2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại
Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại là những tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt được áp dụng trong qua trình giao kết hợp đồng thương mại. Đây là những nguyên tắc cơ bản do pháp luật đưa ra nhằm hướng việc giao kết hợp đồng thương mại sao cho hài hòa lợi ích của các bên chủ thể tham gia giao kết cũng như lợi ích chung của xã hội, đảm bảo sự quản lý nhà nước về giao kết hợp đồng. Trong pháp luật hiện hành thì việc giao kết hợp đồng thương mại phải tuân theo hai nguyên tắc:
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
o a o u o
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Pháp luật hiện hành qui định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch hợp đồng dân sự nào, nếu muốn.
Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định là giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kể giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội, ngoài ra vì tính chất phức tạp của hợp đồng thương mại và mục đích khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại là nhằm mục đích sinh lợi thế nên nếu các bên tự do vô hạn sẽ dẫn đến việc giao kết hợp đồng vì nhiều mục đích không tốt gây tổn hại tới lợi ích của xã hội và của người khác: giao kết hợp đồng nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hay giao kết hợp đồng mà không quan tâm đến những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (đạo đức xã hội).
Vì vậy, cần đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự, thương mại… để đảm bảo công bằng trong quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể, cũng như việc cân bằng lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, và của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được qui định bởi pháp luật và đạo đức xã hội đã trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.
u u a
Nguyên tắc này được qui định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự nói chung và thương mại nói riêng. Các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự nói chung và thương mại nói riêng. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng thương mại chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện.
Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng thuơng mại được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể.
Ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Do đó, theo qui định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối tức là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên xác lập giao dịch đó, chính vì vậy việc giao kết không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện và do đó bị vô hiệu. Ngoài ra, giao kết hợp đồng do bị đe doạ tức là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình cũng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và cũng bị vô hiệu.
Tóm lại, việc xác định các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thương mại có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một cách chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn các qui định pháp luật về hợp đồng thương mại, giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại.
Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng thương mại thì nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực thường khó được bảo đảm. Mặc dù, pháp luật qui định về nghĩa vụ thông tin khi tham gia giao kết rất rõ ràng, nhưng đôi khi nhiều chủ thể thường không có thiện chí cung cấp đầy đủ thông tin cho đối tác. Nhiều trường hợp các chủ thể còn thiếu trung thực trong việc cung cấp thông tin khi tham gia giao kết ví dụ như: cung cấp không đủ thông tin, hoặc giữ im lặng một số thông tin quan trọng.
Đây là một thực trạng gây nhiều khó khăn trong quá trình giao kết hợp đồng thương mại hiện nay.
2.2. Chủ thể giao kết hợp đồng thương mại
Dưới góc độ pháp luật thương mại hiện tại thì bất kỳ chủ thể nào cũng có thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, một chủ thể không thể thiếu trong giao kết hợp đồng thương mại đó là thương nhân. Hầu hết các hợp đồng thương mại đều được các thương nhân tham gia xác lập khi tham gia các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt một số chủ thể không phải thương nhân cũng có thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại. Nhìn chung, chủ thể giao kết hợp đồng thương mại có thể chia thành hai loại chủ thể: chủ thể là thương nhân và chủ thể không phải là thương nhân.
ơ
Theo Luật thương mại 2005 thương nhân được định nghĩa như sau: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.16
16 Xem Khoản 1 Điều 6 của luật thương mai 2005
Theo khái niệm này thì hoạt động thương mại là một yếu tố không thể thiếu được để xác định một thương nhân, hay nói cách khác muốn xác định xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. Như vậy, số lượng chủ thể được xem là thương nhân nhiều hay ít là phụ thuộc vào quan điểm của pháp luật về các hoạt động thương mại rộng hay hẹp.
Nhưng để được xem là thương nhân thì ngoài việc dựa vào hành vi thương mại của chủ thể còn cần phải có hai yếu tố nữa theo như khái niệm trên đó là: các hoạt động thương mại phải được thương nhân thực hiện một cách thường xuyên và độc lập. Luật thương mại 2005 không nêu rõ thương nhân thực hiện họat đông thương mại như thế nào là độc lập và thường xuyên, nhưng phân tích nghĩa của cụm từ “độc lập” thì thương nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập có nghĩa là khi thực hiện hành vi thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi bất kỳ ý chí của chủ thể khác mà bởi chính ý chí của mình, chịu trách nhiệm trực tiếp về hành vi của mình. Về tính thường xuyên, theo tinh thần pháp luật thương mại hiện hành thể hiện qua các quy phạm pháp luật trong Luật thương mại 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 có thể đưa ra một số dấu hiệu của tính thường xuyên như sau: “chủ thể chỉ được coi là thương nhân, nếu chủ thể nếu chủ thể này tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở có kế hoạch lâu dài, như một nghề nghiệp để thu nhập. Để trở thành thương nhân thì chủ thể phải thường xuyên thực hiện hành vi thương mại một cách thực tế, lặp đi lặp lại, kế tiếp nhau, liên tục, mang tính nghề nghiệp”.
Về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân, Luật thương mại 2005 xác định đây là một nghĩa vụ của thương nhân và muốn trở thành thương nhân thì chủ thể phải đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Nhưng theo qui định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 ghi nhận nếu chủ thể đủ điều kiện trở thành thương nhân nhưng chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo pháp luật thương mại hiện hành, như vậy pháp luật hiện hành thừa nhận có thương nhân thực tế. Với qui định này, pháp luật thương mại sẽ điều chỉnh được các hoạt động thương mại của các thương nhân chưa đăng ký kinh doanh (thương nhân thực tế), việc này đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động thương mại, ngoài ra với qui định này thì các hoạt động của các chủ thể là thương nhân chưa đăng ký kinh doanh và các chủ thể này được điều chỉnh đúng với bản chất của mình.
Thương nhân là cá nhân, cá nhân tức là một con người cụ thể và cá nhân này ngoài việc có đầy đủ năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi thì các cá nhân này phải không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh qui định tại điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 bao gồm: Cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thương nhân là cá nhân được luật qui định dưới hai hình thức là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.17
Trường hợp đối với hộ kinh doanh, hiện nay có một số lượng lớn người kinh
doanh trực tiếp tham gia các hoạt động mua bán hàng hoá là các cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu, có các quầy hàng, sạp hàng trong các chợ hoặc buôn chuyến có mức vốn kinh doanh thấp, hình thức tổ chức kinh doanh đơn giản tại một địa điểm cố định vì thế pháp luật Việt Nam không dùng khái niệm doanh nghiệp đối với những đối tượng này, mà dùng khái niệm hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là cá nhân cũng được coi là thương nhân.
Trong trường hợp cá nhân tham gia các hoạt động thương mại với qui mô lớn hơn mà không liên kết với cá nhân khác để thành lập công ty. Khi đó, cá nhân có thể tổ chức hoạt động kinh doanh của mình thông hình thức doanh nghiệp tư nhân. Ở đây cần lưu ý, Luật doanh nghiệp 2005 dùng khái niệm “doanh nghiệp” và định nghĩa nó trước hết là một “đơn vị kinh doanh”, bao hàm nhiều yếu tố, ví dụ phương tiện sản xuất lao động … Tuy vậy, Luật thương mại không dùng khái niệm doanh nghiệp. Nếu có trở thành thương nhân theo Luật thương mại, thì chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách cá nhân là thương nhân chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân với tư cách là đơn vị kinh doanh là thương nhân.18
17 Ths Dương Kim Thế Nguyên – Giáo trình Luật thương mại 1 – Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ 2006 - Trang 10
18 Ths Dương Kim Thế Nguyên – Giáo trình Luật thương mại 1 – Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ 2006 - Trang 10
Đối với thương nhân là tổ chức, tổ chức là nhiều người cùng tham gia hoạt động theo mục tiêu chung. Theo nghĩa này thì khi nhiều người cùng hùn hạp, góp vốn kinh doanh dưới hình thức công ty thì công ty đó là thương nhân. Tổ chức nếu được thành lập hợp pháp nhằm thực hiện hoạt động thương mại độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh thì trở thành thương nhân. Các tổ chức nếu hội đủ điều kiện theo qui định của Bộ luật dân sự thì có thể trở thành pháp nhân. Với điều kiện hiện nay ở nước ta, tổ chức là thương nhân bao gồm các tổ chức được thành lập dưới các hình thức sau: công ty do nhà nước thành lập; hợp tác xã, công ty của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thành lập; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật thương mại 2005 cho phép thương nhân nước ngoài tham gia vào các hoạt động thương mại tại Việt Nam, tức là có khả năng tham gia giao kết hợp đồng thương mại. Luật thương mại 2005 đưa ra khái niệm về thương nhân nước ngoài như sau: “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài thừa nhận”.19 Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ, các thương nhân này được quyền tham gia hoạt động thương mại mà pháp luật bảo vệ. Hiện nay, quyền lợi mà thương nhân này được hưởng cũng như được pháp luật Việt Nam bảo vệ ngày càng được mở rộng, việc này tạo điều kiện hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới, đặc biệt khi hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động thương mại tại Việt Nam thì các thương nhân này cũng có những nghĩa vụ của mình do pháp luật qui định.
ơ
Bên cạnh chủ thể chủ yếu là thương nhân Luật thương mại 2005 ghi nhận một loại chủ thể không phải là thương nhân cũng chịu sự điều chỉnh của nó. Tức là, chủ thể này cũng có khả năng tham gia vào các hoạt động thương mại và cũng có khả năng giao kết hợp đồng thương mại. Đây là loại chủ thể khá đặc biệt, cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên và độc lập, không cần phải đăng ký kinh doanh.
Pháp luật hiện hành định nghĩa về chủ thể này như sau: “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
19 Xem Khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005