Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NGÂN HÀNG đề THI học PHẦN NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN 2 (tt) (Trang 24 - 53)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Hệ thống câu hỏi

2.1.1. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

(0,5 điểm/1câu trả lời đúng)

Câu 1: Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là sản xuất hàng hoá và…?

A. Sản xuất tự cung tự cấp C. Sản xuất theo nhu cầu B. Sản xuất theo kế hoạch D. Sản xuất theo sản lượng

Câu 2: Kinh tế hàng hoá hình thành dựa trên những điều kiện nào sau đây?

A. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất

B. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

C. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất D. Phân công lao động và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

Câu 3: Sản xuất hàng hoá tồn tại trong điều kiện:

A. Có sự phân công lao động xã hội và tách biệt tương đối về kinh tế B. Trong mọi thời đại

C. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa D. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa

Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hoá là một phạm trù mang tính chất?

A. Vĩnh viễn C. Kế thừa

B. Lịch sử D. Phát triển

Câu 5: Quy luật nào sau đây được coi là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá?

A. Quy luật giá trị thặng dư C. Quy luật giá trị

B. Quy luật lưu thông tiền tệ D. Quy luật sản xuất hàng hoá

Câu 6: Một sản phẩm khi sản xuất ra được gọi là hàng hoá phải mang trong nó hai thuộc tính là?

A. Giá trị và giá trị sử dụng C. Giá cả và giá trị B. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng D. Công dụng và giá trị

Câu 7: Điền vào chỗ trống: “… là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định”.

A. Lao động cụ thể C. Lao động giản đơn B. Lao động trừu tượng D. Lao động phức tạp Câu 8: Trong nền sản xuất hàng hoá lao động cụ thể tạo ra:

A. Giá trị sử dụng của hàng hoá C. Giá trị của hàng hoá B. Chất lượng của hàng hoá D. Giá cả của hàng hoá Câu 9: Trong nền sản xuất hàng hoá lao động trừu tượng tạo ra A. Giá trị của hàng hoá C. Mẫu mã của hàng hóa

B. Chất lượng của hàng hoá D. Giá trị sử dụng của hàng hoá Câu 10: Mâu thuẫn cơ bản của “sản xuất hàng hoá” là:

A. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội B. Mâu thuẫn giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp C. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng

D. Mâu thuẫn giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận

Câu 11: Điền vào chỗ trống: “… là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá”

A. Tiền lương C. Tư liệu sản xuất

B. Tiền tệ D. Sức lao động

Câu 12: Công thức chung của chủ nghĩa tư bản?

A. T – H – T’ C. T – H – T

B. H – T – H D. H – T – H’

Câu 13: Công thức của lưu thông hàng hoá giản đơn là:

A. H – T – H’ C. T – H – T

B. H – T – H D. T – H – T’

Câu 14: Để tạo ra được giá trị thặng dư nhà tư bản phải tìm trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt, nó khác với các loại hàng hoá thông thường, đó là:

A. Sức lao động C. Tư liệu sản xuất

B. Hàng hóa D. Tiền tệ

Câu 15: Điền vào chỗ trống: Sức lao động là cơ sở để tạo nên giá trị thặng dư cho nhà tư bản chính vì thế mà người ta gọi sức lao động là một loại hàng hoá…

A. Đặc biệt C. Độc đáo

B. Khan hiếm D. Mang giá trị cao

Câu 16: Bản thân tiền không thể biến thành tư bản. Để tiền có thể biến thành tư bản thì phải nhờ vào:

A. Sức lao động của công nhân C. Khoa học kỹ thuật B. Công cụ lao động D. Công xưởng và nhà máy

Câu 17: Điền vào chỗ trống: “… là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”

A. Sức lao động C. Sức sáng tạo

B. Tinh thần lao động D. Cường độ lao động

Câu 18: Bên cạnh điều kiện: “Người lao động không có tư liệu sản xuất để kết hợp với sức lao động của mình và phải bán sức lao động” còn điều kiện nào để sức lao động trở thành hàng hoá?

A. Người lao động phải được tự do về thân thể B. Người lao động sống trong xã hội tư bản C. Người lao động phải nuôi sống gia đình D. Người lao động phải nuôi sống bản thân mình Câu 19: Hàng hoá sức lao động xuất hiện khi nào?

A. Khi sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển B. Trong mọi hình thái kinh tế xã hội

C. Trong tư bản chủ nghĩa D. Trong chủ nghĩa xã hội

Câu 20: Thời gian lao động của công nhân cho nhà tư bản trong một ngày được chia làm hai phần: Thời gian lao đông tất yếu và:

A.Thời gian dự trữ sản xuất C. Thời gian gián đoạn lao động B. Thời gian lao động thặng dư D. Thời gian tái sản xuất sức lao động

Câu 21: “Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị của nó bảo toàn và chuyển dịch vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó”

là khái niệm về:

A. Tư bản khả biến C. Tư bản bất biến

B. Tư bản cố định D. Tư bản lưu động

Câu 22: Điền vào chỗ trống: “…là thời gian mà người lao động tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động mà nhà tư bản bỏ tiền ra thuê công nhân”.

A. Thời gian lao động cần thiết C. Thời gian sản xuất

B. Thời gian lưu thông hàng hoá D. Thời gian gián đoạn lao động Câu 23: Điền vào chỗ trống: : “…...là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”

Câu 24: Giai đoạn phát triển tiếp theo cao hơn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là:

A. Chủ nghĩa tư bản độc quyền C. Chủ nghĩa xã hội B. Chủ nghĩa tư bản D. Chủ nghĩa cộng sản Câu 25: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là:

A. Giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản B. Một phương thức sản xuất

C. Một hình thái kinh tế xã hội D. Một giai đoạn phát triển khác

Câu 26: Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền. Người ta gọi bộ phận này là:

A. Đầu sỏ tài chính C. Đầu nậu tài chính B. Đầu mối tài chính D. Đầu vào tài chính

Câu 27: Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị thông qua chế độ:

A. Tham vấn C. Tham dự

B. Tham tán D. Tham gia

Câu 28: Chọn nhận định đúng nhất trong những nhận định sau đây:

A. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài B. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài C. Xuất khẩu tư bản là xây dựng nhà máy ở nước ngoài D. Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của tư bản tự do cạnh tranh

Câu 29: Xuất khẩu tư bản là nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư ở những nước:

A. Phát triển C. Nghèo

B. Nhập khẩu tư bản D. Có dân số đông

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không phải của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

A. Sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ

B. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước C. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

D. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

Câu 31: Tư bản độc quyền xuất hiện vào thời gian nào:

A. Cuối thế kỷ XIX đầu XX C. Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX B. Cuối thế kỷ XX đầu XXI D. Cuối thế kỉ XVII đầu XVIII

Câu 32: Đây là một hình thức của xuất khẩu tư bản với phương thức cho chính phủ, thành phố hay ngân hàng ở nước ngoài vay tiền tệ và thu lãi:

A. Đầu tư gián tiếp C. Viện trợ

B. Chuyển giao công nghệ D. Đầu tư trực tiếp

Câu 33: Đây là một hình thức của xuất khẩu tư bản với phương thức xây dựng xí nghiệp mới hay mua lại những xí nghiệp cũ tại nước nhập khẩu tư bản:

A. Đầu tư trực tiếp C. Đầu tư gián tiếp

B. Viện trợ D. Chuyển giao công nghệ

Câu 34: Hình thức nào không biểu hiện giá rị thặng dư?

A. Tiền lương C. Lợi tức

B. Địa tô D. Lợi nhuận

Câu 35: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm

A. 1873 C. 1773

B. 1973 D. 2000

Câu 36: Điền vào chỗ trống: “Giai cấp công nhân có lợi ích căn bản …. với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động”

A. Thống nhất C. Đối lập

B. Đồng nhất D. Mâu thuẫn

Câu 37: Điền vào chỗ trống: Giai cấp công nhân có lợi ích căn bản …. trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản”

A. Đối lập C. Thống nhất

B. Đồng nhất D. Mâu thuẫn

Câu 38: Một trong những điều kiện chính trị - xã hội quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

A. Là giai cấp tiên phong cách mạng C. Có lực lượng sản xuất hiện đại B. Có trình độ kỹ thuật cao D. Có khoa học công nghệ

Câu 39: Một trong những điều kiện chính trị - xã hội quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

A. Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất B. Có trình độ kỹ thuật cao

C. Có lực lượng sản xuất hiện đại D. Có khoa học công nghệ

Câu 40: Một trong những điều kiện chính trị - xã hội quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

A. là giai cấp có bản chất quốc tế C. Có lực lượng sản xuất hiện đại B. Có trình độ kỹ thuật cao D. Có khoa học công nghệ

Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:

A. Có tinh thần đoàn kết. C. Có tính cách mạng triệt để.

B. Là giai cấp tiên phong cách mạng. D. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao Câu 42: Câu nói: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” là của :

A. Hồ Chí Minh C. C Mác

B. Lênin D. Ph.Ăng ghen

Câu 43: “Cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ Tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa” là cuộc cách mạng:

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Cách mạng giai cấp B. Cách mạng dân tộc D. Cách mạng tư sản

Câu 44: Một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa gai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN:

A. Nguyên tắc tự nguyện C. Nguyên tắc tự do B. Nguyên tắc tự giác D. Nguyên tắc tự lập

Câu 45: “...là tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế văn hóa, xã hội của nhân dân”. Tổ chức đó chính là:

A. Pháp luật xã hội chủ nghĩa C. Chính phủ xã hội chủ nghĩa B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa D. Quân đội xã hội chủ nghĩa

Câu 46: “….là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội”. Tổ chức đó chính là:

A. Quốc hội xã hội chủ nghĩa C. Chính phủ xã hội chủ nghĩa B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa D. Quân đội xã hội chủ nghĩa Câu 47: Đâu là nền dân chủ đầu tiên của xã hội loài người:

A. Dân chủ nguyên thủy C. Dân chủ tư sản

B. Dân chủ phong kiến D. Dân chủ chủ nô Câu 48: Đâu là nền dân chủ tiến bộ nhất của xã hội loài người:

A. Dân chủ XHCN C. Dân chủ tư sản

B. Dân chủ phong kiến D. Dân chủ nguyên thủy

Câu 49: Nhà nước xã hội có 2 chức năng cơ bản là chức năng tổ chức xây dựng và:

A. Chức năng đối ngoại C. Chức năng trấn áp B. Chức năng bạo lực D. Chức năng bảo vệ

Câu 50: “….là toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.”

Được gọi là:

A. Văn hóa C. Văn hóa dân tộc

B. Văn hóa tinh thần D. Văn hóa vật chất Câu 51: Điền vào chỗ trống: Dân chủ có nghĩa là…..

Câu 52: Ngoài nguyên tắc các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại theo chủ nghĩa Mác – Lênin giải quyết vấn đề dân tộc còn có:

A. Các dân tộc được quyền tự quyết C. Các dân tộc được tôn trọng

B. Các dân tộc được quyền tự do D. Các dân tộc được quyền ngôn luận Câu 53: Cách mạng tháng Mười nga thành công vào thời gian nào:

A. 11/7/1917 C. 7/11/1917

B. 7/5/1917 D. 5/7/1917

Câu 54: Ngày 25/12/ 1991 đánh dấu sự kiện:

A. Liên Xô sụp đổ C. Liên Xô rơi vào khủng hoảng B. Lênin qua đời D. CM tháng Mười Nga thành công Câu 55: Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi vào năm:

A. 1917 C. 1920

B. 1919 D. 1925

Câu 56: Văn hóa là toàn bộ những hoạt động “sản xuất vật chất” và : A. Sản xuất văn hóa C. Sản xuất xã hội

B. Sản xuất nông nghiệp D. Sản xuất tinh thần

Câu 57: Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên được thành lập ở đâu?

A. Công xã Pari C. Ba Lan

B. Nga D. Trung Quốc

Câu 58: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu:

A. Quan niệm và vận dụng không đúng đắn về CNXH

B. Những sai lầm của Đảng và của những người lãnh đạo cấp cao nhất Đảng Cộng sản Liên Xô.

C. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng “Diễn biến hoà bình”

D. Cả a, b, và c

Câu 59: Điền vào chỗ trống: Sau khi nội chiến kết thúc, Lênin đã đề ra chính sách ...

Câu 60: Sau sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, thì:

A. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại đã lắng dịu.

B. Một số mâu thuẫn cơ bản, chẳng hạn mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB đã mất đi.

C. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt còn sâu sắc hơn.

D. Đa phần các mâu thuẫn đã được giải quyết

Câu 61 *: Trong nền sản xuất hàng hoá giá trị của hàng hoá được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?

A. Giá cả của hàng hoá trên thị trường C. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá B. Công dụng của hàng hoá D. Lao động trừu tượng

Câu 62*: Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là yếu tố quan trọng để tạo ra yếu tố nào của hàng hóa trong quá trình sản xuất?

A. Giá cả của hàng hóa C. Giá trị của hàng hóa B. Giá trị sử dụng của hàng hóa D. Mẫu mã hàng hóa

Câu 63*: Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng là do:

A. Tính chất hai mặt của LĐ SX hàng hóa C. Lao động trừu tượng

B. Hai thuộc tính của SLĐ D. Thuộc tính tự nhiên của hàng hóa Câu 64*: Khi hàng hoá được đem ra lưu thông trên thị trường thì giá trị của hàng hoá sẽ được biểu hiện thành?

A. Giá cả hàng hoá C. Lợi nhuận

B. Giá trị thặng dư D. Lãi suất

Câu 65*: Khi năng suất lao động ngày càng giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ hay đổi như thế nào?

A. Tăng lên C. Không thay đổi

B. Giảm xuống D. Biểu hiện thành thời gian lao động cá biệt Câu 66*: Sản xuất hàng hoá tồn tại trong điều kiện:

A. Có sự phân công lao động xã hội và tách biệt tương đối về kinh tế B. Trong mọi thời đại

C. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa

D. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa

Câu 67*: Phân phối theo lao động là:

A. Lao động ngang nhau và trả công bằng nhau

B. Phân phối theo số lượng lao động và chất lượng lao động đã cống hiến C. Phân phối theo sức lao động

D. Trả công theo năng suất lao động

Câu 68*: Giá trị của hàng hoá là một phạm trù mang tính chất?

A. Lịch sử C. Vĩnh viễn

B. Kế thừa D. Phát triển

Câu 69*: Điền vào chổ trống: Một sản phẩm khi sản xuất ra đuợc gọi là hàng hoá phải mang trong nó hai thuộc tính là:…..

Câu 70*: Điền vào chỗ trống: “… là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định’’

Câu 71*: Thông thường thì thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ trùng với:

A. Thời gian lao động của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa B. Thời gian lao động từng ngành sản xuất hàng hóa trên thị trường

C. Thời gian lao động của từng người để làm ra hàng hóa của họ D. Thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá đó

Câu 72*: Điền vào chỗ trống: “…là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động”

Câu 73*: Trong lưu thông đầu tiên, tiền tệ xuất hiện dưới hình thức nào?

A. Tiền đồng C. Vàng thoi, bạc nén

B. Tiền đúc D. Tiền giấy

Câu 74*: Trong quá trình sản xuất của chủ nghĩa tư bản lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò như thế nào trong việc chuyển hoá giá trị của tư liệu sản xuất vào trong sản phẩm mới?

A. Bảo tồn và chuyển dịch nguyên vẹn C. Làm tăng giá trị B. Làm giảm giá trị D. Không tác động

Câu 75*: Trong quá trình sản xuất của chủ nghĩa tư bản lao động trừu tượng có vai trò như thế nào trong việc tạo ra giá trị mới cho sản phẩm?

A. Bảo tồn nguyên vẹn giá trị C. Làm giảm giá trị B. Làm tăng giá trị D. Không tác động

Câu 76*: Vì sao phân công lao động xuất hiện lại thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hóa? (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

A. Sản phẩm tạo ra ngày một nhiều hơn và mỗi người chỉ tạo ra một hoặc một vài thứ nhất định, trong khi nhu cầu con người ngày một nhiều hơn.

B. Sản phẩm tạo ra đa dạng, nhu cầu cần trao đổi sản phẩm nhiều hơn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NGÂN HÀNG đề THI học PHẦN NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN 2 (tt) (Trang 24 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)