Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp an toàn thông tin cho một số kiến trúc quản trị mạng (Trang 89 - 92)

a/ Hiện trạng thực tế tồn tại

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội là một trong những trường đại học có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học. Với việc trang bị hệ thống mạng nội bộ hoàn thiện và một hệ thống máy có cấu hình mạnh là nền tảng cho việc ứng dụng các phần mềm vào việc giảng dạy và thi cử.

Một trong những phần mềm đó là hệ thống thi trắc nghiệm, hệ thống này đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra cho một quy trình thi theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc triển khai 100% các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính đã làm cho hệ thống mạng nội bộ kết nối hơn 2000 máy tính đã trở thành một vấn đề lớn về việc duy trì hệ thống về bảo mật và đảm bảo băng thông truyền tải.

Những thời điểm kết thúc thi học kỳ, có những buổi thi có khoảng 12.000 lượt thí sinh như vậy hệ thống mạng thường xuyên có sự cố như:

+ Nghẽn đường truyền + Quá tải server.

+ Khả năng bị cam thiệp trái phép làm thay đổi kết quả thi.

Từ những vấn đề câp bách đó, yêu cầu người quản trị mạng phải đưa ra những giải pháp quản trị tốt hơn để giám sát được các máy tính và các thiết bị hoạt động trong mạng nhằm giải quyết các sự cố trên.

b./ Kết quả thực nghiệm.

Sau khi nghiên cứu các giải pháp quản trị mạng, tôi đã chọn mô hình quản trị mạng dựa trên giao thức SNMP, trong hệ thống này, các máy tính đều phải kích hoạt một giao thức quản trị mạng SNMP (như đã trình bày ở phần cài đặt), một máy chủ đóng vai trò thu thập và giám sát các thông tin trong hệ thống mạng.

Mô hình quản trị mạng SNMP dựa trên nền tảng quản trị web Cacti đã được xây dựng và chạy thử nghiệm tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội với 2000 máy tính trong hệ thống phòng học và giám sát hơn 500 nút mạng truy cập từ các phòng ban. Hệ thống hiện đang hoạt động giúp cho người quản trị khắc phục được sự cố như quá tải băng thông, nguy cơ mất an toàn tại một số nút nào đó, từ đó đề xuất hướng khắc phục.

Sau đây là các kết quả so sánh trước và sau khi triển khai hệ thống quản trị:

STT TÊN HẠNG MỤC THỬ NGHIỆM TRƢỚC SAU TỶ LỆ/ KẾT

QUẢ

1 Số lượng nút mạng 1980 2400 Tăng số lượng m

2 Tốc độ đường truyền từ phòng máy về

máy chủ 100mb/s 1000mb/s

Thay đổi tốc độ vật lý

3 Tốc độ các máy tính trong mạng về

switch tổng 100mb/s 100mb/s 0%

đang thực hiện thi trắc nghệm (băng thông đo trong phòng thi)

5

Thực nghiệm khi có 1000 máy tính đang thực hiện thi trắc nghệm (băng thông đo trục dẫn từ phòng thi về máy chủ)

5mb/s 10mb/s +5mb/s/ trục

6 CPU máy chủ 80% 60% Giảm 20% CPU

7 Tỷ lệ rớt mạng trong 1 ca thi ( máy) 10% 3% Giảm 7/30 máy trong 1 phòng

8 Sự cố xâm nhập trái phép 4 trường hợp / kỳ thi 0 Chống truy nhập trái phép 100%

9 Băng thông sử dụng toàn trục trong hệ

thống mạng 600mb/s 800mb/s + 200mb/s

10 Thời gian đình trễ trong quá trình thi ( do xử lý kỹ thuật)

Chậm 20 đến 40 phút / buổi thi

Chậm 0 đến 10

phút/ buổi thi Giảm được 50% thời gian

Qua bảng so sánh ở trên, thông số trên được tổng hợp qua quá trình hoạt động của hệ thống, các số liệu được trích rút ra từ phần mềm Cacti ta thấy việc triển khai hệ thống giám sát và quản trị mạng theo chuẩn SNMP đặc biệt là ứng dụng ở version 3 (SNMPv3) đã cải thiện hiệu suất làm việc của hạ tầng vật lý của mạng so với trước khi sử dụng,

Hệ thống Cacti đã giám sát hầu hết các sự kiện, các thông số về mạng trong các thiết bị cần giám sát (Agent) một cách hiệu quả qua các biểu đồ và các báo cáo cụ thể. Chính vì thế, phần mềm mã nguồn mở Cacti đã được một số công ty và đơn vị sử dụng như là một giải pháp hiệu quả về kinh tế để đáp ứng nhu cầu quản trị hệ thống mạng của đơn vị mình.

Trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp này, tôi không thể demo hết các chức năng giám sát của hệ thống cũng như trình bày hết các tính năng kỹ thuật, cách thức cấu hình của công cụ, tuy nhiên qua những gì ta thấy, Cacti là một phần mềm mã nguồn mở đáng được sử dụng trong các mô hình thử nghiệm công cụ quản trị mạng hoặc ứng dụng thực tế trong việc giám sát hệ thống mạng của một đơn vị cụ thể nào đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp an toàn thông tin cho một số kiến trúc quản trị mạng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)