Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.4. Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
2.4.2. Quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động
2.4.2.2. Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm của bên vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Quy định vềtài sản cầm cốtrong hoạt động cho vay của
Trước đây theo Điều 329 Bộ Luật dân sự 1995 quy định: “cầm cốlà việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sởhữu của mình cho bên có quyền đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Đến Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “cầm cố là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sởhữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự”.49Tài sản bao gồm:50 vật, tiền, giấy tờcó giá và các quyền tài sản. Từkhái niệm trên cho thấy tài sản cầm cốtheo Bộ Luật dân sự2005 có thể là động sản hoặc bất động sản. Điều này cho thấy sự tiến bộ của Bộ Luật dân sự 2005 so với Bộ Luật dân sự 1995. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả NHTM và bên đi vay trong việc lựa chọn tài sản và lựa chọn biện pháp bảo đản tiềm vay phù hợp với điều kiện của mình.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngay 19/12/2006 quy
49 Quy định tại Điều 326 BLDS 2005
50 Quy định tài Điều 163 BLDS 2005.
định vềgiao dịch bảo đảm: Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố,bên nhận cầm cố có thể ủy quyền cho bên thứba giữtài sản nhưng phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cốvềviệc thực hiện nghĩa vụ theo quy định vềnghĩa vụcủa bên nhận cầm cốvà nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với bên cầm cố. Cần lưu ý, việc chuyển giao tài sản không đồng nghĩa với khả năng dịch chuyển của tài sản. Trong sựchuyển giao này có thểlà chuyển giao về vật chất như giao tài sản hoặc chuyển giao về một sốquyền năng pháp lý nhất định như quyền chiếm hữu, quyền sửdụng. Tuy nhiên bên nhận cầm cố không có quyền định đoạt đối với tài sản cầm cố.
Cầm cố tài sản trong hoạt động vay vốn của NHTM là việc bên đi vay giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho NHTM để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, có thể thành lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng cho vay của NHTM. Cầm cốcó hiệu lực kể từthời điểm chuyển giao tài sản cho NHTM. Thời hạn cầm cốtài sản để thực hiện bảo đảm tiền vay trong hợp đồng cho vay của NHTM sẽdo các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa co thuận thì thời hạn cầm cốtài sản được tính từkhi chấm dứt nghĩa vụtrảnợcủa bên đi vay được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố.
Quy định vềtài sản thếchấp trong hoạt động cho vay của
Theo Điều 346 BLDS 1995 thì: “thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sởhữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền”. Như vậy, tài sản thế chấp để đưa vào quan hệ bảo đảm tiền vay theo BLDS 1995 chỉlà “bất động sản”.
Đến BLDS 2005, tại Điều 342 BLDS 2005 quy định: “thế chấp là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Từ những quy định trên có thể thấy thế chấp theo BLDS 2005 có sự tiến bộ so với BLDS 1995 trong việc cho phép cả động sản và bất động sản đều tham gia vào quan hệthếchấp tài sản.
Từ những quy định của BLDS 2005, có thể thấy thế chấp bảo đảm tiền vay có những đặc điểm sau đây:51
51 Tham khảo đặc điểm của thếchấp tài sản bảo đảm nghĩa vụdân sựnói chung –Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, tủ sách trường Đại học Cần thơ, 2009, trang 97.
Tài sản dùng làm thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Hoa lợi, lợi túc hoặc các quyền phát sinh từ bất động sản cũng được thếchấp nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thế chấp tài sản là hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính là hợp đồng vay tiền trong hoạt động cho vay của NHTM (xét trong mối quan hệ cho vay của NHTM) có đối tượng được bảo đảm là nghĩa vụtrảtiền vay của bên đi vay.
Việc thế chấp tài sản không phải dùng quyền sởhữu tài sản để bảo đảm, tài sản thếchấp vẫn do bên thếchấp giữ(trừ trường hợp có thỏa thuận khác), quyền sởhữu tài sản vẫn thuộc chủsởhữu là bên thếchấp.
Hợp đồng thế chấp trong một số trường hợp phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ theo Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, thếchấp tàu bay, thếchấp tàu biển, các trường hợp khác hoặc theo yêu cầu của các bên đều phải đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong quan hệvay vốn NHTM, “thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản thuộc sởhữu của mình đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụtrảnợcho bên NHTM và không chuyển giao tài sản đó cho bên NHTM”.
Như vậy, nếu các quy định trong BLDS 1995 phân biệt cầm cố và thế chấp dựa trên phân loại tài sản là động sản hay bất động sản thì theo quy định BLDS 2005, việc phân biệt hai biện pháp này phụ thuộc vào việc tài sản được bảo đảm do bên nào giữ.
Nếu tài sản được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm thì biện pháp đó là cầm cố. Nếu tài sản do bên bảo đảm giữvà bên nhận bảo đảm giữcác giấy tờ chứng nhận quyề sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) thì đó là thế chấp. Như vậy, đối với bất động sản, NHTM hoàn toàn có thể yêu cầu bên đi vay áp dụng biện pháp cầm cố nếu NHTM thỏa thuận được với bên đi vay và NHTM có khả năng cầm giữtài sản đó.
Quy định về tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM bằng tài sản hình thành trong tương lai (hay còn gọi là tài sản hình thành từvốn).
Ngoài quy định về tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM thông qua biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản thì NHTM còn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai (HTTTL). Trong trường hợp bên đi vay không đủ điều kiện đểvay vốn NHTM bằng biện pháp cầm cố, thếchấp tài sản theo quy định
của pháp luật, điều này sẽ làm cho bên đi vay gặp khó khăn vì thiếu vốn để đầu tư, sản xuất hoặc gặp bất lợi trong nhu cầu cuộc sống…, vì vậy biện pháp bảo đảm bằng tài sản HTTTL là một biện pháp giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn trên.
Quy định của pháp luật nước ta về biện pháp bảo đảm tài sản HTTTL chỉ mới được thừa nhận trong thời gian gần đây. Theo Điều 326 BLDS 1995 thì chưa có quy định nào ghi nhận tài sản HTTTL. Khi Nghị định 178/1999/NĐ-CP ra đời thì biện pháp bảo đảm băng tài sản HTTTL lần đầu tiên được quy định tại Điều 2, Điều 3 chương I và chương III của Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 vềbảo đảm tiền vay của các TCTD. Đến BLDS 2005 thì thuật ngữtài sản HTTTL được chính thức sử dụng và cho phép loại tài sản này được tham gia quan hệ bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của NHTM nói riêng. Theo khoản 2 Điều 320 BLDS 2005 vềvật bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự quy định vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc vật HTTTL, vật HTTTL là động sản, bất động sản thuộc sởhữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định tài sản hình thành trong tương lai gồm: Tài sản được hình thành từ vốn; Tài sản trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sởhữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sửdụng đất.
Vềbảo đảm thực hiện nghĩa vụbằng tài sản hình thành trong tương lai được quy định tại Điều 8 Nghị định 11/2012/NĐ-CP vềsửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP vềgiao dịch bảo đảm như sau:
Khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm HTTTL thì bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó.
Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sởhữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xửlý tài sản khi đến hạn xửlý.
Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai bị xử lý đểthực hiện nghĩa
vụdân sựthì cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ kết quảxửlý tài sản bảo đảm để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, người nhận tài sản ngay khi có kết quảxửlý tài sản bảo đảm.
Từ các cơ sở trên, trong hoạt động cho vay của NHTM có thể hiểu bảo đảm tài sản HTTTL là biện pháp bảo đảm mà bên đi vay dùng tài sản được HTTTL để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụtrảnợchính khoản vay đối với NHTM.
So với cầm cố, thếchấp tài sant thì tài sản HTTTL thực chất vùa có liên quan với nhau, vừa có sựkhác biệt. Điều này được thểhiện như sau:
Về bản chất của hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo đảm tài sản HTTTL cũng được xác lập dưới hình thức cầm cố, thếchấp. Trong trường hợp này thì tài sản HTTTL trở thành đối tượng tài sản bảo đảm của hợp đồng cầm cố, thếchấp. Có nghĩa là bảo đảm tài sản HTTTL được thực hiện dưới hình thức cầm cố, thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụbảo đảm đối với bên có quyền.
Đối với bảo đảm tài sản HTTTL trong hơp đồng cho vay của NHTM thì tài sản bảo đảm chưa được hình thành hoặc đang thuộc sở hữu của người khác (quyền tài sản). Ví dụ như bên đi vay vay tiền của NHTM với mục đích vay vốn là để mua xe hoặc mua nhà,… bên đi vay sử dụng tài sản định mua đó để thế chấp làm tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của NHTM. Đối với biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp thì tài sản cầm cố, thế chấp đã có ở hiện tại và thuộc quyền sởhữu của bên bảo đảm (trừ trường hợp bảo đảm bằng tài sản của người thứba).