các nghĩa vụ sau:
a. cẩn thận đúng mức để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình
b. kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực hoặc bằng các nổ lực hợp lý khác thông báo cho các tổ chức cá nhân tin vào chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp dịch vụ chứng thực nếu xảy ra một trong các tình huống
Luật quy định rằng người ký phải cẩn thận đúng mức, dường như điều này sẽ là thừa, bởi vì không người nào lại muốn tự gây thiệt hại cho chính mình cả, trừ phi họ mua bảo hiểm cho chữ ký điện tử của mình, liệu điều này có khả thi, cẩn thận đúng mức để tránh việc sử dụng một cách không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký của mình, giả sử trong trường hợp người ký đã cẩn thận đúng mức nhưng dữ liệu tạo chữ ký điện tử vẫn bị đánh cắp và sử dụng trái phép thì liệu họ có được loại bỏ hẳn trách nhiệm pháp lý hay không?, cẩn thận đúng mức là một lượng từ khó xác định, chắc rằng Nghị định hướng dẫn của Chính phủ sẽ quy định cụ thể hơn.
Nếu trong trường hợp đã cẩn thận đúng mức, nhưng dữ liệu vẫn bị mất, tức mã khoá cá nhân đã bị lộ, thì nghĩa vụ của người ký là phải thông báo cho các bên như tổ chức cung cấp chứng thực, người tin vào chữ ký điện tử biết, đây cũng giống như trong việc công bố những giấy phép kinh doanh hết hiệu lực một cách công khai cho các bên liên quan biết.
-Nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực29
Trong đó đáng chú ý là hai điểm c và d điều 18, nhà cung cấp dịch vụ chứng thực cung cấp các phương tiện thích hợp cho phép bên tin vào chứng chỉ điện tử để xác định một cách chắc chắn:
+nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử;
+người ký kiểm soát được dữ liệu tạo chữ ký tại thời điểm chứng chỉ điện tử được cấp phát;
+dữ liệu tạo chữ ký điện tử có giá trị tại hoặc trước thời điểm chứng chỉ điện tử được cấp phát;
Cung cấp các phương tiện thích hợp cho phép bên tin vào chữ ký có thể dựa trên chứng chỉ điện tử hoặc nguồn thông tin có thể xác định một cách chắc chắn:
+Phương pháp được sử dụng để nhận biết người ký
-Giới hạn về mục đích hay giá trị sử dụng của dữ liệu tạo chữ ký điện tử và chứng chỉ điện tử
-Dữ liệu tạo chữ ký điện tử còn hiệu lực và vẫn thuộc sự kiểm soát của người ký
-Giới hạn trách nhiệm pháp lý theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ
-Người ký biết dữ liệu tạo chữ ký không còn thuộc sự kiểm soát của mình;
-Người ký biết hiện tượng cho thấy dữ liệu tạo chữ ký điện tử có thể đã không còn thuộc sự kiểm soát của mình
c. trong trường hợp một chứng chỉ diện tử được sử dụng để hỗ trợ cho chữ ký điện tử, cẩn thận đúng mức để đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn của mọi dữ liệu quan trọng do mình tạo nằm trong mọi chứng chỉ hoặc chứng chỉ còn gía trị.
2.Người ký phải chịu trách nhiệm pháp lý về các hậu quả do không tuân thủ những nghĩa vụ quy định tại khoản 1.
29 Điều 18 Dự thảo 6
-Có hay không có các phương tiện hỗ trợ người ký thực hiện việc thông báo theo điểm b khoản 1 điều 17, có hay không có dịch vụ hỗ trợ kịp thời
Tất cả những quy định trên là cần thiết, vì nếu nhà cung cấp chứng thực không bị ràng buộc về chứng thực họ cung cấp thì làm sao có ai dám tin vào chứng thực được sử dụng có an toàn hay không. Trong kinh doanh, có rất nhiều điều có thể ảnh hưởng đến sự thành bại, một trong các yếu tố đó là bí mật kinh doanh, nếu các mã khoá có thể dễ dàng bị xâm nhập thì những thông tin được gọi là bí mật kinh doanh ấy sẽ không còn là bí mật nữa, và thiệt hại là không lường hết được. Nghĩa vụ của nhà cung cấp chứng thực liên quan đến những yếu tố kỹ thuật được xem là yếu tố bắt buộc, vì các thông tin liên quan như giới hạn về mục đích hay giá trị sử dụng, có hay không có dịch vụ huỷ bỏ kịp thời- điều này là quan trọng trong trường hợp chữ ký có bị lộ thì người ký biết mình nên làm gì?
nên huỷ và thông báo rộng rãi hay tiến hành thông báo rộng rãi thôi. Vấn đề giới hạn trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ không thể đảm bảo chữ ký luôn luôn an toàn, và nếu vì một lý do nào đó khác ngoài việc dữ liệu tạo chữ ký quá đơn giản và liên quan đến các lỗi kỹ thuật, thì nhà cung cấp có thể được hưởng quyền miễn trừ về trách nhiệm pháp lý. Thời hạn hết hiệu lực của chữ ký, là vấn đề hết sức đơn giản, với những mã vạch, thì thời gian hết hiệu lực cũng là một trong những nội dung quy định trong mã vạch ấy.
-Nghĩa vụ của bên tin vào chữ ký:30
Điều 19 Dự thảo 6 Pháp lệnh thương mại điện tử, đặt trách nhiệm kiểm tra độ trung thực của chữ ký điện tử của người mà mình thực hiện giao dịch vào tay người tin vào chữ ký đó, nếu sau khi thực hiện giao dịch mà người tin vào chữ ký mới phát hiện ra mình đã bị lừa thì lúc này quyền khởi kiện của họ sẽ bị hạn chế, vì họ có thể đã không tiến hành việc kiểm tra cần thiết là chữ ký đó có còn hiệu lực hay không, chữ ký đó có đáng tin cậy?
LỜI KẾT
Thương mại điện tử là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam, so với thế giới chúng ta là nước đi sau, mặc dù sẽ không tận dụng được những lợi ích do thương mại điện tử đem lại, nhưng bù lại chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cả trên phương diện lập pháp lẫn phương diện quản lý, nhưng trong thời gian tới chúng ta còn nhiều việc cần phải làm, không chỉ là việc sớm đưa Pháp lệnh thương mại điện tử vào thực thi, mà sẽ là hàng loạt văn bản pháp luật liên quan cần phải thay đổi bổ sung cho phù hợp với một môi trường kinh doanh mới. Hai văn bản luật quan trọng là Luật giao dịch điện tử và Nghị định về chữ ký điện tử.
Trong hai văn bản này có những vấn đề cần bao quát mà Dự thảo 6 Pháp lệnh thương mại điện tử chưa quy định cụ thể.
Nên chăng mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử hơn so với pháp lệnh hiện nay, vì phạm vi điều chỉnh của Dự thảo 6 Pháp lệnh thương mại điện tử chỉ là những giao dịch trong lĩnh vực thương mại, trong khi đó với thương mại điện tử người ta có thể tiến hành giao kết hầu như tất cả các loại hợp
đồng trong mọi lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực dân sự và hành chính (cơ quan công quyền và người dân).
Chủ thể cũng cần có những bổ sung, “những tổ chức cá nhân sử dụng thông điệp dữ liệu trong lĩnh vực thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 1), Dự thảo 6 Pháp lệnh thương mại điện tử đã bỏ ngõ hẳn yếu tố nước ngoài, chỉ có duy nhất một điều luật liên quan đến chứng thực điện tử có yếu tố nước ngoài (Đ20 Dự thảo 6), như thế là chưa đủ. Các vấn đề khác như chủ thể là thương nhân nước ngoài cũng cần được xem xét, tránh những hạn chế như trong các quy định của luật hiện nay.
Vấn đề hình thức hợp đồng, chỉ cần quy định một cách uyển chuyển hơn, chứ nếu cứ áp dụng các điều khoản dành cho hợp đồng trong thương mại truyền thống trong môi trường kinh doanh điện tử, thì rất nhiều hợp đồng có hiệu lực trong thực tế, lại có thể bị vô hiệu do các ràng buộc của luật.
Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng hệ thống quản lý và khai báo thuế thông qua mạng, bởi vì nhiều lý do, mà việc quản lý các hợp đồng xuất nhập khẩu bằng phương pháp thông thường không còn hiệu quả nữa, nếu không làm được việc này thì Nhà nước sẽ thất thoát một lượng lớn tiền thuế, vì các hợp đồng được giao kết và thực hiện bằng phương tiện điện tử, khác xa với cơ chế quản lý thuế thông thường của các cơ quan thuế hiện nay.
Không giống như những điều khoản trên, các điều khoản về thời điểm giao kết, hay thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, tính bằng chứng của các thông điệp dữ liệu, vấn đề chữ ký… các quy định của luật như Bộ luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL và Dự thảo 6 Pháp lệnh thương mại điện tử đều khá chặt chẻ, đây là cơ sở đủ tin cậy để các bên tham gia giao dịch có thể dựa vào để tiến hành các giao dịch của mình.
Đề tài tạm kết ở đây, nhưng liên quan đến thương mại điện tử sẽ còn rất nhiều vấn đề hơn chỉ là vấn đề hợp đồng, nhưng các vấn đề ấy sẽ được tìm hiểu ở một đề tài khác, vào một dịp khác.
Tp.Cần thơ, tháng 7/2004
VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
1.Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc Gia 1995 2.Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc Gia 1999 3.Luật Thương mại, NXB Chính trị Quốc Gia 1997 4.Pháp lệnh Trọng tài 25/2/2003
5.Dự thảo 6 pháp lệnh thương mại điện tử
7.Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT về quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên internet
8.Chỉ thị số 09/2003/CT-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin
9. Các qui định Pháp luật về tin học và Công nghệ thông tin, Nguyễn Nam Trung sưu tầm và tuyển chọn, NXB Lao Động 2001
10.Công ước Viên 1980
11.Bộ luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL 1996 (Bản tiếng Anh)
12.Bộ luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL 2000 CÁC TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH:
13.Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu Bộ luật Hình sự, NXB Thành phố HCM 2000
14.Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự, NXB Thành phố HCM 1999
15.Nguyễn Văn Minh-Trần Hoài Nam, Giao dịch thương mại điện tử, NXB Chính trị Quốc Gia 2002
16.Phạm Việt Long- Nguyễn Thu Linh, Khía cạnh văn hóa trong thương mại điện tử, NXB Chính trị Quốc Gia 2003
17.Nhóm tác giả ĐH Bách khoa Hà Nội, Thương mại điện tử với VB, SQL 7.0, ASP, MTS, NXB Thống kê 2002
18.Vương Liên, Kinh tế học Internet, NXB Trẻ 2001
19.Lê Minh Trí, Sử dụng thương mại điện tử, NXB Thanh Niên 2001 20.Giáo trình luật quốc tế, ĐHQG 1997
21.Nguyễn Đăng Dung, Luật Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Tổng hợp 2000 21.Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Các chuyên đề luật so sánh, ĐHCT