Đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại TPbank Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hà nội (Trang 31 - 35)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA

2.3. Đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại TPbank Chi nhánh Hà Nội

Mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt động cho vay của TPbank Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây vẫn tăng trưởng tốt. Có thể nói, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng và Chi nhánh trở thành động lực phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh TPbank Hà Nội. Cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân cư và các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2014-2016, cho vay DNVVN tại Chi nhánh TPbank Hà Nội đã đạt được một số thành tựu như sau:

 Duy trì tốt hoạt động cho vay DNVVN. Năm 2015 là năm có nhiều biến động không chỉ đối với nền kinh tế thế giới mà đối với cả kinh tế của Việt Nam. Hoạt động của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các DNVVN. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay DNVVN của TPbank Hà Nội vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan so với tình hình biến động chung của nền kinh tế. Mức độ tăng trưởng của dư nợ dù không cao nhưng vẫn có những bước phát triển hơn so với năm 2014. Dư nợ cho vay DNVVN từ hơn 530 triệu đồng vào năm 2014 lên đến hơn một tỷ đồng trong năm 2015. Điều đó thể hiện những thành công ban đầu của Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng, mở rộng cho vay với những điều kiện ưu đãi. Số lượng khách hàng của Chi nhánh hiện nay dù không phải là con số quá lớn song cũng đóng góp phần lớn vào hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống TPbank.

 Chất lượng của các khoản vay được đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh TPbank luôn được duy trì ở mức tốt nhất. Số lượng khách hàng tăng thêm kéo theo dư nợ cho vay ngày càng lớn, do đó mặc dù nợ quá hạn của ngân hàng vẫn tăng song đã được đảm bảo ở mức độ thấp nhất. Năm 2015, nợ quá hạn tăng 85% so với năm 2014, tuy nhiên con số này đã được cải thiện, giảm xuống chỉ còn 3% trong giai đoạn 2015- 2016.

Để đạt được những kết quả trên Chi nhánh TPbank Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các biện pháp trong thời gian vừa qua nhằm cải thiện tình hình cho vay DNVVN của ngân hàng. TPbank Hà Nội luôn thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra, tuân thủ các nguyên tắc cho vay bảo đảm an toàn, hiệu quả:

- Chỉ cho vay đối với các phương án, dự án có hiệu quả kinh tế, có nguồn thu bảo đảm trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi; không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc đối tượng chính sách hoặc các phương án, dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng.

- Không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, hoặc công nghệ mới quá phức tạp mà nhân viên ngân hàng không đủ trình độ để đánh giá mức độ rủi ro.

Bên cạnh đó, để đạt được tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, TPbank luôn tuân thủ quy trình nghiệp vụ đặt ra. Ngân hàng đã thực hiện việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm giám sát khoản cho vay thích hợp với từng mức độ rủi ro. Ngân hàng tiến hành lập phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, trong đó có sự đánh giá của từng chỉ tiêu thông qua các yếu tố tài chính và phi tài chính. Các yếu tố tài chính như: khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, doanh thu trên tổng tài

sản…; các yếu tố phi tài chính như: kinh nghiệm trong ngành của ban giám đốc, tính khả thi của phương án kinh doanh, vị thế cạnh tranh…

Bảng 2.13. Phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Chỉ tiêu Kết quả đánh giá từng chỉ tiêu Điểm của chỉ tiêu

I-Yếu tố tài chính - -

II-Yếu tố phi tài chính - -

Tổng cộng điểm (I+II) - -

Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên tín dụng, TPbank Hà Nội Sau khi lập phiếu xếp hạng cho vay doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng rủi ro dựa trên thang điểm đã có.

Bảng 2.14. Bảng đánh giá xếp hạng rủi ro

Điểm Xếp hạng Đánh giá Nhóm rủi ro

87 - 100 A+ Xuất sắc Thấp

74 - 86 A Tốt Thấp

61 - 73 B+ Trung bình Trung bình

48 - 60 B Dưới trung bình Trung bình

35 - 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0 - 34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao

Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên tín dụng, TPbank Hà Nội Khi có được kết quả của việc xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để xác định mức độ rủi ro của khách hàng, làm căn cứ bổ sung trong việc ra quyết định, từ đó xác định lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro.

Thành tựu mà Chi nhánh TPbank Hà Nội đạt được là kết quả dựa trên những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh và cán bộ nhân viên phòng doanh nghiệp nói riêng. Đó là nền tảng cho Chi nhánh TPbank Hà Nội trong việc mở rộng cho vay DNVVN, thu hút ngày càng nhiều những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất trong hoạt động của ngân hàng.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, việc cho vay DNVVN của TPbank Hà Nội cũng thể hiện một số hạn chế sau:

 Tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay có xu hướng giảm. Mặc dù chỉ tiêu dư nợ của ngân hàng nhìn chung là tăng qua các năm, nhưng trong năm 2008, tốc độ tăng dư nợ của ngân hàng có xu hướng giảm dần so với năm 2007. Mức tăng trưởng dư nợ trong năm này chỉ đạt 13% trong khi đó tỷ lệ tương ứng trong năm 2007 là 94%. Cùng với chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay của TPbank Hà Nội cũng giảm đáng kể trong năm

2008. Mặc dù chịu sự tác động của toàn bộ nền kinh tế song ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để cải thiện doanh số cũng như dư nợ cho vay DNVVN.

 Đối tượng khách hàng vay vốn chưa đa dạng. Số lượng khách hàng DNVVN của Chi nhánh hiện nay là hơn 400 khách hàng. Tuy nhiên con số này vẫn tập trung chủ yếu tại các lĩnh vực thương mại và xây dựng. Việc thu hút đối tượng khách hàng trong các ngành sản xuất của TPbank Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng DNVVN tập trung trong các ngành kinh doanh khác là rất lớn, do đó Chi nhánh cần quan tâm hơn trong việc mở rộng phạm vi khách hàng vay vốn, đặc biệt là các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất.

 Quy mô các khoản vay có xu hướng giảm. Năm 2016 mặc dù số lượng khách hàng tăng 4% nhưng doanh số cho vay lại giảm 5 %, chỉ đạt hơn 600 triệu đồng so với mức 724 triệu đồng vào năm 2015. Quy mô các khoản vay nhỏ lẻ chưa mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng. Vì vậy thời gian tới, ngân hàng cần triển khai công tác tiếp xúc khách hàng, nâng cao hình ảnh của ngân hàng để thu hút các khách hàng tiềm năng.

Có thể nói, hạn chế là vấn đề không tránh khỏi của bất kì ngân hàng nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, cho vay lại là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. TPbank Hà Nội cần chủ động tìm hiểu, đánh giáncác nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chống đỡ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w