3.1 Thực trạng về an toàn giao thông đường bộ ở Quận Cái Răng
3.1.4 Những nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ hiện nay ở quận Cái Răng
Mặc dù những năm qua chúng ta đã có nhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, từ việc ban hành các pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị của Nhà nước, Chính Phủ, Bộ, liên Bộ, liên ngành đến các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, xử lý, cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhưng có thể nói tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay vẫn còn phức tạp, tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng tăng.
Từ thực tế và qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQCP ngày 29062007 của chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông cho thấy những nguyên nhân chủ yếu làm mất trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Một là, do người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm chỉng luật lệ giao thông hiện hành và tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông diễn ra nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thong, trật tự công cộng hiện nay là việc lấn chiếm hành lan an toàn giao thông đường bộ và lấn chiếm lòng đường, vĩa hè ở các đô thị. Tình trạng xây dựng nhà cửa, lều quán, tập kết vật liệu xây dựng, phơi rơm rạ, nông sản, buôn bán kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vĩa hè, vi phạm hành lang an toàn giao thong diễn ra nghiêm trọng chưa được giải quyết triệt để. Đặt biệt ở thành phố lớn, các đô thị, tình trạng tái lấn chiếm vĩa hè long đường để kinh doanh khá phổ biến, nhiều đoạn đường phố bị chiếm dụng vĩa hè để buôn bán, để xe khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường, nhiều đoạn đường bị lấn chiếm để tập kết vật liệu xây dựng, phơi rơm rạ, nông sản, gay cản trở giao thong và dẫn tới tai nạn giao thông. Một số tuyết đường được nâng cấp hoặc làm mới khi đưa vào khai thác, hành lan bảo vệ an toàn giao thông đã biến thành vỉa hè của người dân rất khó giải quyết.
Riêng về tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các qui định về an toàn giao thông. Đây là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến, thường xuyên hằng ngày, hang giờ ở tất cả các tuyết đường. Vi phạm phổ biến là người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới, thô sơ, người đi bộ, người bán hang rong vi phạm lòng đường, vỉa hè, không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông trong những năm gần đây thi lỗi do ngươi tham gia giao thông chiếm gần 80%, trong đó các lỗi chủ yếu là: Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ cho phép, tránh, vượt sai qui định, thiếu chú ý quan sát, chở quá tải, quá số người qui định, uống rượu bia say vẫn điều khiển phương tiện… Điều này phần nào cũng phản ánh được việc kém hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông, ý thức về chấp hành luật lệ giao thông chưa cao, chưa tự giác của người tham gia giao thông. Thêm vào đó là thói quen tùy tiện trong nếp sống, trong sinh hoạt dẫn đến tùy tiện trong đi lại chưa thể ngày một, ngày hai mà khắc phục được. Bên cạnh người tham gia giao thông chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, thì người tham gia giao thông còn chưa hình thành thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông, chưa có thói quen sử dụng các phương tiện thiết bị an toàn như thắt lưng an toàn trên ôtô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng ngừa tai nạn và hạn chế được hậu quả khi tai nạn xảy ra và có tác dụng tốt hạn chế thương tích nhất lag chấn thương sọ não.
Hai là, do tốc độ tăng nhanh của phương tiện giới đường bộ, nhiều phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng.
Trong những năm gần đây kinh tế của đất nước phát triển, phương tiện giao thông cũng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của xã hội, lưu lượng xe ngay càng tăng đặt biệt là xe môtô, xe gắn máy.
Việc phân bổ không điều trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng. . .. Trong khi đó, phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta có nhiều chủng loại, nhãn mác khác nhau như: Trung Quốc,Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. . .. Một số lượng lớn phương tiện đang lưu hành là phương tiện cũ, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, một số lớn là xe cũ nhập khẩu, một số khác đã sử dụng quá lâu chưa được thay thế, không đạt tiêu chuẩn kỷ thuật cho phép. Các tiêu chuẩn kỷ thuật cho phép gồm:
Hệ thống phanh.
Hệ thống lái.
Khung, thân vỏ.
Hệ thống tín hiệu, thiết bị điện
Hệ thống chiếu sáng.
Tiêu chẩn khí thải.
Động cơ, tiến ồn
Đồng hồ tốc độ.
Ngoài ra, cơ chế kinh tế thị trường cũng tác động mạnh đến việc đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, số lượng xe tư nhân phát triển nhanh trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách, các chủ phương tiện với mục tiêu lợi nhuận cao mà ít chú ý đến kỹ thuật an toàn của phương tiện.
Ba là, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân, các điều kiện phòng ngừa tai nạn giao thông chưa cao.
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ nước ta đã được hình thành và phân bố khá hợp lý so với địa hình, nhưng chưa hoàng chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến việc bảo đảm trật tư an toàn giao thông đường bộ hiện nay cụ thể như sau: ở một số nơi hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường khó khăn do khối lượng đền bù lớn. Nhiều cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây có mật độ cao, không còn phù hợp với chế độ thủy văn như hiện nay nên trong mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lỡ. Tỷ lệ đường rải măt nhựa còn thấp và bề rộng của mặt đường còn hẹp, đặc biệt là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Ngoài ra còn nhiều tuyến đường cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng: mặt đường nhiều ổ gà, hệ thống chiếu sáng không đủ sáng, hệ thống thoát nước chưa bảo đảm,… Ví dụ như: đường Nguyễn Văn Cừ nối dài ở Tp Cần Thơ, đường Lộ Vòng Cung ở huyện Phong Điền, Đại Lộ Hòa Bình,…. Nhiều công trình đang xây dựng lại bỏ giữa chừng chặng hạn như: xây dựng cầu thanh niên ở phường Thường Thạnh nguồn kinh phí do thành đoàn đầu tư, khi xây dựng gần hoàn thành thì chủ đầu tư lại ngừng thi công do thiếu vốn hoặc dự án làm đường Lộ Vòng Cung nối dài vốn do ngân sách Thành phố đầu tư nhưng chưa được hoàn thanh…. những nguyên nhân đó gây nên tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Bốn là, môi trường tự nhiên xã hội.
Môi trường tự nhiên, xã hội là tổng hợp các hiện tượng ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông như: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, sương mù, nắng gió, điều kiện khí hậu, ánh sáng…tác đọng đến người tham gia giao thông. Những năm gần đây do lợi ích trước mắt của cá nhân, con người đã tàn phá thiên nhiên như: thảy khói, các chất độc hại, chặt phá rừng phòng hộ…khiến môi trường tự nhiên bị suy thoái nhanh chống, gây nên thời tiết khắc nghiệt dẫn tới sự phá hổng đường xá, cầu cống, các công trình giao thông đường bộ và các phương tiện giao thông, ảnh hưởng đến
người tham gia giao thông. Các tuyến đường nhất là ở vùng núi và phía hạ lưu các sông bị lũ lụt ở miền Trung, ngập lụt dài ở miền Nam, lũ quét ở miền Bắc…đã làm hư hỏng nhiều cầu cống, đường xá. Tình trạng sương mù, nắng gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn của người tham gia giao thông và góp phần làm gia tăng tai nạng xảy ra.
Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông. Nước ta là nước nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn lạc hậu, số đông người tham gia giao thông vốn đã có thói quen tùy tiện trong nếp sống, trong sinh hoạt của người nông dân nên ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn thấp và chưa tự giác. Tập quán lạc hậu, phi công nghiệp của bộ phận lớn cư dân hai bên đường đã bất chấp an toàn giao thông, sử dụng vỉa hè, lòng lề đường cho mục đích phi giao thông như: buôn bán, xây dựng nhà cửa, phơi nông sản, tập kết vật liệu…coi đương quốc gia như mãnh sân của mình để kiếm lời. Cùng đó là tâm lý bám mặt đường của nhiều người do nhà mặt tiền, nhất là mặt tiền của các tuyến phố, đường trục chính có giá trị lớn nên họ cố bám mặt đường, không làm ăn buôn bán được thì cũng được Nhà nước đền bù khi cải tạo, nân cấp đường.
Tệ nạn xã hội cũng gây phức tạp cho trật tự an toàn giao thông, góp phần tăng tai nạn giao thông. Tình trạng điều khiển xe cơ giới sau khi uống rượu, bia sai đã trở thành phổ biến ở tầng lớp thanh niên và trung niên. Nhiều người lái xe gây tai nạn giao thông trong tình trạng sai bia rượu hoặc sử dụng chất kích thích như tiêm chit, sử dụng chất ma túy.
Năm là, công tác về quản lý trật tự an toàn giao thông của nhà nước còn buông lỏng.
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông được Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các địa phương và cộng đồng xã hội quan tâm, song chưa đáp ứng được yêu cầu, còn bị buông lỏng trên nhiều lĩnh vực, cả về việc ban hành các văn bản pháp luật chậm, thiếu đồng bộ, chưa điều chĩnh, bổ sung kiệp thời cho phù hợp với tình hình phát triển của giao thông, của xã hội và hòa nhập với các nước trong khu vực cũng như cộng đồng thế giới. Cho đến nay, quản lý Nhà nước về hành lang an toàn giao thông đường bộ, giao thông đô thị, giao thông Tỉnh, đội ngủ lái xe nhất là lái xe chở khách, về cấp giấy phép láy xe, kiểm định kỹ thuật an toàn phương tiện giao thông cơ giới, về công tác tuần tra kiểm soát giao thông, về công tác điều tra, xử lý đối với các vụ tai nạn giao thông…vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, việc xử lý còn chưa cương quyết, triệt để. Trang bị, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý trật tự an toàn giao thông tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc trang bị các phương tiện giao thông, công cụ hỗ trợ cho
thi hành pháp luật còn nhiều vướng mắc, thiếu các văn bản pháp lý. Chính sách khen thưởng, bồi dưỡng cho các lực lượng thi hành cưỡng chế chưa khuyến khích được tính tích cự và hạn chế tiêu cực trong hoạt động này.
Sáu là, hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ còn nhiều vướng mắc và bất cập.
Trong công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng cảnh sác giao thông còn gặp những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát giao thông. Đó là việc ban hành các văn bản pháp luật và các hướng dẫn liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn một số điểm chưa sát thực tế đã gây khó khăn, trở ngại đến việc thi hành nhiệm vụ của lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông, trang bị và phương tiện phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát giao thông vừa thiếu, vừa không đồng bộ. Một thực tế khá phổ biến là có tới hơn 30% lỗi vi phạm do người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ qui định, phóng nhanh vượt ẩu trong khi đó lực lượng cảnh sat giao thông chỉ trang bị được vài máy đo tốc độ. Việc vi phạm tốc độ được lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông phát hiện bằng máy đo tốc độ, nhưng người vi phạm không công nhận , đòi hỏi phải có máy ghi lại bằng hình ảnh, biển số xe vi phạm. Trong khi đó, ở các nước phát triển lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông cũng chỉ sử dụng loại công cụ này nhưng người vi phạm do ý thức pháp luật cao đã chấp hành nghiêm túc các quyết định xử phạt của cảnh sát. Việc qui định quá nồng độ bia, rượu trong máu hoặc hơi thở đối với lái xe mới xử lý là chưa phù hợp, vì trong thực tế lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông không đủ dụng cụ để kiểm tra. Trên thực tế nhiều lỗi vi phạm nghiêm trong như lái xe không có giấy phép lái xe, uống rượu bia say khi điều khiển phương tiện, xe không đảm bảo kỹ thuật an toàn, chở hàng cấm, chất ma túy….cảnh sát giao thông không dễ phát hiện để xử lý nếu không dừng phương tiện để kiểm tra. Việc hạ tải đối với phương tiện chở quá trọng tải, quá số người qui định, nhất là đối với xe khách chạy đường dài là rất khó thực hiện. Việc qui định một mức “phạt cứng” cũng là mọt khó khăn cho quá trình xử lý vi phạm, vì thực tế cùng một hành vi vi phạm nhưng có tính chất, mức độ khác nhau như người cố ý, vô ý vi phạm, người ở vùng sau, vùng xa trình độ nhận thức, hiểu biết về luật lệ giao thông còn hạn chế…
Những khó, vướng măt nêu trên cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả, đúng pháp luật.
Hiện nay, tình trạng điều khiển xe mô tô phân khối lớn không có giấy phép lái xe, tụ tập phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường gây mất trật tự
an toàn công cộng đang có diễn biến phức tạp nhất là ở các thành phố lớn. Các đói tượng này rất liều lĩnh và manh động, bất chấp tính mạng của bản thân và người đi đường, thậm chí chống lại người thi hành công vụ, hủy hoại phương tiện của cảnh sát… nhiều cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông bi thương trong khi truy đuổi, xử lý đối tượng này hoặc bị bọn chúng hành hung. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối tượng này không dễ bởi phải bắt, lâp biên bản quả tan khi chúng có hành vi phạm tội theo qui định của bộ luật hình sự, còn xử lý hành chính theo qui định hiện hành như giữ xe, phạt tiền… không đủ mạnh đẻ răng đe nên số đối tượng này tiếp tuc vi phạm.
Những khó khăn vướng mắc trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuần tra kiểm soát giao thông, xử lý vi phạm nhằm hạn chế vi phạm và tai nạn xảy ra, nhằm góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bảy là, công tác điều tra, xử lý vi phạm tai nạn giao thông còn nhiều hạn chế.
Về chủ quan: thực tế những năm qua cho thấy, từ việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông cho đến việc phân công trách nhiệm điều tra tai nạn giao thông trong hoạt động tố tụng chưa hợp lý mặc dù tình hình tai nạn giao thông ngày một tăng, nhưng công tác điều tra, truy tố, xét xử trước pháp luật những người vi phạm gây tai nạn giao thông (hậu quả nghiêm trọng) chưa cao. Do vậy tính giáo dục, răn đe còn kém hiệu quả, kỷ cương phép nước chưa được tôn trọng. Sự phối hợp giữa các lực lượng công an để điều tra các vụ tai nạn giao thông chưa đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả của từng lực lượng. Lực lượng cảnh sát làm nhiệm điều tra, giải quyết tai nạn giao thông ( nhất là cấp quận, huyện) thường bị thay đổi, chưa được đào tạo cơ bản nên thiếu kiến thức về kỷ thuật, thiếu am hiểu về luật lệ giao thông, kinh nghiệm trong công tác khám nghiệm hiện trường, thu lượm bảo quản dấu vết và trong quá trình điều tra của cán bộ trực tiếp làm công tác này còn hạn chế. Do việc phân công trách nhiệm chưa hợp lý giữa các lực lượng làm công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông chon en dẫn đến sự trùng lấp, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Do vậy, có tình trạng các vụ tai nạn giao thông xảy ra cần đưa ra truy tố trước pháp luật lại chỉ xử lý bằng hành chính, bỏ lọt tội phạm. Công tác nắm tình hình, thống kê, phân tích các vụ tai nạn giao thông xảy ra chưa kịp thời, chưa khoa học, do vây cũng gây khó khăn cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông.
Về khách quan: công tác điều tra các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường phụ thuộc vào các yếu tố: cấp cứu kiệp thời người bị nạn, giải phóng giao thông, sự tác động của môi trường thời tiết (mưa bảo, lũ lụt, gió…), tác động của người tham gia giao thông trên đường đã ảnh hưởng rất lớn đến tính nguyên vẹn của hiện